Hiện, na VietGAP huyện Chi Lăng (Lạng Sơn), sau nhiều năm xây dựng thương hiệu, vẫn chưa có chỗ đứng trên thị trường.
Ông Hứa Văn Đèn, khu phố Sặt, Thị trấn Chi Lăng, huyện Chi Lăng, Lạng Sơn, cho biết, tổ sản xuất của ông có 16 người, đăng ký sản xuất na VietGAP từ năm 2014 đến nay.
Quầy na VietGAP của ông Hứa Văn Đèn tại Thị trấn Đồng Bành
Riêng gia đình ông có 1 mẫu, tương đương 1.000 gốc na; sau khi đã chia cho các con ra ở riêng, 2 ông bà giữ lại 300 cây. Đây cũng là năm thứ 5 ông và các gia đình, tuân thủ đúng quy trình sản xuất VietGAP. Song, đáng tiếc, từ bấy đến nay, na VietGAP vẫn phải bán trôi nổi trên thị trường, hoà lẫn với các loại na bình thường khác.
Theo đó, năm 2019, ông Đèn có 1,8 – 1,9 tấn na VietGAP, chủ yếu bán tại chợ Đồng Bành, Thị trấn Chi Lăng, nhưng bình quân chỉ được 30.000- 35.000 đồng/kg, bằng giá na thường của bà con.
Các thành viên khác trong tổ VietGAP cũng chung số phận như ông Đèn, nhưng diện tích của họ nhiều hơn.
Ngoài ra, thương lái Trung Quốc cũng sang mua nhiều, song, họ chủ yếu mua quả xanh, và mua “xô” 25 – 27.000 đồng/kg.
“Khách mua lẻ tại quầy, loại to, đẹp 250 g/quả, giá chỉ 40 – 50.000 đồng/kg; loại khá và trung bình, chỉ 30 - 35.000/kg, bằng na thường. Theo đó, na VietGAP, phải hơn na thường 5 – 7 giá, mới bắt đầu có lãi”, ông Đèn chia sẻ.
Sau lầm lỡ, nhiều người mãn hạn tù trở về cuộc sống thường nhật trong nỗi ngổn ngang về tương lai. Ở vùng cao Bắc Hà (Lào Cai), nhờ nguồn vốn tín dụng chính sách từ Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH), không ít người sau lầm lỡ có điểm tựa để làm lại từ đầu, từng bước xây dựng kinh tế gia đình và tái hòa nhập cộng đồng.
Chương trình giáo dục số đã nhận được sự hưởng ứng tích cực từ cán bộ cơ sở và khách hàng của NHCSXH. Hầu hết đều đánh giá chương trình thiết thực, dễ tiếp cận và phù hợp với nhu cầu của đại đa số khách hàng, góp phần tích cực cho việc thực hiện chủ chương thúc đẩy chuyển đổi số và kinh tế số của địa phương.