Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ năm, ngày 25 tháng 4 năm 2024  
Thứ bảy, ngày 23 tháng 12 năm 2017 | 10:0

Năm 2016, TKV chưa nộp vào ngân sách hơn 400 tỷ đồng

Đây là số tiền mà Kiểm toán Nhà nước đề nghị Tập đoàn Công nghiệp Than và Khoáng sản Việt Nam (TKV) thực hiện và thông qua người đại diện phần vốn yêu cầu các công ty cổ phần được kiểm toán thực hiện điều chỉnh số liệu trên sổ kế toán, báo cáo tài chính năm 2016.

Theo Báo cáo Kiểm toán tài chính, các hoạt động liên quan đến quản lý, sử dụng vốn, tài sản của Nhà nước năm 2016 của công ty mẹ và việc đầu tư vốn vào các công ty cổ phần con thuộc Tập đoàn Than & Khoáng sản Việt Nam; căn cứ bản sao trích lục Báo cáo kiểm toán (ban hành kèm theo Công văn 456/KTNN-TH ngày 18/9/2017 của KTNN), Kiểm toán Nhà nước đề nghị Công ty mẹ -TKV thực hiện và chỉ đạo các đơn vị hạch toán phụ thuộc vào công ty mẹ; chỉ đạo người đại diện phần vốn tại các công ty cổ phần, yêu cầu các công ty cổ phần nộp vào ngân sách Nhà nước số thuế qua kiểm toán tăng thêm là 407.595.728.521 đồng.

Trụ sở của Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam.

Trong đó, gồm các khoản thuế và lệ phí gồm: Thuế GTGT, thuế TNDN, tiền thuê đất, thuế tài nguyên, thuế bảo vệ môi trường, phí và lệ phí.

Ngày 14/11/2017, Tổng Cục thuế - Bộ Tài chính đã có văn bản gửi các cục thuế về việc đôn đốc thực hiện kiến nghị của Kiểm toán Nhà nước, thực hiện theo Quyết định số 2000/QĐ-BTC ngày 29/9/2015 của Bộ trưởng Bộ Tài chính về việc ban hành quy chế phối hợp trong việc quản lý, tổng hợp báo cáo kết quả thực hiện kiến nghị của Kiểm toán Nhà nước, cơ quan thanh tra, cảnh sát điều tra về tài chính ngân sách.

Ngoài việc kiến nghị về xử lý tài chính, Kiểm toán Nhà nước còn kiến nghị TKV chấn chỉnh về công tác quản lý tài chính kế toán.

Theo đó, đề nghị công ty mẹ - TKV thực hiện, phối hợp và thông qua người đại diện phần vốn tại các đơn vị được kiểm toán tiếp thu, chấn chỉnh những tồn tại thiếu sót đã nêu trong báo cáo của kiểm toán. Công ty mẹ -TKV và các đơn vị thành viên rà soát những sai sót, tồn tại được phát hiện qua kiểm toán để ban hành hoặc sửa đổi các quy chế, quy định nội bộ, nhằm tăng cường công tác quản lý, quản trị theo đúng các quy định của pháp luật.

Công ty mẹ - TKV cần tăng cường công tác quản trị tài chính đối với các khoản vay, nợ liên quan đến vay trái phiếu, khoản vay Ngân hàng Bắc Âu. Cân đối kế hoạch sử dụng vốn của công ty mẹ - TKV để đảm bảo sử dụng vốn hiệu quả, tiết kiệm đúng mục đích.

Việc Bộ Tài chính có văn bản gửi đến các cục thuế trong đó có Cục Thuế Hà Nội đôn đốc Tập đoàn Than và Khoáng sản Việt Nam phải thực hiện việc nộp vào ngân sách Nhà nước số thuế qua kiểm tra tăng thêm có hiệu lực ngay sau khi Kiểm toán Nhà nước hoàn thành kiểm toán và có kết quả báo cáo. Tuy nhiên, đến nay, theo thông tin mà Báo Kinh tế nông thôn có được, số tiền hơn 400 tỷ đồng của năm 2016 vẫn chưa được TKV nộp vào ngân sách.

Tập đoàn Công nghiệp Than và Khoáng sản Việt Nam là một trong những “quả đấm thép” của nền kinh tế Việt Nam trong những năm qua, đây là một trong những doanh nghiệp Nhà nước có tầm quan trọng trọng trong phát triển kinh tế đất nước, việc hoạt động kinh doanh của tập đoàn nhất thiết phải tuân thủ theo đúng các yêu cầu của pháp luật, tập đoàn phải có trách nhiệm đóng các khoản thuế theo quy định và theo đúng thời hạn. Vậy tại sao có chuyện TKV chưa nộp 400 tỷ đồng tiền thuế?

Báo Kinh tế nông thôn sẽ tiếp tục tìm hiểu và đăng tải những thông tin liên quan đến việc vì sao TKV chưa nộp khoản tiền này?

Ngọc Thủy

 

 

KTNT
Ý kiến bạn đọc
  • Tín dụng chính sách trợ lực giảm nghèo bền vững

    Tín dụng chính sách trợ lực giảm nghèo bền vững

    Nhằm giúp hộ nghèo, hộ cận nghèo vươn lên cải thiện cuộc sống, các sở, ban, ngành và các cấp chính quyền huyện, thị, thành phố của tỉnh Hậu Giang đã và đang triển khai thực hiện các dự án đa dạng hóa sinh kế, nhân rộng mô hình giảm nghèo bền vững. Thông qua vốn tín dụng chính sách của Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) đầu tư vào sản xuất - kinh doanh, đời sống người dân đã được nâng cao, từng bước thoát nghèo, vươn lên khá - giàu.

  • “Quả ngọt” từ dòng vốn chính sách

    “Quả ngọt” từ dòng vốn chính sách

    Thời gian qua, từ các chương trình tín dụng ưu đãi, hàng nghìn hộ nghèo trên địa bàn tỉnh Phú Thọ được tiếp cận vốn để phát triển kinh tế, vươn lên thoát nghèo.

  • Vốn chính sách “kích cầu” hình thành bản du lịch

    Vốn chính sách “kích cầu” hình thành bản du lịch

    Thời gian qua, NHCSXH huyện Quỳ Châu (Nghệ An) đã đồng hành thực hiện các mục tiêu mà nghị quyết phát triển kinh tế - xã hội địa phương đề ra.

  • Nỗ lực Dần Thàng

    Nỗ lực Dần Thàng

    Chỉ vài ba năm trở về trước, xã Dần Thàng (Văn Bàn, Lào Cai) còn là một địa danh ẩn sâu trong những tán rừng, được bao bọc bởi nhiều dãy núi, nơi sinh sống chủ yếu của đồng bào dân tộc Dao. Quyết tâm XD NTM đã khiến Dần Thàng “chuyển động”, mạnh mẽ nhất là phong trào phát triển kinh tế.

  • Quảng Trị đưa xây dựng NTM vào chiều sâu và bền vững

    Quảng Trị đưa xây dựng NTM vào chiều sâu và bền vững

    Thực hiện Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới (NTM) gắn với thực hiện có hiệu quả cơ cấu lại ngành nông nghiệp, phát triển kinh tế nông thôn đi vào chiều sâu, bền vững, từng bước hiện đại đang được Đảng bộ, chính quyền, Nhân dân Quảng Trị triển khai có hiệu quả.

  • Khắc phục hạn chế để đưa sản phẩm OCOP vươn tầm thế giới

    Khắc phục hạn chế để đưa sản phẩm OCOP vươn tầm thế giới

    Để "đặt chân" sâu hơn vào thị trường quốc tế đòi hỏi sản phẩm OCOP cần phải khắc phục hạn chế và sản xuất cái thị trường cần thay vì cái mình có, định vị thị trường và mở kênh bán hàng…

Top