UBND tỉnh Tuyên Quang vừa phê duyệt kết quả dự án “Điều tra thực trạng sản xuất trồng trọt hữu cơ và nghiên cứu, đề xuất xác định các vùng canh tác hữu cơ trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang đến năm 2025, định hướng đến năm 2030”.
Mục tiêu mà tỉnh Tuyên Quang đặt ra là đến năm 2025 sẽ phát triển sản xuất hữu cơ các loại cây trồng có thế mạnh, phù hợp với địa phương như: lúa, rau, lạc, cam, bưởi, chè, hồng, na, dược liệu. Kết hợp sản xuất hữu cơ với du lịch, bảo vệ môi trường. Diện tích đất trồng trọt cây trồng hữu cơ tỉnh Tuyên Quang đạt trên 1,5% tổng diện tích đất trồng trọt các cây trồng chính. Nâng cao hiệu quả sản xuất trồng trọt hữu cơ, giá trị sản phẩm cao gấp trên 1,5 lần so với sản xuất phi hữu cơ.
Lãnh đạo Sở Nông nghiệp và PTNT kiểm tra mô hình trồng bưởi chuyển đổi hữu cơ tại xã Phúc Ninh (Yên Sơn).
Đến năm 2030, diện tích đất trồng trọt hữu cơ đạt trên 3% tổng diện tích đất trồng trọt các cây trồng chính. Nâng cao hiệu quả sản xuất trồng trọt hữu cơ, giá trị sản phẩm cao gấp trên 1,8 lần so với sản xuất phi hữu cơ.
Dự kiến đến năm 2025, tỉnh này có 56 vùng sản xuất trồng trọt hữu cơ, với diện tích là 1.200 ha. Đến năm 2030, con số này dự kiến tăng lên 65 vùng, diện tích trồng trọt hữu cơ lên đến 2.000 ha.
Trong số các loại cây nằm trong danh sách sản xuất hữu cơ, có một số cây có vùng sản xuất cũng như diện tích thực hiện lớn. Điển hình như sản xuất lúa, đến năm 2025, Tuyên Quang có 16 vùng sản xuất lúa hữu cơ, tổng diện tích là 193 ha. Đến năm 2030, vẫn giữ nguyên 16 vùng nhưng diện tích lên đến 348 ha. Đến năm 2025, năng suất lúa hữu cơ vụ xuân đạt 47,99 tạ/ha, vụ mùa đạt 49,95 tạ/ha. Sản lượng cả năm đến năm 2025 đạt 1.852 tấn; đến năm 2030 đạt 3.476 tấn.
Chè là cây Tuyên Quang có thế mạnh, do vậy, đến năm 2025, tỉnh này sẽ 10 vùng sản xuất hữu cơ, diện tích 458 ha. Đến năm 2030, lên tới 13 vùng, diện tích 664 ha. Năng suất bình quân đạt 32,2 tạ/ha đối với chè Shan, 81,1 tạ/ha đối với chè trung du vào năm 2025; đến năm 2030, chè Shan đạt trên 40 tạ/ha, chè trung du đạt trên 89 tạ/hạ. Sản lượng chè hữu cơ đến năm 2025 đạt 2.099 tấn, đến năm 2030 đạt 3.761 tấn.
Đặc biệt, trong đó có một số loại cây ăn quả đặc sản như: lê, hồng, chuối, na cũng được Tuyên Quang quan tâm đưa vào sản xuất hữu cơ
Nhu cầu vốn đầu tư thực hiện dự án giai đoạn 2021 - 2025 là 96,7 tỷ đồng, trong đó, vốn ngân sách Nhà nước 44,5 tỷ đồng, vốn của người dân là 52,1 tỷ đồng. Giai đoạn 2026 - 2030, số vốn đầu tư thực hiện dự án là 105,1 tỷ đồng, trong đó, vốn ngân sách Nhà nước là 28,6 tỷ đồng, vốn của người dân là 76,5 tỷ đồng.
Tỉnh Tuyên Quang xác định, việc lựa chọn ngành hàng, sản phẩm hữu cơ luôn phải gắn liền với thị trường tiêu thụ, tùy thuộc vào nhu cầu của thị trường để quyết định quy mô, lộ trình sản xuất cụ thể. Ưu tiên những sản phẩm cho giá trị gia tăng cao, sản phẩm đang có thị trường xuất khẩu hoặc có thị trường trong nước có nhu cầu. Tập trung vào các sản phẩm như: Chè, gạo, rau, dược liệu, lạc, cam, bưởi và một số loại đặc sản đặc hữu như chè Shan Tuyết, hồng, lê, na.
Chương trình giáo dục số đã nhận được sự hưởng ứng tích cực từ cán bộ cơ sở và khách hàng của NHCSXH. Hầu hết đều đánh giá chương trình thiết thực, dễ tiếp cận và phù hợp với nhu cầu của đại đa số khách hàng, góp phần tích cực cho việc thực hiện chủ chương thúc đẩy chuyển đổi số và kinh tế số của địa phương.