Ớt và vừng là 2 cây trồng chủ lực và cho thu nhập cao trong vụ hè thu của nông dân xã Nghi Ân (TP. Vinh). Tuy nhiên, do ảnh hưởng của trận mưa lớn mấy ngày trước, nhiều diện tích ớt và vừng ở xã An Hòa, bị héo và chết yểu, gây thiệt hại lớn.
Toàn xã Nghi Ân có 1,2 ha ớt cay, tập trung chủ yếu tại xóm 8 và xóm Kim Bình. Theo các hộ gia đình, ớt cay năm nay phát triển tốt, cho quả tương đối nhiều, to, đều và mẫu mã đẹp. Dự kiến một sào năng suất đạt 9 tạ đến 1 tấn. Vậy mà, khi cây ớt bắt đầu cho thu hoạch thì gặp mưa lớn, không tiêu úng kịp đành ngâm trong nước cả mấy ngày liền. Đến khi nước rút thì rễ cũng đã bị thối, cây héo rũ gặp phải nắng nóng và gió phơn quăng quật khiến 70% diện tích ớt cay cứ thế chết dần, chết mòn.
Bà Bạch Thị Huấn (xóm 8, Nghi Ân) đang bòn hái những quả ớt chín ép do thân cây bị héo rũ cho biết: Như mọi năm, chỉ với 0,8 sào ớt gia đình bà cũng có nguồn thu từ 17-18 triệu đồng. Thế nhưng, năm nay, thời tiết phức tạp, việc chăm bón cũng vất vả hơn, đầu tư chi phí cao, vậy mà khi cây ớt bắt đầu cho thu hoạch thì gặp mưa lớn, không tiêu úng kịp đành ngâm trong nước cả mấy ngày liền. Từ ruộng ớt cay đang xanh tốt, cho quả sai, giờ đây héo rũ không thể khôi phục được. Trước đây, chỉ với diện tích trên cho thu nhập hàng chục triệu đồng/năm, nhưng vụ ớt này gia đình tôi gần như mất trắng”.
Không riêng gì gia đình bà Huấn mà hàng chục hộ trồng ớt ở xã Nghi Ân đều chung tình cảnh này. Sau mấy trận mưa lớn đầu tháng 6, nay nắng lên, khiến 1,2ha ớt của người dân xóm Kim Bình chết rũ, không thể nào khắc phục, cứu vãn được đành nhổ bỏ, tính ra bà con chịu thiệt hại 15-20 triệu đồng/sào, vùng trồng ớt mất trắng 300 - 400 triệu đồng.
Thường thì ớt cho thu hoạch 3-4 đợt, sau khoảng 2 tháng trồng và chăm sóc, ớt cay bắt đầu chín và thời gian thu hoạch kéo dài trong vòng 8 tháng. Tuy nhiên, năm nay, bà con nông dân mới hái được lứa chín bói đầu tiên thì đã chết rũ do mưa, nắng thất thường. Ớt đầu mùa, thu hoạch ít, giá bán năm nay lại thấp do dịch Covid-19, nên các hộ trồng ớt mới bán được có vài triệu đồng. Giờ đang bòn mót những quả chín còn lại rồi dọn ruộng.
Nhìn ruộng ớt đã héo úa hết, chị Hóa, một hộ dân trồng ớt buồn bã cho biết: Những diện tích cây ớt héo không làm cách gì cho nó sống lại được đâu bộ rễ thối cả rồi. Phải nhổ bỏ thôi. Hiện, cũng đành để đất trống vì thời vụ hè thu đã quá muộn còn vụ mùa thì chưa tới
Trong đợt mưa đầu mùa tháng 6 vừa rồi, không chỉ diện tích ớt bị chết mà toàn bộ diện tích trồng vừng của người dân Nghi Ân cũng bị ngập úng, ngập và chết rũ. Cánh đồng vừng rộng cả chục ha ở vùng đồng Tây Kho, xóm Kim Trung trước đó đã chắc hạt, quả căng mẩy, lá đã chuyển sang vàng và chuẩn bị cho thu hoạch thì sau một trận mưa to, gió lớn, vừng đổ rạp. Nước rút, quả nứt toe, thân héo rũ bốc mùi chua nên bà con đành để mặc. Nhiều diện tích vừng bắt đầu ra hoa cũng đang héo rũ và chết dần. Loại vừa xuống giống, mới ra 3 - 4 lá thì sau khi nước rút, cây vừng cũng đã thối rữa, ngập trong bùn.
Theo Nguyễn Thị Huệ ở xóm Kim Trung: Nhà có 2 sào vừng chuẩn bị thu hoạch thì bị mưa gió vùi dập thối rữa cả. Năm nay, vừng được mùa, dự kiến năng suất đạt khoảng 60kg/sào, với giá vừng hiện tại là 60.000 đồng/kg, nhà tôi mất trắng 7 triệu đồng.
Chị Nguyễn Thị Hiến, cán bộ khuyến nông xã Nghi Ân cho biết: “Ớt và vừng là 2 cây trồng chủ lực của địa phương trong vụ hè thu. Do ảnh hưởng của mưa bão, sau đó là nắng gay gắt nên toàn xã có 1,2ha ớt bị chết, 40/50ha vừng bị ngập. Bộ rễ bị thối, cây úng, lá đã khô héo nên bà con không thể cứu vãn, chấp nhận nhổ bỏ, dọn sạch đồng ruộng chờ vụ xuống giống tiếp theo. Tổng thiệt hại cả vừng và ớt ước tính hàng trăm triệu đồng”.
Sau lầm lỡ, nhiều người mãn hạn tù trở về cuộc sống thường nhật trong nỗi ngổn ngang về tương lai. Ở vùng cao Bắc Hà (Lào Cai), nhờ nguồn vốn tín dụng chính sách từ Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH), không ít người sau lầm lỡ có điểm tựa để làm lại từ đầu, từng bước xây dựng kinh tế gia đình và tái hòa nhập cộng đồng.
Chương trình giáo dục số đã nhận được sự hưởng ứng tích cực từ cán bộ cơ sở và khách hàng của NHCSXH. Hầu hết đều đánh giá chương trình thiết thực, dễ tiếp cận và phù hợp với nhu cầu của đại đa số khách hàng, góp phần tích cực cho việc thực hiện chủ chương thúc đẩy chuyển đổi số và kinh tế số của địa phương.
Không chỉ từ khi Luật Hợp tác xã năm 2023 chính thức có hiệu lực (01/7/2024), mà trước đó, nhiều hợp tác xã (HTX) trên địa bàn Quảng Ngãi đã chủ động mở rộng các dịch vụ phục vụ và phát triển sản xuất kinh doanh (SXKD) gắn với chuỗi giá trị sản phẩm. Nhờ đó, vai trò của HTX nông nghiệp (NN) đối với kinh tế hộ ngày càng rõ hơn, nhất là khi SX gặp khó khăn: hạn hán, lũ lụt, dịch bệnh,…