Tính đến đầu năm 2022, Nghệ An đã có trên 10. 288 ha rừng nguyên liệu được cấp Chứng chỉ rừng bền vừng. Việc được cấp Chứng chỉ rừng bền vững (FSC) nhằm giúp người dân nâng cao giá trị sản xuất lâm nghiệp.
Theo báo cáo của Chi cục Kiểm lâm, tính đến hiện nay, toàn tỉnh Nghệ An đã có 10.288 ha rừng được cấp Chứng chỉ FSC trên tổng số 170.000 ha rừng nguyên liệu. Cụ thể: Xã Châu Bình, huyện Quỳ Châu được cấp Chứng chỉ quản lý rừng bền vững 2.886 ha rừng keo, huyện Thanh Chương 3.763 ha rừng keo, doanh nghiệp trồng rừng Lê Duy Nguyên (thị xã Hoàng Mai) 820 ha, huyện Yên Thành 1.980 ha. Ngoài ra mới đây, huyện Quế Phong được cấp Chứng chỉ quản lý rừng bền vững cho 837,2 ha lùng.
Chứng chỉ FSC được cấp bởi Hội đồng quản lý rừng thế giới (Forest Stewardship Council), nhằm khuyến khích các hoạt động khai thác đi đôi với phát triển bền vững tài nguyên rừng. Chứng nhận FSC góp phần bảo vệ môi trường và nguồn sinh thái tự nhiên. Về mặt kinh tế: FSC giúp giảm thiểu lãng phí từ các nguồn tài nguyên rừng. Các sản phẩm từ rừng được gắn nhãn FSC có giá trị kinh tế cao, có giá trị kinh tế cao hơn từ 20 - 30% so với các sản phẩm cùng loại.
Hiện nay, toàn tỉnh 10.288 ha rừng được cấp Chứng chỉ FSC đều có các doanh nghiệp đứng ra bao tiêu sản phẩm. Đơn cử như Công ty gỗ Thanh Hương liên kết bao tiêu sản phẩm gỗ keo cho với các xã Thanh Sơn, Ngọc Lâm, Thanh Hương, Thanh Thịnh và Thanh An, huyện Thanh Chương; Công ty An Việt Phát bao tiêu sản phẩm cho các xã Đồng Thành,Thịnh Thành huyện Yên Thành; Công ty Lâm sản Khánh Tâm ký biên bản cam kết thu mua nguyên liệu lùng huyện Quế Phong…
Ông Nguyễn Khắc Hải - Trưởng phòng Sử dụng và Phát triển rừng (Chi cục Kiểm lâm) cho biết: Việc được cấp Chứng chỉ FSC sẽ có lợi ích là người dân thu hoạch rừng gỗ lớn, tăng giá trị kinh tế, đặc biệt là được các doanh nghiệp ký kết bao tiêu sản phẩm với giá cả ổn định.
Thời gian tới, các ban ngành liên quan đang tiếp tục tiến hành thủ tục để cấp chứng chỉ FSC cho trên 13.000 ha rừng keo ở các huyện Anh Sơn, Nghi Lộc, Yên Thành, Con Cuông, Đô Lương…
Chương trình giáo dục số đã nhận được sự hưởng ứng tích cực từ cán bộ cơ sở và khách hàng của NHCSXH. Hầu hết đều đánh giá chương trình thiết thực, dễ tiếp cận và phù hợp với nhu cầu của đại đa số khách hàng, góp phần tích cực cho việc thực hiện chủ chương thúc đẩy chuyển đổi số và kinh tế số của địa phương.