Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ bảy, ngày 20 tháng 4 năm 2024  
Thứ tư, ngày 17 tháng 4 năm 2019 | 12:39

Nghệ An: Trồng dâu nuôi tằm – hướng đi mới trong phát triển kinh tế

Hàng trăm năm nay, người dân xã Diễn Kim (Diễn Châu, Nghệ An) đã biết trồng dâu nuôi tằm. Những con tằm dãi nắng dầm sương như chính con người trên mảnh đất này vậy. Để giờ đây, trong nếp sống của mỗi người dân, những con tằm ấy là nguồn sống vô hạn.

Giữa cái nắng bỏng rát của những ngày tháng Tư miền Trung, chúng tôi tìm về nơi khơi nguồn cho sự phát triển kinh tế tiểu thủ công nghiệp. Diễn Kim (Diễn Châu, Nghệ An) đã khác rất nhiều so với trước đây tôi đặt chân tới. Tìm về nhà ông Nguyễn Văn Trường (xóm Trường Tiến 1, xã Diễn Kim) để tìm hiểu về vòng đời của con tằm, về những sợi tơ tằm vốn dĩ là xa xỉ.
 
Ông Trường cho hay, toàn xã hiện có 105 hộ trồng dâu nuôi tằm, trong đó nổi lên là xóm Trường Tiến 1, 2, 3; xóm Yên Thịnh, Thái Thịnh, xóm Xuân Châu và Hoàng Châu. Và một năm bắt đầu nuôi tằm từ tháng 2 đến tháng 12 dương lịch. Ông Trường chia sẻ, ngày xưa người ta nuôi từ 20 đến 25 ngày là hết một lứa để lấy kén, ông cha hay gọi là nuôi tằm kiểu truyền thống. Giờ khác rồi, người ta nuôi tập trung, tháng 2 lứa, một lứa 10 ngày. Và trên địa bàn của xã chỉ có 6 hộ là nuôi tằm con tập trung, rồi từ đó phân phối cho các hộ dân khác.
 
Lưu Khuyên
Ý kiến bạn đọc
  • “Quả ngọt” từ dòng vốn chính sách

    “Quả ngọt” từ dòng vốn chính sách

    Thời gian qua, từ các chương trình tín dụng ưu đãi, hàng nghìn hộ nghèo trên địa bàn tỉnh Phú Thọ được tiếp cận vốn để phát triển kinh tế, vươn lên thoát nghèo.

  • Vốn chính sách “kích cầu” hình thành bản du lịch

    Vốn chính sách “kích cầu” hình thành bản du lịch

    Thời gian qua, NHCSXH huyện Quỳ Châu (Nghệ An) đã đồng hành thực hiện các mục tiêu mà nghị quyết phát triển kinh tế - xã hội địa phương đề ra.

  • Khát vọng Xuân nơi vùng cao A Lưới

    Khát vọng Xuân nơi vùng cao A Lưới

    A Lưới - một trong 74 huyện nghèo của cả nước, một trong những nút thắt lớn nhất của Thừa Thiên - Huế trên chặng đường đưa tỉnh trở thành thành phố trực thuộc Trung ương vào năm 2025, đang chuyển mình mạnh mẽ.

  • Sản phẩm OCOP Đắk Lắk từ ao làng vươn ra biển lớn

    Sản phẩm OCOP Đắk Lắk từ ao làng vươn ra biển lớn

    Sau gần 6 năm thực hiện chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP), những sản phẩm đặc trưng mang tính vùng miền của tỉnh Đắk Lắk đã dần xây dựng được thương hiệu và có chỗ đứng trên thị trường. Hành trình đưa nông sản địa phương từ “ao làng” vươn ra “biển lớn” vẫn đang được tỉnh Đắk Lắk tích cực thực hiện.

  • Xây dựng nông thôn mới, sức mạnh tiềm thức của người dân xứ Thanh

    Xây dựng nông thôn mới, sức mạnh tiềm thức của người dân xứ Thanh

    Nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới đã ăn sâu vào tiềm thức của người dân tỉnh Thanh Hóa, sự đồng lòng hiến đất, đóng góp từ sức người, tài sản đã lan tỏa khắp từ thành thị đến các xã, huyện miền núi và những con em xa quê hương.

  • Sắp diễn ra Hội chợ OCOP Quảng Ninh - Hè 2024

    Sắp diễn ra Hội chợ OCOP Quảng Ninh - Hè 2024

    Từ ngày 26/4 đến ngày 1/5, tại Cung Quy hoạch, Hội chợ và Triển lãm tỉnh Quảng Ninh sẽ diễn ra Hội chợ OCOP Quảng Ninh - Hè 2024.

Top