Cách đây 75 năm (14/11/1945), Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký sắc lệnh thành lập Bộ Canh nông. Ngày 18/6/2015, Thủ tướng Chính phủ ký Quyết định lấy ngày 14 /11 hằng năm là “Ngày truyền thống ngành Nông nghiệp và PTNT Việt Nam”.
Kỷ niệm 75 năm ngày truyền thống ngành Nông nghiệp, Sở Nông nghiệp và PTNT Tuyên Quang kêu gọi cán bộ, công chức, viên chức, người lao động ủng hộ kinh phí chỉnh trang, trồng cây xanh tại khuôn viên Di tích quốc gia Bộ Canh nông.
Thi đua hướng tới ngày thành lập ngành
Tạo không khí thi đua sôi nổi, khơi dậy và phát huy tinh thần đoàn kết, sáng tạo của cán bộ, đảng viên, công nhân viên chức, lao động chào mừng kỷ niệm 75 năm ngày truyền thống ngành Nông nghiệp và PTNT (1945 - 2020); đặc biệt, để tạo khí thế phấn đấu thực hiện các mục tiêu mà Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Tuyên Quang lần thứ XVII, nhiệm kỳ 2020 - 2025; Nghị quyết Đại hội Đảng bộ Sở Nông nghiệp và PTNT lần thứ XI, nhiệm kỳ 2020-2025 đề ra, ngành Nông nghiệp và PTNT Tuyên Quang tổ chức nhiều hoạt động.
Ngày 17/7/2020, Sở Nông nghiệp và PTNT Tuyên Quang đã kêu gọi cán bộ, công chức, viên chức, người lao động ủng hộ kinh phí để chỉnh trang, trồng cây xanh tại khuôn viên di tích quốc gia Bộ Canh nông (tại thôn 9, xã Thái Bình, huyện Yên Sơn).
Hội thi thể thao cán bộ, nhân viên, lao động toàn ngành Nông nghiệp và PTNT kỷ niệm 75 năm ngày thành lập ngành.
Sở Nông nghiệp và PTNT Tuyên Quang đã kêu gọi được gần 90 triệu đồng để chỉnh trang, trồng cây xanh bóng mát hai bên đường vào di tích quốc gia Bộ Canh nông với chiều dài 4,3km. Đây là việc làm thể hiện tình cảm tri ân, với đạo lý “Uống nước nhớ nguồn” đối với nhân dân thôn 9 (thôn Hoắc cũ), xã Thái Bình, huyện Yên Sơn, nơi đã che trở, giúp đỡ, đùm bọc cho hoạt động của Bộ Canh nông thời kỳ kháng chiến chống Pháp.
Nằm trong chuỗi hoạt động hướng tới kỷ niệm 75 năm ngày truyền thống ngành Nông nghiệp và PTNT, mới đây, Sở Nông nghiệp và PTNT Tuyên Quang đã tổ chức Hội thi thể thao cán bộ, nhân viên, lao động ngành nông nghiệp và PTNT năm 2020. Hội thi thu hút 247 vận động viên đến từ 26 đoàn trong toàn ngành, thi ở 3 bộ môn, gồm: cầu lông, bóng bàn, bóng chuyền hơi.
Tất cả cán bộ, đảng viên, công nhân viên chức, lao động được nghiên cứu, quán triệt Chỉ thị, Nghị quyết của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước. Hằng năm, 100% chi bộ trực thuộc hoàn thành tốt nhiệm vụ trở lên, trong đó có từ 17-20% chi bộ hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, Đảng bộ Sở Nông nghiệp và PTNT hoàn thành tốt nhiệm vụ. 100% đảng viên hoàn thành nhiệm vụ, trong đó có trên 93% đảng viên hoàn thành tốt nhiệm vụ…
Một trong 3 khâu đột phá
Xác định được vai trò, vị trí, tầm quan trọng của ngành Nông nghiệp và PTNT, Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Tuyên Quang lần thứ XVII, nhiệm kỳ 2020 - 2025 xác định ngành Nông nghiệp là một trong 3 khâu đột phá: “Phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp hàng hóa, tập trung vào các sản phẩm chủ lực, sản phẩm đặc sản bảo đảm tiêu chuẩn chất lượng, giá trị gia tăng cao”.
Nhiều sản phẩm của Tuyên Quang được sản xuất theo quy trình VietGAP, được xếp hạng OCOP 3 sao, 4 sao, mang lại giá trị kinh tế cao.
Nghị quyết Đảng bộ Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Tuyên Quang lần thứ XI, nhiệm kỳ 2020-2025, đề ra mục tiêu đến năm 2025, giá trị sản xuất nông, lâm, thủy sản tăng bình quân trên 4%/năm.
Duy trì, giữ vững TP. Tuyên Quang hoàn thành nhiệm vụ xây dựng NTM. Phấn đấu đến năm 2025, có thêm ít nhất 01 huyện đạt chuẩn NTM; trên 65% số xã đạt chuẩn NTM; 30% số xã đạt chuẩn NTM nâng cao và 10% số xã đạt chuẩn NTM kiểu mẫu trên tổng số xã đạt chuẩn NTM.
Mô hình chuỗi liên kết nuôi vỗ béo trâu, bò thịt gắn với tiêu thụ sản phẩm tại Tuyên Quang là điểm sáng, thể hiện hướng đi đúng đắn trong lĩnh vực chăn nuôi.
Duy trì độ che phủ của rừng ổn định trên 60%; Đến năm 2025, tỷ lệ dân cư nông thôn được sử dụng nước hợp vệ sinh đạt 98%; 100% cán bộ, đảng viên, CNVCLĐ được nghiên cứu, quán triệt các Chỉ thị, Nghị quyết của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước. Hằng năm, 100% chi bộ trực thuộc xếp loại hoàn thành tốt nhiệm vụ. 100% đảng viên hoàn thành tốt nhiệm vụ trở lên…
Thời gian tới, với sự quan tâm, chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền địa phương, các bộ, ngành Trung ương, sự vào cuộc của toàn ngành Nông nghiệp, tin tưởng rằng, ngành Nông nghiệp và PTNT tỉnh Tuyên Quang sẽ đạt được nhiều kết quả hơn nữa, xứng đáng là nơi thành lập Bộ Canh nông (Bộ Nông nghiệp và PTNT ngày nay).
Giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy sản (theo giá so sánh năm 2010) của Tuyên Quang năm 2020 ước đạt 8.778 tỷ đồng, bình quân giai đoạn 2015-2020 tăng 4,3%/năm. Dự kiến hết năm 2020, 47/124 xã đạt chuẩn NTM, chiếm 37,09% số xã toàn tỉnh (mục tiêu đề ra có trên 30% số xã của tỉnh đạt chuẩn NTM). Tỷ lệ che phủ của rừng trên 65% (mục tiêu trên 60%). Dự kiến hết năm 2020, tỷ lệ dân cư nông thôn được sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh đạt 95%. |
Sau lầm lỡ, nhiều người mãn hạn tù trở về cuộc sống thường nhật trong nỗi ngổn ngang về tương lai. Ở vùng cao Bắc Hà (Lào Cai), nhờ nguồn vốn tín dụng chính sách từ Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH), không ít người sau lầm lỡ có điểm tựa để làm lại từ đầu, từng bước xây dựng kinh tế gia đình và tái hòa nhập cộng đồng.
Chương trình giáo dục số đã nhận được sự hưởng ứng tích cực từ cán bộ cơ sở và khách hàng của NHCSXH. Hầu hết đều đánh giá chương trình thiết thực, dễ tiếp cận và phù hợp với nhu cầu của đại đa số khách hàng, góp phần tích cực cho việc thực hiện chủ chương thúc đẩy chuyển đổi số và kinh tế số của địa phương.
Không chỉ từ khi Luật Hợp tác xã năm 2023 chính thức có hiệu lực (01/7/2024), mà trước đó, nhiều hợp tác xã (HTX) trên địa bàn Quảng Ngãi đã chủ động mở rộng các dịch vụ phục vụ và phát triển sản xuất kinh doanh (SXKD) gắn với chuỗi giá trị sản phẩm. Nhờ đó, vai trò của HTX nông nghiệp (NN) đối với kinh tế hộ ngày càng rõ hơn, nhất là khi SX gặp khó khăn: hạn hán, lũ lụt, dịch bệnh,…