UBND tỉnh Nghệ An vừa ban hành kế hoạch triển khai Quyết định số 1163 của Thủ tướng Chính phủ về Chiến lược “Phát triển thương mại trong nước giai đoạn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045” trên địa bàn tỉnh.
Theo Kế hoạch 192/KH-UBND, UBND tỉnh đề ra nhiệm vụ hoàn thiện thể chế, chính sách, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh và quản lý hoạt động thương mại theo cam kết quốc tế. Gia tăng cầu tiêu dùng cuối cùng trong nước, phát triển doanh nghiệp phân phối, gắn kết lưu thông với sản xuất, đẩy mạnh liên kết các chuỗi cung ứng sản phẩm, hàng hóa; phát triển thị trường trong nước gắn với Cuộc vân động “Người Việt nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” giai đoạn 2021-2025. Đẩy mạnh kết nối cung cầu hàng hóa; hình thành các chuỗi liên kết dọc (liên kết thành một chuỗi giá trị, chuỗi cung ứng của một hoặc một nhóm sản phẩm, hàng hóa) và liên kết ngang (giữa những doanh nghiệp cùng ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh về một hoặc một nhóm hàng hóa) giữa các nhà sản xuất, nhà phân phối và nhà cung ứng dịch vụ hỗ trợ.
Nhằm tạo điều kiện các doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp nhỏ và vừa, các cơ sở sản xuất của các làng nghề, các hợp tác xã, các hộ nông dân,... tham gia chương trình xúc tiến thương mại, hoạt động kết nối cung cầu sản phẩm vùng miền và các chương trình kích cầu tiêu dùng,... nhằm xây dựng thương hiệu và giới thiệu, quảng bá, kết nối tiêu thụ các sản phẩm nông sản, đặc biệt là sản phẩm OCOP, sản phẩm đặc sản của tỉnh đến thị trường trong và ngoài nước.
UBND tỉnh đặt ra nhiệm vụ phát triển, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực; Đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền, cung cấp thông tin dự báo xu hướng thị trường nhằm hỗ trợ doanh nghiệp kịp thời ứng phó với những đột biến bất lợi của thị trường; thúc đẩy ứng dụng khoa học và công nghệ phát triển thương mại.
Khuyến khích, hỗ trợ các doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, phần mềm quản lý trong hoạt động kinh doanh, đặc biệt là tiếp cận và áp dụng các phần mềm, ứng dụng trong phương thức kinh doanh TMĐT; thúc đẩy phát triển, ứng dụng và chuyển giao công nghệ cao vào các hoạt động kinh doanh; thúc đẩy việc sử dụng các ứng dụng, tiện ích mới như trích xuất nguồn hàng, QR Code, Data Matrix, RFID tại các kênh phân phối như chợ, siêu thị, trung tâm thương mại...;
Ứng dụng khoa học và công nghệ và thông tin hiện đại thúc đẩy phân phối xanh bền vững thông qua phát triển khoa học và công nghệ hiện đại, hỗ trợ phát triển hoạt động sản xuất và tiêu dùng bền vững theo hướng kinh tế tuần hoàn…
Khuyến khích, hỗ trợ doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh trên địa bàn tỉnh ứng dụng thương mại điện tử, các giải pháp công nghệ số và các dịch vụ tích hợp dựa trên công nghệ tiên tiến như: công nghệ thẻ thông minh, công nghệ block chain, mã vạch,... vào các hoạt động sản xuất, kinh doanh. Triển khai ứng dụng mô hình quản lý các website TMĐT, các hoạt động giao dịch thương mại thông qua các trang mạng xã hội (Facebook, Zalo,...).
Xây dựng nền tảng trực tuyến cho hoạt động phân phối, phát triển thị trường trực tuyến cho các sản phẩm được dán nhãn sinh thái, thân thiện với môi trường. Hỗ trợ, khuyến khích các tổ chức, doanh nghiệp và người dân đẩy mạnh chuyển đổi số và thanh toán không dùng tiền mặt. Phối hợp với các đơn vị liên quan thuộc Bộ Công Thương triển khai thực hiện tốt các chương trình, đề án phát triển TMĐT quốc gia nhằm hỗ trợ các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân ứng dụng hiệu quả TMĐT trong sản xuất, kinh doanh.
Sau lầm lỡ, nhiều người mãn hạn tù trở về cuộc sống thường nhật trong nỗi ngổn ngang về tương lai. Ở vùng cao Bắc Hà (Lào Cai), nhờ nguồn vốn tín dụng chính sách từ Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH), không ít người sau lầm lỡ có điểm tựa để làm lại từ đầu, từng bước xây dựng kinh tế gia đình và tái hòa nhập cộng đồng.
Chương trình giáo dục số đã nhận được sự hưởng ứng tích cực từ cán bộ cơ sở và khách hàng của NHCSXH. Hầu hết đều đánh giá chương trình thiết thực, dễ tiếp cận và phù hợp với nhu cầu của đại đa số khách hàng, góp phần tích cực cho việc thực hiện chủ chương thúc đẩy chuyển đổi số và kinh tế số của địa phương.
Không chỉ từ khi Luật Hợp tác xã năm 2023 chính thức có hiệu lực (01/7/2024), mà trước đó, nhiều hợp tác xã (HTX) trên địa bàn Quảng Ngãi đã chủ động mở rộng các dịch vụ phục vụ và phát triển sản xuất kinh doanh (SXKD) gắn với chuỗi giá trị sản phẩm. Nhờ đó, vai trò của HTX nông nghiệp (NN) đối với kinh tế hộ ngày càng rõ hơn, nhất là khi SX gặp khó khăn: hạn hán, lũ lụt, dịch bệnh,…