Về xóm 5 (xã Nghi Phương, huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An) thăm mô hình thanh long ruột trắng của lão nông Nguyễn Văn Dũng mới thấy hết được sự tần tảo, chịu khó của người đàn ông ngoại tứ tuần này.
Nắng không còn bỏng rát trên đôi tay người nông dân, vườn thanh long xanh mướt khỏa lấp đi cái nắng gắt miền Trung xứ Nghệ. Đưa tôi đi thăm quan một vòng quanh vườn thanh long, vừa đi vừa trò chuyện, lão nông Nguyễn Văn Dũng hồ hởi chia sẻ về mô hình thanh long ruột trắng này.
Ông Dũng chia sẻ: “Năm 2013, sau khi nhà nước có chủ trương xóa bỏ lò gạch thủ công thì tôi chuyển đổi mô hình kinh tế sang làm trang trại. Thời điểm đó cho đến bây giờ tôi đã bắt đầu trồng thanh long, và so với cây chanh hay cây cam, đặc biệt là lúa thì trồng thanh long cho năng suất và thu nhập cao hơn rất nhiều”.
Mô hình thanh long ruột trắng rộng hơn 1ha của lão nông Nguyễn Văn Dũng (xóm 5, xã Nghi Phương, huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An)
Để có được những thành quả như bây giờ, ông mò mẫm vào tận tỉnh Bình Thuận để mua cây giống. Giống thanh long này phải chịu được thời tiết khô nóng, vì thế ông Dũng mới đem về miền quê Nghi Phương để thử nghiệm. Quá trình trồng cây thanh long không đơn giản. Chi phí bỏ ra ban đầu cũng không phải ít. Bởi, 1 trụ (để cho thanh long leo) thì mất 250.000đ, trong khi đó, với diện tích 1ha và hơn 1.000 gốc, ông đã phải bỏ ra 250 triệu đồng.
Thanh long là loại cây thuộc họ xương rồng, ưa nắng, ít bệnh, chịu hạn tốt, thích nghi với nhiều loại đất khô cằn.
Ông bày tỏ, Thanh long là loại cây thuộc họ xương rồng, ưa nắng, ít bệnh, chịu hạn tốt, thích nghi với nhiều loại đất khô cằn. Trồng thanh long tuy phải đầu tư ban đầu cao hơn nhiều so với các loại cây trồng khác, nhưng nguồn lợi và hiệu quả kinh tế cũng vượt trội hơn hẳn. Đây là loại cây trồng lâu năm, khoảng 20 - 25 năm sau mới phải đầu tư trồng lại. Chỉ mất 12 - 18 tháng chăm bón, các gốc thanh long đã có thể cho thu hoạch nhiều đợt. Từ năm thứ 2 trở đi (sau khi cho quả bói), năng suất quả tăng dần và có thể cao gấp đôi năm trước.
Chỉ mất 12 - 18 tháng chăm bón, các gốc thanh long đã có thể cho thu hoạch nhiều đợt. Từ năm thứ 2 trở đi (sau khi cho quả bói), năng suất quả tăng dần và có thể cao gấp đôi năm trước.
“Những năm đầu mới trồng thanh long ruột trắng, tôi phải cất công đi tìm thương lái. Bây giờ thì khách mua đã vào tận vườn, đặt trước sản lượng hàng tháng, nên thu nhập ổn định hơn. Ngoài bán buôn cho tư thương, gia đình còn bán lẻ với giá cao hơn. Năm ít thì lãi khoảng 100 triệu đồng, năm nhiều có thể lên đến 200 - 300 triệu đồng”, lão nông Dũng chia sẻ.
Tính đến thời điểm hiện tại, đầu thanh long ruột trắng mà ông Dũng trồng đã ổn định. Trước những hiệu quả về kinh tế quả thanh long đem lại, ông Dũng đang chuẩn bị nhân rộng mô hình.
Việc trồng thành công giống thanh long ruột trắng của ông Nguyễn Văn Dũng đã góp phần quan trọng trong việc tháo gỡ khó khăn trong chuyển đổi cơ cấu cây trồng. Đây cũng là một hướng đi mới trong thực hiện đề án tái cơ cấu sản xuất ngành nông nghiệp của tỉnh Nghệ An nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế trong phát triển nông nghiệp, nông thôn.
Sau lầm lỡ, nhiều người mãn hạn tù trở về cuộc sống thường nhật trong nỗi ngổn ngang về tương lai. Ở vùng cao Bắc Hà (Lào Cai), nhờ nguồn vốn tín dụng chính sách từ Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH), không ít người sau lầm lỡ có điểm tựa để làm lại từ đầu, từng bước xây dựng kinh tế gia đình và tái hòa nhập cộng đồng.
Chương trình giáo dục số đã nhận được sự hưởng ứng tích cực từ cán bộ cơ sở và khách hàng của NHCSXH. Hầu hết đều đánh giá chương trình thiết thực, dễ tiếp cận và phù hợp với nhu cầu của đại đa số khách hàng, góp phần tích cực cho việc thực hiện chủ chương thúc đẩy chuyển đổi số và kinh tế số của địa phương.
Không chỉ từ khi Luật Hợp tác xã năm 2023 chính thức có hiệu lực (01/7/2024), mà trước đó, nhiều hợp tác xã (HTX) trên địa bàn Quảng Ngãi đã chủ động mở rộng các dịch vụ phục vụ và phát triển sản xuất kinh doanh (SXKD) gắn với chuỗi giá trị sản phẩm. Nhờ đó, vai trò của HTX nông nghiệp (NN) đối với kinh tế hộ ngày càng rõ hơn, nhất là khi SX gặp khó khăn: hạn hán, lũ lụt, dịch bệnh,…