Hoạt động Tiền tệ - Kho quỹ trong toàn hệ thống Agribank năm 2018 tiếp tục đạt được những kết quả đáng ghi nhận, đảm bảo an toàn tài sản; đóng góp tích cực trong công tác đấu tranh phòng chống tiền giả, trả lại tiền thừa cho khách hàng trên 136 tỷ đồng.
Trong thời gian qua, các chi nhánh trong toàn hệ thống Agribank đã quán triệt và tổ chức triển khai đảm bảo kịp thời theo đúng các quy định, hướng dẫn, chỉ đạo của NHNN và Agribank liên quan đến lĩnh vực Tiền tệ - Kho quỹ. Công tác Tiền tệ - Kho quỹ trong toàn hệ thống cơ bản đã đi vào nề nếp và đạt được những kết quả đáng khích lệ, đáp ứng kịp thời nhu cầu tiền mặt của khách hàng cả về số lượng và cơ cấu mệnh giá; công tác kiểm đếm, thu chi, đóng gói, giao nhận, bảo quản, vận chuyển tiền mặt, tài sản quý, giấy tờ có giá được thực hiện đúng quy định, đảm bảo an toàn kho quỹ ngân hàng, đóng góp tích cực trong công tác đấu tranh phòng chống tiền giả và trả lại tiền thừa cho khách hàng.
Năm 2018, tiền giả và nạn lưu hành tiền giả đã ảnh hưởng không tốt đến nền kinh tế, đời sống của nhân dân, gây khó khăn trong hoạt động giao dịch tiền mặt của ngành Ngân hàng nói chung và Agribank nói riêng. Song với tinh thần trách nhiệm và kinh nghiệm tích lũy từ thực tế của đội ngũ làm công tác kho quỹ, máy móc thiết bị phục vụ cho công tác kiểm đếm tiền được trang bị đầy đủ, công tác tập huấn được chú trọng nên đã giúp cho cán bộ làm công tác thu - chi tiền mặt nắm vững những đặc điểm thông tin phân biệt tiền thật giả khi giao dịch với khách hàng... Toàn hệ thống Agribank đã thu giữ 3.368 tờ tiền giả với tổng số tiền là 653.935 triệu đồng nộp về Ngân hàng Nhà nước theo đúng quy định.
Bên cạnh đó, trong quá trình giao dịch, cán bộ Agribank đã trả lại tiền thừa cho khách hàng với tổng số tiền lên tới trên 136 tỷ đồng với 36.690 món. Trong đó, trả lại cho khách hàng cá nhân là 35.774 món/số tiền là 129.225 triệu đồng; trả lại cho khách hàng pháp nhân là 916 món/số tiền là 6.839 triệu đồng. Những cán bộ Agribank đã phát huy tốt phẩm chất cao quý trung thực, liêm khiết của người cán bộ ngân hàng, hoàn thành tốt nhiệm vụ của người thủ kho tiền, thủ quỹ, kiểm ngân, giao dịch viên ngân hàng, từ đó, gia tăng niềm tin của khách hàng gửi gắm nơi ngân hàng Agribank.
Hệ thống Agribank ghi nhận các chi nhánh trả lại cho khách hàng số tiền lớn trong năm 2018 như: Chi nhánh Đồng Tháp trả 1.452 món/tổng số tiền 5.736 triệu đồng; Chi nhánh An Giang trả 1.884 món/tổng số tiền 4.958 triệu đồng; Chi nhánh Khánh Hoà trả 1.752 món/tổng số tiền 4.497 triệu đồng; Chi nhánh Hải Dương trả 2.058 món/tổng số tiền 4.915 triệu đồng …
Nhiều cán bộ Agribank đã trả lại những món tiền thừa rất lớn cho khách hàng, trong đó phải kể đến những cán bộ như: Nguyễn Thị Hằng - CN Sài Gòn trả 1.282 triệu đồng; Nguyễn Thị Quỳnh Trang - CN Nghệ An trả 1.000 triệu đồng; Nguyễn Thị Bích Phượng – CN Hậu Giang trả 1.000 triệu đồng; Trần Thị Phương Lân - CN Hà Nam trả 800 triệu đồng... Có những cán bộ nhiều lần trả lại các món tiền thừa cho khách hàng: Võ Thị Bích - Chi nhánh An Giang trả 363 món, số tiền 998 triệu đồng; Mai Thị Yến Nhi - Chi nhánh Bình Dương trả 317 món, số tiền 2.397 triệu đồng;...
Việc trả lại tiền thừa cho khách hàng của đội ngũ cán bộ thủ kho, thủ quỹ, kiểm ngân, giao dịch viên trong hệ thống Agribank đã thể hiện sự thấm nhuần tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh và thể hiện rõ bản sắc văn hóa Agribank: trung thực, kỷ cương, sáng tạo, chất lượng, hiệu quả. Agribank luôn là điểm đến đáng tin cậy, nơi khách hàng có thể an tâm gửi trọn niềm tin.
Sau lầm lỡ, nhiều người mãn hạn tù trở về cuộc sống thường nhật trong nỗi ngổn ngang về tương lai. Ở vùng cao Bắc Hà (Lào Cai), nhờ nguồn vốn tín dụng chính sách từ Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH), không ít người sau lầm lỡ có điểm tựa để làm lại từ đầu, từng bước xây dựng kinh tế gia đình và tái hòa nhập cộng đồng.
Chương trình giáo dục số đã nhận được sự hưởng ứng tích cực từ cán bộ cơ sở và khách hàng của NHCSXH. Hầu hết đều đánh giá chương trình thiết thực, dễ tiếp cận và phù hợp với nhu cầu của đại đa số khách hàng, góp phần tích cực cho việc thực hiện chủ chương thúc đẩy chuyển đổi số và kinh tế số của địa phương.
Không chỉ từ khi Luật Hợp tác xã năm 2023 chính thức có hiệu lực (01/7/2024), mà trước đó, nhiều hợp tác xã (HTX) trên địa bàn Quảng Ngãi đã chủ động mở rộng các dịch vụ phục vụ và phát triển sản xuất kinh doanh (SXKD) gắn với chuỗi giá trị sản phẩm. Nhờ đó, vai trò của HTX nông nghiệp (NN) đối với kinh tế hộ ngày càng rõ hơn, nhất là khi SX gặp khó khăn: hạn hán, lũ lụt, dịch bệnh,…