Mấy ngày gần đây, trên địa bàn huyện Con Cuông (Nghệ An), mưa to kéo dài dẫn đến hàng chục tấn cam của người dân trong thời kỳ thu hoạch bị rụng, gây thiệt hại đến hàng trăm triệu đồng.
Hộ ông Phùng Ngọc Bình ở bản Pha, xã Yên Khê có 2ha cam với 650 gốc đang trong thời kỳ thu hoạch, ước tính vụ cam năm nay thu hoạch khoảng 20 tấn. Mặc dù vậy, mấy ngày này, do mưa gió kéo dài, vườn cam của ông đã rụng mất 6 tấn quả, với giá bán hiện tại 28 nghìn đồng/kg, thiệt hại gần 200 triệu đồng.
Mưa lớn kéo dài làm cho cam rụng hàng loạt.
Hay như hộ anh Lê Minh Lưu, bản Nà Pha, xã Yên Khê có 2,5ha cam. Trên diện tích này, anh đầu tư trồng 1.000 gốc cam thì có 520 gốc trồng giống cam BH. Anh Lưu cho biết: Hiện nay, đang vào thời điểm thu hoạch giống cam sớm. Nhưng nhiều ngày qua, do mưa to cam đã rụng vàng hết cả gốc cây, xót lắm nhưng không biết làm sao, đành nhặt đem đi đổ. Theo ước tính ban đầu, gia đình anh Lưu rụng mất gần 10 tấn quả, với tổng thiệt hại khoảng 300 triệu đồng.
Người dân xót xa vì cam đang đến mùa thu hoạch lại bị rụng.
Ngậm ngùi mang cam rụng đi đổ.
Người trồng cam đã mất bao công sức tiền của đầu tư vào đó chỉ trông chờ vào dịp thu hoạch, vậy chỉ sau đợt mưa những người dân trồng cam ở đây đã phải chịu thiệt hại nặng nề.
Để vớt vát một phần nào đó, nhiều hộ dân đã đội mưa nhặt những quả mới rụng đem bán ở chợ với giá 4-5 nghìn đồng/kg. Nhưng do trời mưa nên người mua cũng rất ít.
Hiện tại, Con Cuông có 310ha cam, trong đó có 97ha đã cho thu hoạch. Trong đó, Yên Khê là địa phương có diện tích cam lớn nhất huyện với 259,5ha. Ông Vi Văn Đậu, Chủ tịch UBND xã Yên Khê, cho biết: Toàn xã có 58ha cam đã cho thu hoạch, ước sản lượng cam của xã đạt 110-120 tấn/ha. Nhưng do thời tiết, mấy ngày vừa qua trên địa bàn có mưa to kéo dài đã ảnh hưởng đến năng suất, sản lượng cam của người dân, điều đáng nói, cam bị vàng cuống và rụng rất nhiều. Theo thống kê ban đầu, khoảng 1/3 sản lượng cam trên địa bàn bị rụng, tổng thiệt hại hàng trăm triệu đồng. Điều đáng lo ngại là trên địa bàn tiếp tục có mưa to, số cam trên cây đang có hiện tượng hư cuống và rụng nhiều.
Huyền Trang
Sau lầm lỡ, nhiều người mãn hạn tù trở về cuộc sống thường nhật trong nỗi ngổn ngang về tương lai. Ở vùng cao Bắc Hà (Lào Cai), nhờ nguồn vốn tín dụng chính sách từ Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH), không ít người sau lầm lỡ có điểm tựa để làm lại từ đầu, từng bước xây dựng kinh tế gia đình và tái hòa nhập cộng đồng.
Chương trình giáo dục số đã nhận được sự hưởng ứng tích cực từ cán bộ cơ sở và khách hàng của NHCSXH. Hầu hết đều đánh giá chương trình thiết thực, dễ tiếp cận và phù hợp với nhu cầu của đại đa số khách hàng, góp phần tích cực cho việc thực hiện chủ chương thúc đẩy chuyển đổi số và kinh tế số của địa phương.
Không chỉ từ khi Luật Hợp tác xã năm 2023 chính thức có hiệu lực (01/7/2024), mà trước đó, nhiều hợp tác xã (HTX) trên địa bàn Quảng Ngãi đã chủ động mở rộng các dịch vụ phục vụ và phát triển sản xuất kinh doanh (SXKD) gắn với chuỗi giá trị sản phẩm. Nhờ đó, vai trò của HTX nông nghiệp (NN) đối với kinh tế hộ ngày càng rõ hơn, nhất là khi SX gặp khó khăn: hạn hán, lũ lụt, dịch bệnh,…