Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ sáu, ngày 22 tháng 11 năm 2024  
Thứ sáu, ngày 26 tháng 10 năm 2018 | 6:27

Nghệ An: Cam rụng đỏ gốc, nhà vườn thiệt hạng hàng tỷ đồng

Nhiều hecta cam sắp đến thời kỳ thu hoạch bất ngờ rụng quả đỏ gốc khiến nhà vườn ở huyện Quỳ Hợp (Nghệ An) bất an, lo lắng.

Những ngày gần đây, tại huyện Quỳ Hợp (địa phương có diện tích trồng cam lớn nhất tỉnh Nghệ An), nhiều diện tích cam gần đến ngày cho thu hoạch bỗng nhiên bị bệnh vàng lá, quả thối trên cây, rụng đầy gốc. Ước thiệt hại lên tới hàng tỷ đồng.
cam-rung1.jpg
Hàng tấn cam của người dân rụng phải vứt bỏ.

Gia đình chị Trần Thị Trần Thị Phương (Nông trường 3.2 Quỳ Hợp) trồng khoảng 10ha cam, chủ yếu là cam Xã Đoài. Năm nay, có khoảng 7ha cam trong số đó chuẩn bị đến ngày cho thu hoạch. Đang hy vọng sẽ thu được một khoản thì cam bỗng nhiên bị bệnh, quả thối trên cây rồi rụng la liệt dưới đất. Thẩn thờ nhìn vườn cam rụng đỏ gốc, chị Phương chua chát nói: “Gia đình tôi đầu tư bao công sức, tiền của vào vườn cam này. Vậy mà không biết răng cam lại bị vàng lá rồi quả rụng đầy gốc. Vụ này cam rất sai quả, hy vọng thu hoạch xong có thể trả được phần nào tiền vay ngân hàng mà giờ a ri thì trắng tay rồi”. 

Cách đó không xa, chị Trần Thị Hải (một hộ dân trồng cam ở xã Minh Hợp) cũng chịu chung cảnh ngộ. "Năm nay cam được mùa, được giá mà cả vườn cam hơn 2ha của nhà tui bổng dưng độ bệnh, quả rụng vàng gốc. Vụ cam năm ni coi như trắng tay”, chị Hải nói.
cam-rung2.jpg
Hiện tượng cam rụng đầy gốc xuất hiện nhiều ngày qua khiến người dân trồng cam trắng tay.

Qua quan sát của chúng tôi, những quả cam bị rụng thường có biểu hiện thối phần đầu gốc. Trên những cây cam bị nhiễm bệnh, nhiều quả chuyển màu vàng, vỏ xuất hiện nhiều chấm đen nứt ra và thối dần. Theo nhận định của những người trồng cam, có thể do thời tiết năm nay diễn biến thất thường, dẫn đến cây nhiễm bệnh.

Theo thống kê của Phòng Nông nghiệp huyện Quỳ Hợp, hiện trên địa bàn có hơn 2.200ha cam với sản lượng bình quân đạt 15.000 tấn/năm. Cam Quỳ Hợp hay còn gọi là “cam Vinh” hiện đã có mặt tại thị trường nhiều tỉnh, thành trong cả nước, được nhiều người tiêu dùng ưa chuộng do có vị ngọt thanh mát. Giá bán cam lúc cao điểm giáp Tết Nguyên đán lên tới 50.000 - 70.000 đồng/kg.
 
Một hộ trồng cam lâu năm cho biết, để cây cam ra quả, cho thu hoạch phải mất 3 - 4 năm vun trồng và chăm sóc. Cùng với đó, người trồng cam phải đầu tư rất lớn như: giống, phân bón, chăm sóc theo một quy trình nhất định. Cứ 1ha cam, mỗi năm bà con phải đầu tư 100 - 120 triệu đồng để chăm bón.
 
Tuy nhiên, thực trạng cam bị vàng lá, quả rụng hàng loạt như những ngày qua đã đẩy người trồng cam phải đối mặt với nguy cơ trắng tay.
 
 
 
 
Tuệ Minh
Ý kiến bạn đọc
  • Thắp sáng niềm tin cho những cảnh đời lầm lỡ

    Thắp sáng niềm tin cho những cảnh đời lầm lỡ

    Sau lầm lỡ, nhiều người mãn hạn tù trở về cuộc sống thường nhật trong nỗi ngổn ngang về tương lai. Ở vùng cao Bắc Hà (Lào Cai), nhờ nguồn vốn tín dụng chính sách từ Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH), không ít người sau lầm lỡ có điểm tựa để làm lại từ đầu, từng bước xây dựng kinh tế gia đình và tái hòa nhập cộng đồng.

  • Tăng cường trao đổi hợp tác trong lĩnh vực phát triển tín dụng chính sách giữa Việt Nam và Cuba

    Tăng cường trao đổi hợp tác trong lĩnh vực phát triển tín dụng chính sách giữa Việt Nam và Cuba

    Hai bên thống nhất sẽ cùng nghiên cứu, tăng cường trao đổi hợp tác trong lĩnh vực phát triển tín dụng chính sách, góp phần vào sự phát triển của quan hệ đoàn kết, hữu nghị giữa ngành ngân hàng nói riêng và hợp tác truyền thống giữa Việt Nam và Cuba nói chung.

  • Hiệu quả từ chương trình giáo dục số cho các nhóm yếu thế

    Hiệu quả từ chương trình giáo dục số cho các nhóm yếu thế

    Chương trình giáo dục số đã nhận được sự hưởng ứng tích cực từ cán bộ cơ sở và khách hàng của NHCSXH. Hầu hết đều đánh giá chương trình thiết thực, dễ tiếp cận và phù hợp với nhu cầu của đại đa số khách hàng, góp phần tích cực cho việc thực hiện chủ chương thúc đẩy chuyển đổi số và kinh tế số của địa phương.

Top