Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ sáu, ngày 26 tháng 4 năm 2024  
Thứ bảy, ngày 5 tháng 5 năm 2018 | 14:57

Ngành điều Việt Nam cần xây dựng hệ thống chuỗi giá trị

Sáng 5/5, tại TX. Đồng Xoài (Bình Phước), Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN-PTNT) phối hợp cùng UBND tỉnh Bình Phước, Hiệp hội Điều Việt Nam (Vinacas) tổ chức Hội nghị phát triển ngành điều Việt Nam.

Sáng 5/5, tại TX. Đồng Xoài (Bình Phước), Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN-PTNT) phối hợp cùng UBND tỉnh Bình Phước, Hiệp hội Điều Việt Nam (Vinacas) tổ chức Hội nghị phát triển ngành điều Việt Nam.
 
Dự hội nghị có lãnh đạo các Bộ, ngành Trung ương, đại diện UBND, Sở NN-PTNT các tỉnh, thành, cùng các doanh nghiệp sản xuất, chế biến và tiêu thụ hạt điều tại Việt Nam.
 
Nhiều tiềm năng để phát triển bền vững
 
Hiện, diện tích cây điều cả nước năm 2017 là 337.143ha bao gồm cả 39.645 ha điều trồng trên đất rừng của tỉnh Bình Phước, tăng 4.410 ha so với năm 2016, trong đó diện tích cho thu hoạch 283.216 ha, chiếm 94,10 %. Diện tích trồng điều ở các tỉnh vùng Đông Nam Bộ là 183.700 ha, chiếm 61 % diện tích cả nước.
 
Diện tích điều của Việt Nam giảm liên tục trong 8 năm từ năm 2007 (440.000 ha) xuống còn 290.000 ha vào năm 2015. Đến năm 2016, diện tích điều có xu hướng phục hồi trở lại và đạt 293.000 ha, năm 2017 đạt 297.498 ha (diện tích cho thu hoạch đạt 283,2 ngàn ha).
 
Cục Trồng trọt thuộc Bộ NN - PTNT nhận định trong những năm qua, ngành điều nước ta phát triển khá vững chắc, Chính phủ và chính quyền các cấp đã ban hành nhiều văn bản thúc đẩy phát triển sản xuất cây điều. Năng suất và hiệu quả sản xuất điều tăng; công nghệ chế biến tốt nên khối lượng và kim ngạch xuất khẩu điều nhân liên tục tăng, tạo đầu ra ổn định và tiềm năng rộng mở cho sản xuất điều thô, góp phần tạo thêm nhiều việc làm cho nhiều lao động. Thường xuyên chỉ đạo, tháo gỡ kịp thời những vướng mắc, thúc đẩy ngành điều phát triển.
 
Nghiên cứu, chuyển giao tiến bộ kỹ thuật, khuyến nông được đẩy mạnh, nhiều mô hình mới được triển khai đã nâng cao nhận thức cho nông dân, quản lý nhà nước về giống được tăng cường. Năng suất điều của Việt Nam hiện đang cao hơn năng suất trung bình thế giới, đây là tiền đề tốt để tiếp tục cải thiện năng suất, tăng sức cạnh tranh về giá thành. Các giải pháp kỹ thuật thâm canh đặc biệt là sử dụng giống mới, trồng mới, ghép cải tạo, áp dụng tưới nước đã chứng minh là giải pháp khả thi và khẳng định còn dư địa lớn để tiếp tục nâng cao năng suất điều.
hinh-2-5.jpg
Bộ trưởng Bộ NN - PTNT Nguyễn Xuân Cường, phát biểu tại hội nghị

Phát biểu tại hội nghị, Bộ trưởng Bộ NN - PTNT Nguyễn Xuân Cường cho rằng, ngành điều Việt Nam hiện có nhiều cơ hội và tiềm năng để phát triển. Cụ thể, Việt Nam hiện là một trong những quốc gia có thế mạnh về chế biến hạt điều, chiếm trên 50% nguyên liệu hạt điều thế giới. Sự phát triển ngành điều giúp cải thiện đời sống cho một bộ phận nông dân vùng núi, đưa kim ngạch xuất khẩu tăng thêm 3 tỷ USD góp phần cân đối ngoại tệ. Cùng với đó, trong quá trình phát triển, đội ngũ doanh nhân đã trưởng thành, nhiều doanh nghiệp hàng đầu phát triển.

Tuy nhiên, Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường nhìn nhận, ngành điều Việt Nam đối diện với nhiều thách thức như tốc độ tăng trưởng của nguồn cung điều hàng năm chỉ đạt 3,5%/năm, trong khi nhu cầu tiêu dùng tăng trưởng 6%/năm. Như vậy, ngành điều thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng đối mặt với tình trạng cầu vượt cung, dẫn đến giá điều tăng trong vài năm trở lại đây.
 
Cần phát triển các mô hình trồng điều bền vững
 
Tại hội nghị, Bí thư Tỉnh uỷ Bình Phước Nguyễn Văn Lợi cũng chia sẻ về vấn đề xây dựng thương hiệu của cây điều tỉnh Bình Phước cùng những khó khăn trong việc phát triển ngành điều tỉnh Bình Phước nói riêng và Việt Nam nói chung. Theo đó, trong thời gian tới, Ban Thường vụ Tỉnh uỷ sẽ ban hành 2 Nghị quyết về chăn nuôi và cây trồng, trong đó sẽ tập trung vào việc sản xuất lại cây điều theo hướng sản xuất nhiều tầng nhằm tăng thu nhập cho người dân. Đồng thời, xây dựng lại chuỗi cung ứng, chuỗi giá trị trong sản xuất ngành điều. Tuy nhiên, khó khăn về nguồn lực tài chính, sự biến đổi của thời tiết khí hậu, nhận thức của người trồng, sản xuất điều hiện đang là trở ngại không nhỏ.
 
Qua hội nghị, Bí thư Tỉnh uỷ Bình Phước cũng kiến nghị Chính phủ cần có các chương trình cụ thể đối với cây điều, hỗ trợ nguồn vốn ưu đãi đối với nông dân và doanh nghiệp sản xuất, chế biến kinh doanh điều.
hinh-3.jpg
Bí thư Tỉnh uỷ Bình Phước Nguyễn Văn Lợi chia sẻ những khó khăn, kiến nghị trong việc phát triển ngành điều

Cùng với đó, nguời đứng đầu Tỉnh uỷ Bình Phước cũng kiến nghị Hiệp đội điều Việt Nam đầu tư nhiều hơn nữa cho các địa phương, các nông dân trồng điều để phát triển các mô hình trồng điều bền vững.

Bình Phước được biết đến là thủ phủ trồng điều của cả nước, tại hội nghị, đại diện Sở NN - PTNT tỉnh Bình Phước cũng cho biết hiện trên địa bàn tỉnh, tổng diện tích hơn 174 ngàn ha, tính sơ bộ trong niên vụ 2017-2018 với diện tích trồng hơn 134 ngàn ha đạt năng suất 11 tạ/ha, với sản lượng trên 147 ngàn tấn.
 
Về chế biến, hiện tỉnh Bình Phước hiện có hơn 200 doanh nghiệp tham gia chế biến với hoen 400 hộ kinh doanh tập trung tại các huyện Bù Đăng, Bù Gia Mập, Đồng Phú. Sản lượng trong tỉnh chỉ đáp ứng được 25% công suất còn lại 75% là nhập khẩu. Thời điểm hiện tại thị trường xuất khẩu của hạt điều tỉnh Bình Phước vẫn là thị trường Trung Quốc.
Tuy nhiên, việc phát triển ngành điều tại Bình Phước vẫn gặp phải những khó khăn, tồn tại. Cụ thể, những khó khăn về vốn đầu tư, cơ sở hạ tầng sản xuất cho cây điều còn nhiều hạn chế, đa số các doanh nghiệp vẫn chỉ dừng lại ở mức chế biến thô.
hinh-4.jpg
Quang cảnh hội nghị

Để phát triển ngành điều, đại diện Sở NN - PTNT tỉnh Bình Phước cũng đưa ra những giải pháp như việc ổn định diện tích trồng điều hiện có. Xây dựng kế hoạch thâm canh, tái canh, thực hiện liên kết sản xuất, tổ chức lại sản xuất theo hướng bền vững có chiến lược lâu dài đồng thời cũng tranh thủ nguồn vốn hỗ trợ từ bên ngoài.

Cũng tại hội nghị, đại diện tỉnh Bình Phước cũng kiến nghị Bộ NN - PTNT cần đánh giá lại đối với công tác giống, trong đó có việc lựa chọn giống điều Bình Phước ưu tú vào danh mục giống. Tăng cường công tác dự tính, dự báo thuòng xuyên, có quy trình sản xuất trước biến đổi khí hậu, có chính sách riêng cho cây điều phát triển, ưu tiên các nguồn vốn đầu tư phát triển./.
Lại Hùng
Ý kiến bạn đọc
  • Tạo mọi điều kiện cho các hộ nghèo, cận nghèo tiêp cận nguồn vốn ở TP. Lào Cai

    Tạo mọi điều kiện cho các hộ nghèo, cận nghèo tiêp cận nguồn vốn ở TP. Lào Cai

    Hôm nay (25/4), Ban đại diện Hội đồng quản trị Ngân hàng Chính sách xã hội (BĐD HĐQT NHCSXH) TP. Lào Cai tổ chức hội nghị đánh giá kết quả hoạt động quý I và triển khai nhiệm vụ trọng tâm quý II/2024.

  • Tín dụng chính sách trợ lực giảm nghèo bền vững

    Tín dụng chính sách trợ lực giảm nghèo bền vững

    Nhằm giúp hộ nghèo, hộ cận nghèo vươn lên cải thiện cuộc sống, các sở, ban, ngành và các cấp chính quyền huyện, thị, thành phố của tỉnh Hậu Giang đã và đang triển khai thực hiện các dự án đa dạng hóa sinh kế, nhân rộng mô hình giảm nghèo bền vững. Thông qua vốn tín dụng chính sách của Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) đầu tư vào sản xuất - kinh doanh, đời sống người dân đã được nâng cao, từng bước thoát nghèo, vươn lên khá - giàu.

  • “Quả ngọt” từ dòng vốn chính sách

    “Quả ngọt” từ dòng vốn chính sách

    Thời gian qua, từ các chương trình tín dụng ưu đãi, hàng nghìn hộ nghèo trên địa bàn tỉnh Phú Thọ được tiếp cận vốn để phát triển kinh tế, vươn lên thoát nghèo.

  • Nỗ lực Dần Thàng

    Nỗ lực Dần Thàng

    Chỉ vài ba năm trở về trước, xã Dần Thàng (Văn Bàn, Lào Cai) còn là một địa danh ẩn sâu trong những tán rừng, được bao bọc bởi nhiều dãy núi, nơi sinh sống chủ yếu của đồng bào dân tộc Dao. Quyết tâm XD NTM đã khiến Dần Thàng “chuyển động”, mạnh mẽ nhất là phong trào phát triển kinh tế.

  • Quảng Trị đưa xây dựng NTM vào chiều sâu và bền vững

    Quảng Trị đưa xây dựng NTM vào chiều sâu và bền vững

    Thực hiện Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới (NTM) gắn với thực hiện có hiệu quả cơ cấu lại ngành nông nghiệp, phát triển kinh tế nông thôn đi vào chiều sâu, bền vững, từng bước hiện đại đang được Đảng bộ, chính quyền, Nhân dân Quảng Trị triển khai có hiệu quả.

  • Khắc phục hạn chế để đưa sản phẩm OCOP vươn tầm thế giới

    Khắc phục hạn chế để đưa sản phẩm OCOP vươn tầm thế giới

    Để "đặt chân" sâu hơn vào thị trường quốc tế đòi hỏi sản phẩm OCOP cần phải khắc phục hạn chế và sản xuất cái thị trường cần thay vì cái mình có, định vị thị trường và mở kênh bán hàng…

Top