Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ sáu, ngày 22 tháng 11 năm 2024  
Thứ ba, ngày 5 tháng 10 năm 2021 | 22:26

Ngành nông nghiệp sẽ đạt mục tiêu xuất khẩu 44 tỷ USD

Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Phùng Đức Tiến cho biết, theo tính toán sơ bộ các ngành hàng xuất khẩu lĩnh vực nông nghiệp sẽ đạt mục tiêu 44 tỷ USD.

Tại buổi họp báo thường kỳ quý III/2021 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) tổ chức ngày 5/10, Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Phùng Đức Tiến cho biết, theo tính toán sơ bộ các ngành hàng xuất khẩu lĩnh vực nông nghiệp sẽ đạt mục tiêu 44 tỷ USD.

Nhiều giá trị xuất khẩu tăng trưởng tích cực

Ông Nguyễn Văn Việt, Vụ trưởng Vụ Kế hoạch (Bộ NN&PTNT) dẫn báo cáo tổng quan cho thấy toàn ngành trong 9 tháng đầu năm phát triển tương đối tốt trên nhiều các lĩnh vực, kim ngạch xuất khẩu nông, lâm, thủy sản ước đạt 35,5 tỷ USD, tăng 17,7% so với cùng kỳ năm trước.

Thống kê cũng chỉ ra nhóm nông sản chính vẫn tăng trưởng tích cực về giá trị xuất khẩu (tăng 14,4% so với cùng kỳ 2020). Tương tự, lâm sản tăng 31,6%; thủy sản đạt gần 6,2 tỷ USD, tăng 2,4%; chăn nuôi ước đạt 345 triệu USD, tăng 17,5%; nhóm đầu vào sản xuất khoảng 1,3 tỷ USD, tăng 31,6%...

Cũng trong 9 tháng qua, trị giá xuất khẩu nông, lâm, thủy sản tới các thị trường cũng có nhiều tích cực. Điển hình như thị trường xuất khẩu lớn nhất là Hoa Kỳ đạt trên 10,2 tỷ USD (chiếm 28,6% thị phần); tiếp sau đó là thị trường Trung Quốc đạt gần 6,8 tỷ USD (chiếm 19,1% thị phần); thứ ba là thị trường Nhật Bản cũng đạt trên 2,4 tỷ USD (chiếm 6,8%)…

Dự kiến tính chung cả năm 2021, ông Nguyễn Văn Việt cho rằng xuất khẩu các sản phẩm nông, lâm, thủy sản có thể đạt 44 tỷ USD.

Tuy giá trị xuất khẩu của 9 tháng tăng hơn 17% sơ với cùng kỳ năm 2020 nhưng theo ông Nguyễn Văn Việt, xuất siêu chỉ đạt 3,3 tỷ USD, giảm 55% so với giá trị xuất siêu 7,5 tỷ USD của 9 tháng đầu năm 2020.

Tăng trưởng của ngành nông nghiệp cũng đứng trước nhiều khó khăn trong tình hình dịch COVID-19. “Trong quý IV/2021, tăng trưởng của ngành sẽ dựa vào chăn nuôi và thuỷ sản nhiều, nhưng hiện hai ngành này đang rất khó khăn. Giá bán ra sản phẩm thấp trong khi nguyên liệu đầu vào, đặc biệt là thức ăn chăn nuôi, thuỷ sản vẫn ở mức cao”, ông Việt cho biết.

4 giải pháp để hoàn thành mục tiêu xuất khẩu

Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Phùng Đức Tiến cho rằng giá trị xuất khẩu toàn ngành có thể đạt kế hoạch đề ra là 44 tỷ USD, nhưng “đây mới chỉ là con số tính toán sơ bộ. Vẫn còn nhiều khó khăn mà ngành phải đối diện như việc hạn chế nguồn nguyên liệu, ảnh hưởng của diễn biến dịch bệnh vẫn còn rất nặng nề”.

Đứng trước thực tế này, Bộ NN&PTNT đã ban hành Kế hoạch hành động theo bốn nhóm nhiệm vụ trọng tâm.

Thứ nhất, tập trung chỉ đạo sản xuất, kinh doanh phù hợp với điều kiện thời tiết, diễn biến dịch COVID-19 tại từng tỉnh, thành phố từ nay đến cuối năm.

Thứ hai, đẩy mạnh phát triển thị trường, tháo gỡ rào cản, tạo thuận lợi cho tiêu thụ trong nước và xuất khẩu. Trong đó tăng cường kết nối, phối hợp với các đơn vị viễn thông để hỗ trợ chuyển đổi số trong nông nghiệp và thúc đẩy sản xuất và tiêu thụ nông sản, tăng cường giao dịch điện tử…

Thứ ba, phối hợp với các bộ, ngành, địa phương, hiệp hội ngành hàng tập trung giải quyết khó khăn về kỹ thuật, thuận lợi hóa thông quan, hạ tầng logistics... song song với các hoạt động xúc tiến thương mại quốc tế, thúc đẩy xuất khẩu; mở cửa thị trường, hỗ trợ thông tin doanh nghiệp xuất khẩu nông sản về các hiệp định thương mại…

Thứ tư, tăng cường các giải pháp phòng, chống thiên tai hiệu quả, giảm thiểu thiệt hại đến mức thấp nhất cho kinh tế, sản xuất, đời sống người dân.

 

 

Ý kiến bạn đọc
  • Thắp sáng niềm tin cho những cảnh đời lầm lỡ

    Thắp sáng niềm tin cho những cảnh đời lầm lỡ

    Sau lầm lỡ, nhiều người mãn hạn tù trở về cuộc sống thường nhật trong nỗi ngổn ngang về tương lai. Ở vùng cao Bắc Hà (Lào Cai), nhờ nguồn vốn tín dụng chính sách từ Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH), không ít người sau lầm lỡ có điểm tựa để làm lại từ đầu, từng bước xây dựng kinh tế gia đình và tái hòa nhập cộng đồng.

  • Tăng cường trao đổi hợp tác trong lĩnh vực phát triển tín dụng chính sách giữa Việt Nam và Cuba

    Tăng cường trao đổi hợp tác trong lĩnh vực phát triển tín dụng chính sách giữa Việt Nam và Cuba

    Hai bên thống nhất sẽ cùng nghiên cứu, tăng cường trao đổi hợp tác trong lĩnh vực phát triển tín dụng chính sách, góp phần vào sự phát triển của quan hệ đoàn kết, hữu nghị giữa ngành ngân hàng nói riêng và hợp tác truyền thống giữa Việt Nam và Cuba nói chung.

  • Hiệu quả từ chương trình giáo dục số cho các nhóm yếu thế

    Hiệu quả từ chương trình giáo dục số cho các nhóm yếu thế

    Chương trình giáo dục số đã nhận được sự hưởng ứng tích cực từ cán bộ cơ sở và khách hàng của NHCSXH. Hầu hết đều đánh giá chương trình thiết thực, dễ tiếp cận và phù hợp với nhu cầu của đại đa số khách hàng, góp phần tích cực cho việc thực hiện chủ chương thúc đẩy chuyển đổi số và kinh tế số của địa phương.

Top