Sáng nay (13/9), Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng tổ chức Hội thảo tuyên truyền phổ biến Luật cạnh tranh Việt Nam 2018.
Đây là chương trình trong khuôn khổ Chương trình "Australia hỗ trợ cải cách kinh tế Việt Nam" (Aus4Reform), Cục Canh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng đã tổ chức Hội thảo tuyên truyền phổ biến Luật Cạnh tranh Việt Nam 2018. Dựa trên những kinh nghiệm của Australia và sự hỗ trợ của Chương trình Aus4Reform, Luật Cạnh tranh Việt Nam 2018 đã có nhiều quy định mới trong việc kiểm soát hành vi hạn chế cạnh tranh và trong kiểm soát tập trung kinh tế.
Ngày 12/6/2018, Luật Cạnh tranh (sửa đổi) được Quốc hội khóa XIV thông qua tại kỳ họp thứ 5 với 95,28% đại biểu biểu quyết tán thành. So với Luật Cạnh tranh năm 2004, Luật Cạnh tranh mới được xây dựng dựa trên sự kết hợp chặt chẽ giữa tư duy kinh tế và tư duy pháp lý, trong đó nhấn mạnh yêu cầu tăng cường hiệu quả thực thi.
Những điểm sửa đổi, bổ sung của Luật Cạnh tranh mới gồm: Mở rộng phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng Luật mở rộng phạm vi điều chỉnh các hành vi cạnh tranh cả trong và ngoài lãnh thổ Việt Nam khi hành vi đó gây tác động hoặc có khả năng gây tác động hạn chế cạnh tranh đến thị trường Việt Nam.
Luật cũng quy định bổ sung đối tượng áp dụng bao gồm mọi cơ quan, tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài có liên quan nhằm bao quát mọi chủ thể có khả năng thực hiện các hành vi vi phạm pháp luật cạnh tranh để tạo lập một môi trường kinh doanh lành mạnh, bình đẳng, không phân biệt đối xử cho mọi chủ thể. Sửa đổi và bổ sung hành vi cấm đối với cơ quan nhà nước Kế thừa quy định của Luật Cạnh tranh năm 2004, Luật tiếp tục bổ sung và làm rõ các hành vi hạn chế cạnh tranh bị cấm đối với cơ quan nhà nước nhằm ngăn ngừa việc can thiệp của các cơ quan này có thể gây ra sai lệch trong quan hệ cạnh tranh bình đằng, lành mạnh trên thị trường, ảnh hưởng đến lợi ích của doanh nghiệp và người tiêu dùng.
Thay đổi căn bản cách tiếp cận để hoàn thiện các quy định kiểm soát tập trung kinh tế Luật Cạnh tranh mới đã thay đổi căn bản về tư duy lập pháp, theo đó Luật thừa nhận tập trung kinh tế là quyền tự nhiên của doanh nghiệp góp phần nâng cao hiệu quả trong hoạt động kinh doanh.
Do đó, Luật không quy định cấm tập trung kinh tế một cách máy móc dựa trên mức thị phần kết hợp của các doanh nghiệp tham gia tập trung kinh tế chiếm trên 50% trên thị trường liên quan như qui định tại Luật Cạnh tranh năm 2004. Ngược lại, Luật chỉ quy định cấm doanh nghiệp thực hiện tập trung kinh tế khi hành vi tập trung kinh tế gây tác động hoặc có khả năng gây tác động hạn chế cạnh tranh một cách đáng kể trên thị trường.
Tổ chức lại cơ quan cạnh tranh để tăng cường hiệu quả thực thi Luật quy định thành lập Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia trên quan điểm tổ chức lại các cơ quan cạnh tranh theo Luật Cạnh tranh năm 2004 bao gồm Cơ quan quản lý cạnh tranh (hiện nay là Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng) và Hội đồng Cạnh tranh (bao gồm cả bộ phận giúp việc là Văn phòng Hội đồng Cạnh tranh). Đây là điểm mới quan trọng nhằm tăng cường hiệu quả thực thi của cơ quan cạnh tranh. Mô hình Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia phù hợp với xu hướng chung của thế giới đồng thời giúp thu giảm đầu mối, tinh gọn bộ máy, đảm bảo hoạt động hiệu lực, hiệu quả phù hợp với bối cảnh kinh tế và các chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước trong giai đoạn hiện nay.
Theo ông Phùng Văn Thành, Phòng Điều tra hành vi hạn chế cạnh tranh, Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng (Bộ Công Thương), Luật Cạnh tranh năm 2018 quy định tại Điều 217: Người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây gây thiệt hại cho người khác từ 1.000.000.000 đồng đến dưới 5.000.000.000 đồng hoặc thu lợi bất chính từ 500.000.000 đồng đến dưới 3.000.000.000 đồng, thì bị phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm:
Đó là: Thỏa thuận ngăn cản, kìm hãm không cho doanh nghiệp khác tham gia thị trường hoặc phát triển kinh doanh; Thỏa thuận loại bỏ khỏi thị trường doanh nghiệp không phải là các bên của thỏa thuận; Thỏa thuận hạn chế cạnh tranh khi các bên tham gia thỏa thuận có thị phần kết hợp trên thị trường liên quan 30% trở lên thuộc một trong các trường hợp: thỏa thuận ấn định giá hàng hóa, dịch vụ một cách trực tiếp hoặc gián tiếp; Thỏa thuận phân chia thị trường tiêu thụ, nguồn cung cấp hàng hóa, cung ứng dịch vụ; thỏa thuận hạn chế hoặc kiểm soát số lượng, khối lượng sản xuất, mua, bán hàng hóa, dịch vụ;...
Tại Điều 217, phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 1.000.000.000 đồng đến 3.000.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm: Phạm tội 02 lần trở lên; Dùng thủ đoạn tinh vi, xảo quyệt; Lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường hoặc vị trí độc quyền; Thu lợi bất chính 3.000.000.000 đồng trở lên; Gây thiệt hại cho người khác 5.000.000.000 đồng trở lên.
Luật sẽ có hiệu lực từ ngày 1/7/2019
Sau lầm lỡ, nhiều người mãn hạn tù trở về cuộc sống thường nhật trong nỗi ngổn ngang về tương lai. Ở vùng cao Bắc Hà (Lào Cai), nhờ nguồn vốn tín dụng chính sách từ Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH), không ít người sau lầm lỡ có điểm tựa để làm lại từ đầu, từng bước xây dựng kinh tế gia đình và tái hòa nhập cộng đồng.
Chương trình giáo dục số đã nhận được sự hưởng ứng tích cực từ cán bộ cơ sở và khách hàng của NHCSXH. Hầu hết đều đánh giá chương trình thiết thực, dễ tiếp cận và phù hợp với nhu cầu của đại đa số khách hàng, góp phần tích cực cho việc thực hiện chủ chương thúc đẩy chuyển đổi số và kinh tế số của địa phương.
Không chỉ từ khi Luật Hợp tác xã năm 2023 chính thức có hiệu lực (01/7/2024), mà trước đó, nhiều hợp tác xã (HTX) trên địa bàn Quảng Ngãi đã chủ động mở rộng các dịch vụ phục vụ và phát triển sản xuất kinh doanh (SXKD) gắn với chuỗi giá trị sản phẩm. Nhờ đó, vai trò của HTX nông nghiệp (NN) đối với kinh tế hộ ngày càng rõ hơn, nhất là khi SX gặp khó khăn: hạn hán, lũ lụt, dịch bệnh,…