Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ sáu, ngày 3 tháng 5 năm 2024  
Chủ nhật, ngày 24 tháng 7 năm 2022 | 21:30

Năm 2025 sẽ có trên 20% sản phẩm nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao

Mục tiêu này sẽ góp phần thúc đẩy tốc độ tăng năng suất lao động nông, lâm nghiệp và thủy sản đạt bình quân từ 7% - 8%/năm.

 

nn.jpg
Việc ứng dụng công nghệ cao đã mang lại hiệu quả kinh tế cao cho sản xuất nông nghiệp.

Bộ NN&PTNT cho biết, thực hiện Chương trình phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao giai đoạn 2022-2030, ngành sẽ đẩy mạnh ứng dụng công nghệ cao, công nghệ tiên tiến để sản xuất một số sản phẩm nông nghiệp có giá trị gia tăng cao. Từ đó, góp phần đưa tỷ lệ giá trị sản phẩm nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao đến năm 2025 đạt trên 20%, đến năm 2030 đạt 30%. Qua đó, góp phần thúc đẩy tốc độ tăng năng suất lao động nông, lâm nghiệp và thủy sản đạt bình quân từ 7% - 8%/năm.

Việc ứng dụng công nghệ cao đã mang lại hiệu quả kinh tế cao cho sản xuất nông nghiệp như với cây rau cho doanh thu đạt từ 2,5 - 9 tỷ đồng/ha, lợi nhuận đạt từ 1,6 tỷ đồng 4,9 tỷ đồng/ha. Đối với cây hoa cho doanh thu đạt từ 500 triệu đồng đến  9,9 tỷ đồng/ha, lợi nhuận đạt từ 0,3 - 5,4 tỷ đồng/ha; nâng cao năng suất chất lượng tôm thẻ chân trắng gấp 40 lần so với sản xuất đại trà, chi phí sản xuất giảm 30-35%.

Hướng đến mục tiêu đề ra, ngành nông nghiệp sẽ phát triển và làm chủ được một số công nghệ cao thuộc danh mục công nghệ cao được ưu tiên đầu tư phát triển trong lĩnh vực nông nghiệp, ứng dụng có hiệu quả vào hoạt động sản xuất sản phẩm nông nghiệp công nghệ cao quy mô hàng hóa.  

Đồng thời, tạo ra và đưa vào sản xuất được ít nhất từ 8 - 10 giống cây trồng vật nuôi chủ lực có năng suất cao, chất lượng tốt, khả năng chống chịu vượt trội; từ 8 - 10 quy trình công nghệ tiên tiến; từ 8 - 10 chế phẩm sinh học, vật tư, máy móc, thiết bị mới phục vụ sản xuất nông nghiệp. Danh mục công nghệ cao được ưu tiên đầu tư phát triển là chọn tạo, nhân giống cây trồng, vật nuôi chủ lực; chẩn đoán, giám định, dự tính dự báo, phòng trừ sinh vật hại cây trồng, vật nuôi và thuỷ sản. 

Việc nghiên cứu, làm chủ và phát triển quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm nông nghiệp sẽ theo chuỗi khép kín trên cơ sở ứng dụng công nghệ thông tin, công nghệ tự động hoá. Những nghiên cứu ứng dụng công nghệ cao trong: sản xuất các chất phụ gia, chất hỗ trợ chế biến, bảo quản; sơ chế, chế biến, bảo quản sản phẩm nông lâm thủy sản có giá trị gia tăng cao ở qui mô công nghiệp.

Ngành nông nghiệp cũng ưu tiên nghiên cứu, tạo ra các loại vật tư phục vụ sản xuất nông nghiệp công nghệ cao như phân bón, thuốc bảo vệ thực vật sinh học, chất điều hòa sinh trưởng, chế phẩm bảo quản nông lâm sản, xử lý phế phụ phẩm, giá thể…; kít chẩn đoán bệnh, vaccine, thức ăn chăn nuôi, thức ăn thủy sản, chế phẩm phòng trị bệnh, xử lý môi trường…phục vụ chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản./.

 

 

 

Ý kiến bạn đọc
  • Tạo mọi điều kiện cho các hộ nghèo, cận nghèo tiêp cận nguồn vốn ở TP. Lào Cai

    Tạo mọi điều kiện cho các hộ nghèo, cận nghèo tiêp cận nguồn vốn ở TP. Lào Cai

    Hôm nay (25/4), Ban đại diện Hội đồng quản trị Ngân hàng Chính sách xã hội (BĐD HĐQT NHCSXH) TP. Lào Cai tổ chức hội nghị đánh giá kết quả hoạt động quý I và triển khai nhiệm vụ trọng tâm quý II/2024.

  • Tín dụng chính sách trợ lực giảm nghèo bền vững

    Tín dụng chính sách trợ lực giảm nghèo bền vững

    Nhằm giúp hộ nghèo, hộ cận nghèo vươn lên cải thiện cuộc sống, các sở, ban, ngành và các cấp chính quyền huyện, thị, thành phố của tỉnh Hậu Giang đã và đang triển khai thực hiện các dự án đa dạng hóa sinh kế, nhân rộng mô hình giảm nghèo bền vững. Thông qua vốn tín dụng chính sách của Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) đầu tư vào sản xuất - kinh doanh, đời sống người dân đã được nâng cao, từng bước thoát nghèo, vươn lên khá - giàu.

  • “Quả ngọt” từ dòng vốn chính sách

    “Quả ngọt” từ dòng vốn chính sách

    Thời gian qua, từ các chương trình tín dụng ưu đãi, hàng nghìn hộ nghèo trên địa bàn tỉnh Phú Thọ được tiếp cận vốn để phát triển kinh tế, vươn lên thoát nghèo.

  • Dưa gang muối, món ăn đặc sản của Bắc Ninh được bảo hộ nhãn hiệu chứng nhận

    Dưa gang muối, món ăn đặc sản của Bắc Ninh được bảo hộ nhãn hiệu chứng nhận

    Dưa gang muối, một trong những món ngon dân dã mang đậm hương vị truyền thống của thị xã Quế Võ vừa được Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Bắc Ninh cấp Văn bằng bảo hộ sở hữu trí tuệ nhãn hiệu chứng nhận, tạo thuận lợi thương mại hóa cho đặc sản địa phương.

  • Tự hào về truyền thống cách mạng, Hà Tĩnh vững bước vươn xa

    Tự hào về truyền thống cách mạng, Hà Tĩnh vững bước vươn xa

    Tổng Bí thư Trần Phú - người con ưu tú của quê hương Hà Tĩnh và dân tộc Việt Nam đã cống hiến trọn cuộc đời mình cho sự nghiệp cách mạng vẻ vang của Đảng, của dân tộc; để lại cho Đảng, cho các thế hệ cán bộ, đảng viên và Nhân dân những di sản quý báu.

  • Khai mạc phiên chợ quảng bá sản phẩm OCOP Hà Tĩnh

    Khai mạc phiên chợ quảng bá sản phẩm OCOP Hà Tĩnh

    Sở Công Thương tỉnh Hà Tĩnh phối hợp UBND TP Hà Tĩnh vừa tổ chức khai mạc “Phiên chợ quảng bá sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu, sản phẩm OCOP Hà Tĩnh năm 2024 và kỷ niệm 1 năm xây dựng phố chuyên doanh ẩm thực Nguyễn Du” tại khu vực đường Nguyễn Huy Oánh (phường Nguyễn Du).

Top