Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ bảy, ngày 23 tháng 11 năm 2024  
Thứ ba, ngày 22 tháng 5 năm 2018 | 21:20

Ngành mía đường phản đối áp thuế tiêu thụ đặc biệt với nước ngọt

Hiệp hội mía đường vừa chính thức có văn bản phản đối đề xuất của Bộ Tài chính về việc áp thuế tiêu thụ đặc biệt (TTĐB) 10% đối với mặt hàng nước giải khát.

Theo dự thảo sửa đổi 5 luật thuế (trong đó có luật thuế TTĐB) được Bộ Tài chính hoàn thiện và đưa ra lấy ý kiến từ cuối năm 2017, Bộ Tài chính đề xuất các mặt hàng nước giải khát có đường (trừ sữa) sẽ phải chịu thuế TTĐB 10%, đồng thời nâng thuế giá trị gia tăng (GTGT) thêm 2%, áp dụng từ năm 2019.

Lý do được Bộ Tài chính viện dẫn cho đề xuất này là bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng, đặc biệt nhằm giảm tình trạng người dân thừa cân, béo phì và mắc bệnh tiểu đường. Tuy nhiên, ngay khi được đưa ra lấy ý kiến, đề xuất này đã vấp phải sự phản đối của các hiệp hội, doanh nghiệp và cả người tiêu dùng.

Ngành mía đường phản đối áp thuế tiêu thụ đặc biệt với nước ngọt - Ảnh 1.

Đề xuất áp thuế tiêu thụ đặc biệt 10% đối với nước ngọt có đường

 

Mới đây nhất, Hiệp hội mía đường đã lên tiếng, cho rằng cần xem xét lại đề xuất này một cách thấu đáo và toàn diện.

Theo Hiệp hội mía đường, áp thuế TTĐB đối với nước ngọt không phải là một thực tiễn phổ biến trên thế giới và trong khu vực. Số lượng các quốc gia áp dụng thuế TTĐB đối với đồ uống nói chung bao gồm đồ uống có đường và không có đường, chiếm khoảng 25% trong số các quốc gia trên thế giới.

Ngoài ra, tác động của việc áp dụng chính sách thuế TTĐB trong việc cải thiện về sức khỏe cho người tiêu dùng, cụ thể là giảm t lệ béo phì hay tiểu đường chưa được khẳng định ở bất kỳ quốc gia nào. 

Theo số liệu của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), các quốc gia áp dụng thuế TTĐB ở khu vực châu Á Thái Bình Dương vẫn có tỉ lệ béo phì tăng liên tục trong những năm qua. Các chuyên gia về thuế hay về sức khỏe cũng không bảo đảm được rằng việc tăng thuế đối với nước ngọt sẽ làm giảm tỉ lệ người béo phì hay tiểu đường, vì có nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn đến các bệnh này. Ngoài ra, việc tăng thuế chưa chắc đã dẫn đến giảm tiêu thụ nước ngọt ở khu vực thành thị, nơi tập trung nhiều người có thu nhập cao hoặc trung bình và có khả năng chi trả cho các sản phẩm phổ thông như nước ngọt dù giá có tăng lên.

Chính vì những lý do đó, Hiệp hội mía đường đề nghị Bộ Tài chính xem xét lại việc áp thuế TTĐB, tăng thuế GTGT đối với đồ uống có đường. Đồng thời, cần có khảo sát đánh giá toàn diện, đầy đủ, thấu đáo tác động của chính sách này đối với ngành mía đường trong nước và ngành sản xuất nước giải khát và người tiêu dùng cũng như kinh tế - xã hội.

Song song đó, cần kiểm soát chặt và không cho dùng sản phẩm đường lỏng HFCS là nguyên liệu sản xuất đồ uống để bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng, đặc biệt là kiểm soát bệnh tiểu đường và béo phì.

Cũng phản đối đề xuất tăng thuế TTĐB đối với nước ngọt có đường lên 10%, trước đó, Hiệp hội Bia - Rượu - Nước giải khát cho biết nếu áp thuế TTĐB 10% với nước ngọt, cộng thêm thuế GTGT tăng từ 10% lên 12%, thuế GTGT với đường tăng từ 5% lên 6% thì giá thành của nước ngọt sẽ tăng lên ít nhất là 12%. Doanh nghiệp ngành hàng này sẽ khó cạnh tranh và nguy cơ phải giảm quy mô sản xuất. 

 

 

 

Ý kiến bạn đọc
  • Thắp sáng niềm tin cho những cảnh đời lầm lỡ

    Thắp sáng niềm tin cho những cảnh đời lầm lỡ

    Sau lầm lỡ, nhiều người mãn hạn tù trở về cuộc sống thường nhật trong nỗi ngổn ngang về tương lai. Ở vùng cao Bắc Hà (Lào Cai), nhờ nguồn vốn tín dụng chính sách từ Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH), không ít người sau lầm lỡ có điểm tựa để làm lại từ đầu, từng bước xây dựng kinh tế gia đình và tái hòa nhập cộng đồng.

  • Tăng cường trao đổi hợp tác trong lĩnh vực phát triển tín dụng chính sách giữa Việt Nam và Cuba

    Tăng cường trao đổi hợp tác trong lĩnh vực phát triển tín dụng chính sách giữa Việt Nam và Cuba

    Hai bên thống nhất sẽ cùng nghiên cứu, tăng cường trao đổi hợp tác trong lĩnh vực phát triển tín dụng chính sách, góp phần vào sự phát triển của quan hệ đoàn kết, hữu nghị giữa ngành ngân hàng nói riêng và hợp tác truyền thống giữa Việt Nam và Cuba nói chung.

  • Hiệu quả từ chương trình giáo dục số cho các nhóm yếu thế

    Hiệu quả từ chương trình giáo dục số cho các nhóm yếu thế

    Chương trình giáo dục số đã nhận được sự hưởng ứng tích cực từ cán bộ cơ sở và khách hàng của NHCSXH. Hầu hết đều đánh giá chương trình thiết thực, dễ tiếp cận và phù hợp với nhu cầu của đại đa số khách hàng, góp phần tích cực cho việc thực hiện chủ chương thúc đẩy chuyển đổi số và kinh tế số của địa phương.

  • Năm 2023 – 2024, Hải Phòng huy động 45.000 tỷ xây dựng NTM kiểu mẫu

    Năm 2023 – 2024, Hải Phòng huy động 45.000 tỷ xây dựng NTM kiểu mẫu

    Ngày 22/11, Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam TP. Hải Phòng giám sát chương trình xây dựng nông thôn mới (NTM) kiểu mẫu tại Văn phòng Điều phối nông thôn mới.

  • HTX nông nghiệp ở Quảng Ngãi “Ăn nên làm ra”

    HTX nông nghiệp ở Quảng Ngãi “Ăn nên làm ra”

    Không chỉ từ khi Luật Hợp tác xã năm 2023 chính thức có hiệu lực (01/7/2024), mà trước đó, nhiều hợp tác xã (HTX) trên địa bàn Quảng Ngãi đã chủ động mở rộng các dịch vụ phục vụ và phát triển sản xuất kinh doanh (SXKD) gắn với chuỗi giá trị sản phẩm. Nhờ đó, vai trò của HTX nông nghiệp (NN) đối với kinh tế hộ ngày càng rõ hơn, nhất là khi SX gặp khó khăn: hạn hán, lũ lụt, dịch bệnh,…

  • HTX An Hòa: Tập trung ruộng đất, phát triển nông nghiệp quy mô lớn

    HTX An Hòa: Tập trung ruộng đất, phát triển nông nghiệp quy mô lớn

    Để phát huy hiệu quả giá trị tài nguyên đất, chị Hoàng Thị Gái, Chủ tịch HĐQT kiêm Giám đốc HTX An Hòa đã mạnh dạn tập trung ruộng đất, áp dụng cơ giới hóa, từ đó nâng cao giá trị sản xuất nông nghiệp.

Top