Để hướng đến mục tiêu xuất khẩu 10 tỷ USD trong năm 2019, phải thường xuyên quan tâm đến chất lượng thủy sản gắn liền với xây dựng thương hiệu.
Tại hội nghị triển khai nhiệm vụ năm 2019 của ngành Thủy sản diễn ra chiều 24/12 tại Hà Nội, các đại biểu cho rằng, để đạt mục tiêu 10 tỷ USD vào năm 2019 phải tiếp tục thực hiện quyết liệt các giải pháp để tháo gỡ thẻ vàng của Ủy ban châu Âu và tập trung vào chế biến gia tăng giá trị các sản phẩm thủy sản chủ lực như: Tôm, cá tra.
Mặc dù gặp nhiều bất lợi về thiên tai, biến động của thị trường thế giới và những rào cản kỹ thuật của các nước nhập khẩu nhưng kim ngạch xuất khẩu thủy sản năm 2018 vẫn ước đạt 9 tỷ USD, tăng 8,4% so với năm ngoái, đóng góp quan trọng vào tăng trưởng của toàn ngành nông nghiệp. Hầu hết các nhóm sản phẩm đều tăng so với năm 2017 như: tổng sản lượng thủy sản toàn ngành đạt 7,74 triệu tấn, với sản lượng khai thác đạt gần 3,6 triệu tấn.
Để hướng đến mục tiêu xuất khẩu 10 tỷ USD trong năm 2019, ông Nguyễn Hoài Nam, Phó Tổng thư ký Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (Vasep) cho rằng, phải thường xuyên quan tâm đến vấn đề chất lượng thủy sản gắn liền với xây dựng thương hiệu.
“Những năm tới, thách thức đã nhận diện được như: các chương trình mà các nước lớn ở khu vực châu Âu, Mỹ đang áp dụng với chương trình kiểm soát nhập khẩu tiếp tục là những điểm đáng lưu ý mà chúng tôi gọi là những thách thức mà các doanh nghiệp cùng với các cơ quan Nhà nước sẽ phải chung tay nhiều hơn để vượt qua. Khi vượt qua thì đồng nghĩa với việc năng lực cạnh tranh của chúng ta sẽ được cải thiện hơn”, ông Hoài Nam nói.
Phát biểu tại hội nghị, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nguyễn Xuân Cường nêu rõ, để tháo gỡ thẻ vàng của Ủy ban Châu Âu, vấn đề quan trọng là phải tăng cường tuyên truyền nâng cao nhận thức cộng đồng doanh nghiệp, ngư dân và các địa phương trong thực hiện và triển khai Luật thủy sản năm 2017, đồng thời nhấn mạnh đến việc tăng cường áp dụng khoa học công nghệ trong chỉ đạo sản xuất đối với 2 sản phẩm quốc gia là tôm và cá tra.
“Tập trung triển khai đồng bộ các nội dung của Luật Thủy sản, không chỉ hoàn thiện văn bản pháp luật mà tổ chức triển khai 2 nhóm vấn đề thuộc trách nhiệm của ngành thủy sản là tiêu chuẩn, quy chuẩn và hướng dẫn địa phương tổ chức thực hiện. Thứ hai là đặt quyết tâm hành động cao nhất để sớm rút thẻ vàng. Làm được điều này sẽ mở ra triển vọng thúc đẩy các giải pháp về niềm tin để chúng ta tổ chức ngành khai thác, ngành thủy sản theo hướng trách nhiệm bền vững và hiệu quả”, Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường nhấn mạnh./.
Sau lầm lỡ, nhiều người mãn hạn tù trở về cuộc sống thường nhật trong nỗi ngổn ngang về tương lai. Ở vùng cao Bắc Hà (Lào Cai), nhờ nguồn vốn tín dụng chính sách từ Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH), không ít người sau lầm lỡ có điểm tựa để làm lại từ đầu, từng bước xây dựng kinh tế gia đình và tái hòa nhập cộng đồng.
Chương trình giáo dục số đã nhận được sự hưởng ứng tích cực từ cán bộ cơ sở và khách hàng của NHCSXH. Hầu hết đều đánh giá chương trình thiết thực, dễ tiếp cận và phù hợp với nhu cầu của đại đa số khách hàng, góp phần tích cực cho việc thực hiện chủ chương thúc đẩy chuyển đổi số và kinh tế số của địa phương.
Không chỉ từ khi Luật Hợp tác xã năm 2023 chính thức có hiệu lực (01/7/2024), mà trước đó, nhiều hợp tác xã (HTX) trên địa bàn Quảng Ngãi đã chủ động mở rộng các dịch vụ phục vụ và phát triển sản xuất kinh doanh (SXKD) gắn với chuỗi giá trị sản phẩm. Nhờ đó, vai trò của HTX nông nghiệp (NN) đối với kinh tế hộ ngày càng rõ hơn, nhất là khi SX gặp khó khăn: hạn hán, lũ lụt, dịch bệnh,…