Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ sáu, ngày 22 tháng 11 năm 2024  
Thứ ba, ngày 6 tháng 2 năm 2018 | 11:3

Na Hang: Phát triển nuôi trồng thủy sản gắn với du lịch cộng đồng

Nhằm phát huy lợi thế lòng hồ thuỷ điện Tuyên Quang, những năm qua, huyện Na Hang đã khuyến khích người dân tham gia khai thác, nuôi trồng thủy sản kết hợp với phát triển du lịch.

 

tr49t.jpg
Thời gian qua, Na Hang tạo điều kiện thuận lợi cho các thành phần kinh tế tham gia đầu tư vào phát triển du lịch, phát triển phương tiện tàu thuyền vận chuyển khách du lịch trên lòng hồ thủy điện đảm bảo an toàn, thân thiện.

Đẩy mạnh phát triển nuôi trồng thủy sản

Phát huy lợi thế có diện tích lớn ở lòng hồ thủy điện, huyện Na Hang đã xây dựng Nghị quyết chuyên đề về phát triển thủy sản; xây dựng, triển khai kế hoạch quản lý bảo vệ và phát triển thủy sản hàng năm; lập quy hoạch phát triển thủy sản; vận động nhân dân khai thác thủy sản hợp lý, đúng quy định, tập trung phát triển nuôi cá lồng.

Na Hang cũng triển khai các chính sách khuyến khích phát triển nuôi trồng thủy sản như: Nghị quyết 10, Nghị quyết 12 của HĐND tỉnh về hỗ trợ lãi suất tiền vay cho nông nghiệp; Nghị quyết 16 của Tỉnh ủy về phát triển nuôi cá đặc sản;...

Năm 2017, sản lượng đánh bắt, nuôi trồng thủy sản của Na Hang đạt 657 tấn, trong đó, khai thác tự nhiên 302,7 tấn, nuôi trồng 355 tấn. Số lồng nuôi toàn huyện đạt 629 lồng với 93 hộ nuôi và 2 công ty. Tổng giá trị ước đạt 32,852 tỷ đồng.

Trao đổi với phóng viên, anh Trương Tuấn Minh, hộ nuôi cá lồng ở tổ 2, khu Thác Mơ, thị trấn Na Hang, cho biết: “Tôi nuôi cá lồng 4 năm nay, với các loại như: cá lăng, cá quả, cá bỗng, cá chép… Hiện, tôi có 20 lồng, cung cấp ra thị trường 40 tấn cá/năm. Cá lăng đang bán với giá 80.000 đồng/kg, cá bỗng 250.000 đồng/kg, cá chép 70.000 đồng/năm, doanh thu đạt 2,5 tỷ đồng, trừ chi chí, tôi còn lãi 700 triệu đồng”.

Theo anh Vi Ngọc Anh, ở bến Thủy, thị trấn Na Hang, gia đình anh nuôi 15 lồng cá các loại, tổng doanh thu 300 - 400 triệu đồng, trừ chi phí, lãi hơn 100 triệu đồng.

Đưa du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn

Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Tuyên Quang lần thứ XVI, nhiệm kỳ 2015 - 2020 tiếp tục xác định phát triển du lịch là 1 trong 3 khâu đột phá. Bám sát Nghị quyết của tỉnh, Đảng bộ huyện Na Hang đưa phát triển du lịch là nhiệm vụ trọng tâm, xuyên suốt trong từng năm và cả nhiệm kỳ. Riêng trong năm 2017, huyện đã xây dựng chương trình hành động số 25 về phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn. Phấn đấu đến năm 2020, huyện sẽ đón 130.000 lượt khách du lịch, giải quyết việc làm cho 1.000 lao động tại địa phương, doanh thu từ du lịch đạt trên 100 tỷ đồng. Năm 2030 đón 800.000 lượt khách với doanh thu trên 500 tỷ đồng.

Thời gian qua, UBND huyện Na Hang phối hợp với Bảo tàng tỉnh Tuyên Quang đo đạc, vẽ bản đồ vị trí và chỉ dẫn 28 di tích trên địa bàn thuộc quần thể di tích, danh thắng huyện Na Hang, lập hồ sơ khoa học đề nghị xếp hạng danh lam thắng cảnh quốc gia đặc biệt. Phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch lập hồ sơ Khu di sản thiên nhiên Ba Bể (Bắc Kạn) - Na Hang (Tuyên Quang) trình UNESCO công nhận là Di sản thiên nhiên thế giới.

Để nâng cấp hệ thống hạ tầng, huyện tập trung mọi nguồn lực đẩy nhanh tiến độ chỉnh trang, xây dựng thị trấn Na Hang lên thị xã vào năm 2020. Đến nay, huyện đã hoàn thành việc xây dựng các tuyến đường nối liền những điểm du lịch trong và ngoài huyện như tuyến: Hồng Thái với Pắc Nặm (Bắc Kạn); tuyến đường vào bản Bung, xã Thanh Tương; tuyến lên điểm du lịch Phiêng Bung, gắn với trồng các giống hoa như: hoa ban, đỗ quyên, hoa ngũ sắc, hoa đào...

Hệ thống nhà hàng, khách sạn ngày càng đáp ứng tốt hơn nhu cầu của du khách. Toàn huyện có 12 nhà nghỉ, khách sạn với 121 phòng, 227 giường.

Thấy được tiềm năng phát triển du lịch, ngoài nuôi cá lồng, anh Trương Tuấn Minh còn mạnh dạn đầu tư hơn 2 tỷ đồng để làm nhà hàng nổi và thuyền chở khách tham quan trên hồ thủy điện.

Đến tháng 10/2017, lượng khách đến du lịch tại Na Hang đạt 84.000 lượt người, doanh thu hơn 71 tỷ đồng. Việc phát triển thủy sản trên lòng hồ đã góp phần tạo thêm nhiều việc làm, cải thiện đời sống nhân dân, đồng thời còn tạo thêm cảnh quan du lịch sinh thái. Năm 2017, doanh thu từ đánh bắt, nuôi trồng thủy sản kết hợp du lịch trên địa bàn huyện đạt hơn 100 tỷ đồng, đang mở ra hướng đi mới cho Đảng bộ, chính quyền và nhân dân huyện Na Hang.

 

P.V

 

 

Ý kiến bạn đọc
  • Thắp sáng niềm tin cho những cảnh đời lầm lỡ

    Thắp sáng niềm tin cho những cảnh đời lầm lỡ

    Sau lầm lỡ, nhiều người mãn hạn tù trở về cuộc sống thường nhật trong nỗi ngổn ngang về tương lai. Ở vùng cao Bắc Hà (Lào Cai), nhờ nguồn vốn tín dụng chính sách từ Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH), không ít người sau lầm lỡ có điểm tựa để làm lại từ đầu, từng bước xây dựng kinh tế gia đình và tái hòa nhập cộng đồng.

  • Tăng cường trao đổi hợp tác trong lĩnh vực phát triển tín dụng chính sách giữa Việt Nam và Cuba

    Tăng cường trao đổi hợp tác trong lĩnh vực phát triển tín dụng chính sách giữa Việt Nam và Cuba

    Hai bên thống nhất sẽ cùng nghiên cứu, tăng cường trao đổi hợp tác trong lĩnh vực phát triển tín dụng chính sách, góp phần vào sự phát triển của quan hệ đoàn kết, hữu nghị giữa ngành ngân hàng nói riêng và hợp tác truyền thống giữa Việt Nam và Cuba nói chung.

  • Hiệu quả từ chương trình giáo dục số cho các nhóm yếu thế

    Hiệu quả từ chương trình giáo dục số cho các nhóm yếu thế

    Chương trình giáo dục số đã nhận được sự hưởng ứng tích cực từ cán bộ cơ sở và khách hàng của NHCSXH. Hầu hết đều đánh giá chương trình thiết thực, dễ tiếp cận và phù hợp với nhu cầu của đại đa số khách hàng, góp phần tích cực cho việc thực hiện chủ chương thúc đẩy chuyển đổi số và kinh tế số của địa phương.

Top