Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ bảy, ngày 27 tháng 4 năm 2024  
Chủ nhật, ngày 31 tháng 1 năm 2016 | 2:51

Ngày ông Táo: Giá cá chép đỏ từ ao nuôi đến bán lẻ tăng gấp 3

Giá cá chép đỏ loại nhỏ, phục vụ cúng ông Công, ông Táo, xuất tại ao nuôi khoảng 40.000 đồng/kg, nhưng ra chợ bán lẻ lên tới 140.000 đồng/kg.

Thị trường cá chép đỏ ngày ông Công, ông Táo (23 tháng chạp âm lịch) năm nay vẫn sôi động như mọi năm, dù giá cá không tăng đột biến nhưng tiểu thương vẫn có thể kiếm lãi gấp đôi.

Mỗi năm làng nghề cá chép Hội Am (xã Cao Minh, Vĩnh Bảo, Hải Phòng) cung cấp cho các tỉnh, thành phố: Hải Phòng, Hà Nội, Quảng Ninh, Thanh Hóa, Nghệ An, Tuyên Quang, Thái Nguyên... hơn 20 tấn cá chép để cúng Táo quân. Năm nay, thương lái về thu mua muộn, giá cá chép trung bình 40.000 đồng/kg, thấp hơn năm 2015 từ 15.000 đến 20.000 đồng/kg.

ngay ong tao: gia ca chep do tu ao nuoi den ban le tang gap 3  hinh 0
Mua bán cá chép đỏ dịp ngày ông Táo (Ảnh minh họa/Khám phá)

Còn tại chợ cá làng Sở Thượng (Yên Sở, Hoàng Mai, Hà Nội) là chợ đầu mối lớn nhất tại Hà Nội hiện nay khi hàng ngày cung cấp hàng chục tấn cá cho người dân Thủ đô. Mỗi tiểu thương thường lấy từ 5 - 20 kg cá tại chợ đầu mối này về bán lẻ. Sáng 22/12 (âm lịch), cá chép đỏ có giá 70 - 80.000 đồng/kg.

Theo ghi nhận của phóng viên VOV.VN tại một số chợ dân sinh sáng nay, giá bán lẻ cá chép đỏ loại nhỏ khoảng 20.000 đồng/3 con, loại cá khoảng 15-20 con/kg.

So sánh giá từ cơ sở ao nuôi đến chợ đầu mối, mỗi kg cá chép đỏ đã chênh lên gấp đôi. Như vậy, giá cá chép đỏ loại nhỏ từ ao nuôi đến tay “Thượng đế” tăng khoảng 100.000 đồng/kg. Nếu tính lẻ, mỗi con giá khoảng 7.000 đồng, tính ra mỗi kg loại cá này tại chợ bán lẻ khoảng 140.000 đồng/kg./. 

KTNT
Ý kiến bạn đọc
  • Tạo mọi điều kiện cho các hộ nghèo, cận nghèo tiêp cận nguồn vốn ở TP. Lào Cai

    Tạo mọi điều kiện cho các hộ nghèo, cận nghèo tiêp cận nguồn vốn ở TP. Lào Cai

    Hôm nay (25/4), Ban đại diện Hội đồng quản trị Ngân hàng Chính sách xã hội (BĐD HĐQT NHCSXH) TP. Lào Cai tổ chức hội nghị đánh giá kết quả hoạt động quý I và triển khai nhiệm vụ trọng tâm quý II/2024.

  • Tín dụng chính sách trợ lực giảm nghèo bền vững

    Tín dụng chính sách trợ lực giảm nghèo bền vững

    Nhằm giúp hộ nghèo, hộ cận nghèo vươn lên cải thiện cuộc sống, các sở, ban, ngành và các cấp chính quyền huyện, thị, thành phố của tỉnh Hậu Giang đã và đang triển khai thực hiện các dự án đa dạng hóa sinh kế, nhân rộng mô hình giảm nghèo bền vững. Thông qua vốn tín dụng chính sách của Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) đầu tư vào sản xuất - kinh doanh, đời sống người dân đã được nâng cao, từng bước thoát nghèo, vươn lên khá - giàu.

  • “Quả ngọt” từ dòng vốn chính sách

    “Quả ngọt” từ dòng vốn chính sách

    Thời gian qua, từ các chương trình tín dụng ưu đãi, hàng nghìn hộ nghèo trên địa bàn tỉnh Phú Thọ được tiếp cận vốn để phát triển kinh tế, vươn lên thoát nghèo.

  • Nỗ lực Dần Thàng

    Nỗ lực Dần Thàng

    Chỉ vài ba năm trở về trước, xã Dần Thàng (Văn Bàn, Lào Cai) còn là một địa danh ẩn sâu trong những tán rừng, được bao bọc bởi nhiều dãy núi, nơi sinh sống chủ yếu của đồng bào dân tộc Dao. Quyết tâm XD NTM đã khiến Dần Thàng “chuyển động”, mạnh mẽ nhất là phong trào phát triển kinh tế.

  • Quảng Trị đưa xây dựng NTM vào chiều sâu và bền vững

    Quảng Trị đưa xây dựng NTM vào chiều sâu và bền vững

    Thực hiện Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới (NTM) gắn với thực hiện có hiệu quả cơ cấu lại ngành nông nghiệp, phát triển kinh tế nông thôn đi vào chiều sâu, bền vững, từng bước hiện đại đang được Đảng bộ, chính quyền, Nhân dân Quảng Trị triển khai có hiệu quả.

  • Khắc phục hạn chế để đưa sản phẩm OCOP vươn tầm thế giới

    Khắc phục hạn chế để đưa sản phẩm OCOP vươn tầm thế giới

    Để "đặt chân" sâu hơn vào thị trường quốc tế đòi hỏi sản phẩm OCOP cần phải khắc phục hạn chế và sản xuất cái thị trường cần thay vì cái mình có, định vị thị trường và mở kênh bán hàng…

Top