Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ sáu, ngày 19 tháng 4 năm 2024  
Thứ năm, ngày 20 tháng 12 năm 2018 | 17:22

Nghệ An: Xây dựng vườn mẫu được hỗ trợ 15 triệu đồng

Năm 2018, Đô Lương và Nam Đàn là 2 địa phương của Nghệ An được lựa chọn để xây dựng mô hình vườn mẫu chuẩn, mỗi vườn được hỗ trợ 15 triệu đồng.

Thực tế cho thấy, đã đến lúc Nghệ An cần có bộ tiêu chí để xây dựng khu vườn trong mỗi hộ gia đình chất lượng, hiệu quả và đẹp hơn. Từ khu vườn tự phát sang tự giác, có kế hoạch. Hoặc, từ vườn tự cung, tự cấp sang vườn kinh doanh, từ người nông dân đơn thuần, thành người nông dân hiện đại, do vậy tỉnh đã xây dựng mô hình vườn mẫu để bà con học tập

 

v-mau-na-99991.jpg

 Nông dân Trung Sơn - Đô Lương đang bắt tay vào làm vườn mẫu. Ảnh: Xuân Hoàng

 

Trên cơ sở đó, sau một thời gian xây dựng, nghiên cứu các cấp, ngành có liên quan, đã cho ra đời bộ tiêu chí, để áp dụng xây dựng vườn mẫu chuẩn trên địa bàn toàn tỉnh. Mặc dù, bước đầu còn bỡ ngỡ, nhưng đã  được các cấp chính quyền, đặc biệt là người dân rất quan tâm, hưởng ứng và tích cực thực hiện. Hiện, mỗi vườn chuẩn được hỗ trợ 15 triệu đồng.

Thực tế cho thấy, để xây dựng lại khu vườn chuẩn, thì số tiền người dân bỏ ra thường lớn hơn, trước tiên, phải bám vào 5 tiêu chí để khảo sát, trong đó, cần lưu ý: Phải có bản đồ quy hoạch sản xuất, số diện tích đất làm V.A.C phải từ 500 m2 trở lên, và có thu nhập tối thiểu 30 triệu đồng/năm.

Phải ứng dụng khoa học và công nghệ vào sản xuất, chăn nuôi; trồng hàng cây xanh cao khoảng 1 mét vào bờ tường trước cổng, có hệ thống tưới tự động, mương tiêu xây kiên cố là bắt buộc, và thường xuyên phải xử lý môi trường,...

Ban chỉ đạo và người dân hoạch toán tổng thể, phân ra những hạng mục đã có, và những hạng mục làm mới, sau đó hai bên thống nhất những nội dung nào được hỗ trợ, và cam kết thời gian cụ thể để hoàn thành.

Sau khi thực hiện xong thì hướng dẫn làm hồ sơ thanh toán, bao gồm: Phiếu điều tra khảo sát; Đơn đăng ký xây dựng vườn chuẩn NTM; Phương án quy hoạch và bố trí sản xuất, kinh doanh V.A.C chuẩn NTM. Sơ đồ quy hoạch bố trí sản xuất, kinh doanh, các biên bản nghiệm thu, hợp đồng, các hóa đơn, chứng từ liên quan để làm thủ tục thanh toán.

Bắc Kạn:  Đất ruộng 2 lúa 1 màu đạt 100 triệu đồng/ha

Năm 2018, huyện Bạch Thông (Bắc Kạn) canh tác được 535ha diện tích đất ruộng đạt giá trị 100 triệu đồng/ha, đạt 100,9% kế hoạch giao.

 

bk-9999999-ngo.jpg

 Nông dân xã Lục Bình đang làm cỏ ngô vụ đông

 

Theo đó, các công thức luân canh của Bạch Thông chủ yếu gồm: 02 lúa -01 màu, đã thực hiện được 274ha tại các xã Cẩm Giàng, Quân Bình, Lục Bình, Phương Linh; cây thuốc lá - lúa mùa 122ha tại các xã Sỹ Bình, Vũ Muộn, Cao Sơn, Tú Trĩ; dưa lê - lúa mùa 10ha, tại xã Nguyên Phúc; 02 lúa -01 cá 20ha tại xã Vi Hương; 02 màu -01 lúa tại Cẩm Giàng, Sỹ Bình, Lục Bình; 03 màu tại Cẩm Giàng, thị trấn, Phương Linh…

Để thực hiện thành công kết quả trên, hàng năm, huyện Bạch Thông đều giao chỉ tiêu cho các xã đăng ký công thức luân canh phù hợp, lựa chọn  cây trồng cho năng suất cao, dễ tiêu thụ.

Hiện, địa phương đang  tích cực vận động bà con trồng các loại cây vụ đông đang đắt giá trên thị trường như: khoai tây, khoai lang, rau màu, ngô..vừa tận dụng đất đai nhàn rỗi sau thu hoạch, vừa góp phần giúp bà con nâng cao giá trị trên đơn vị diện tích, thực hiện thắng lợi chỉ tiêu sản xuất nông nghiệp đã được giao. Đặc biệt, những mặt hàng nông sản kể trên, ngoài việc tiêu thụ ở địa phương còn chuyển về Hà Nội và các vùng lân cận.

Yên Bái:  Chủ động phòng chống đói, rét cho gia súc

 Ngay từ đầu mùa đông 2018, Đảng ủy, chính quyền xã Chế Cu Nha (Yên Bái) đã xây dựng kế hoạch, chỉ đạo các hội, đoàn thể, thôn, bản tuyên truyền nhân dân chủ động phòng chống đói, rét cho vật nuôi, nhằm giảm thiệt hại thấp nhất do thời tiết bất thường gây ra.

 

yb-9936.jpg

      Bà Sùng Thị Xay, xã Chế Cu Nha, chủ động trồng cỏ cho trâu bò trong mùa đông

Ông Khang A Hù - Phó Chủ tịch UBND xã Chế Cu Nha cho biết: "Trước những biến đổi ngày càng cực đoan, phức tạp của khí hậu, để nhân dân không bị động trước mọi diễn biến thời tiết, nhất là trong các đợt rét đậm, rét hại, xã đã chỉ đạo cán bộ phụ trách thôn, bản chủ động xuống cơ sở. Kết hợp với thôn, bản họp dân triển khai các biện pháp  như: xuất bán bớt những vật nuôi già yếu, che chắn chuồng trại, dự trữ thức ăn, tiêm phòng dịch bệnh, để bảo đảm duy trì tốt đàn vật nuôi, phục vụ sản xuất và tái đàn năm sau...”.

Là một trong những hộ nuôi nhiều trâu, bò ở bản Thào Chua Chải, bà Sùng Thị Xay cho biết: "Gia đình tôi có 6 con trâu và 4 con bò. Để phòng chống đói, rét cho đàn vật nuôi trong mùa đông, gia đình vừa sửa lại chuồng, che chắn bảo đảm cho nuôi nhốt cả đàn. Ngoài 3 mảnh nương trồng cỏ voi, tôi còn dự trữ rơm rạ bảo đảm đủ thức ăn cho đàn vật nuôi trong mùa đông”. 

Nhờ đẩy mạnh tuyên truyền, không chỉ năm nay mà nhiều năm trước, phần lớn nhân dân ở cả 6 bản trong xã, đều nêu cao ý thức và tự giác trong việc phòng chống đói, rét cho đàn gia súc, gia cầm. Hiện, nhà nào cũng có từ 1 - 2 mảnh nương trồng cỏ voi, dự trữ rơm làm thức ăn khô phục vụ nhu cầu chăn nuôi trong mùa đông. 

Hiện, xã Chế Cu Nha có tổng đàn gia súc, gia cầm hơn 14.200 con.… Để tăng cường sức chống chịu đói, rét cho đàn gia súc trong mùa đông, ngoài dự trữ thức ăn thô, xã còn vận động nhân dân tăng cường thức ăn tinh bột như: cám ngô, cám gạo; áp dụng phương pháp đốt lửa, cuốn thêm vỏ chăn cũ cho bê, nghé để chống rét; di chuyển đàn trâu, bò, dê còn thả rông về nuôi nhốt để tiện chăm sóc, theo dõi trong những ngày rét đậm, rét hại.

Ngoài ra, xã cũng đã chỉ đạo cán bộ thú y triển khai tiêm phòng một số loại dịch bệnh thường gặp ở vật nuôi trong mùa đông như: lở mồm long móng, tụ huyết trùng ở trâu, bò; tụ huyết trùng, viêm đường hô hấp cấp tính ở lợn... đạt hiệu quả cao.

Với sự quan tâm, chỉ đạo sát sao, kịp thời của cấp ủy Đảng, chính quyền, ý thức tự giác, chủ động trong việc bảo vệ đàn gia súc, gia cầm, những năm gần đây, đàn vật nuôi của Chế Cu Nha luôn ổn định. Bảo đảm cho tái đàn vào năm sau, từng bước hướng đến chăn nuôi hàng hóa, tạo đà phát triển kinh tế hộ ở địa phương.

Mộc Châu: Thành lập HTX để liên kết chuỗi tiêu thụ sản phẩm

Năm 2018, huyện Mộc Châu (Sơn La) đã thành lập mới 10 HTX và 10 tổ hợp tác, nâng tổng số HTX nông nghiệp trên địa bàn huyện lên 50 HTX. Các hợp tác xã, tổ hợp tác chủ yếu hoạt động trong lĩnh vực sản xuất, kinh doanh các loại rau, quả là sản phẩm nông nghiệp có lợi thế của địa bàn.

 

s-la-333333.jpg

 Sản xuất rau quy trình VietGAP tại  HTX rau sạch Dũng Tiến,  Mộc Châu

 

Các đơn vị, phòng, ban của huyện đã tổ chức 99 lớp tập huấn, chuyển giao khoa học kỹ thuật, hội thảo đầu bờ cho 3.187 lượt người, với nội dung: Tập huấn nâng cao trình độ chuyên môn quản lý của lãnh đạo HTX, tổ hợp tác, kỹ thuật trồng các loại cây ăn quả,  chăn nuôi nông hộ, nuôi cá lồng. Chuyển giao khoa học kỹ thuật trong ứng dụng nông nghiệp công nghệ cao, xây dựng nhà lưới, nhà kính, sử dụng phân bón sinh học...

Thời gian tới, huyện Mộc Châu tiếp tục khuyến khích việc thành lập HTX, tổ hợp tác, kinh tế trang trại gắn với chuỗi sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, tạo ra những sản phẩm nông nghiệp sạch, có thương hiệu, nâng cao giá trị kinh tế trên diện tích đất canh tác, tăng sức cạnh tranh cho sản phẩm và bảo vệ môi trường.

Xây dựng vườn mẫu được hỗ trợ 15 triệu đồng; canh tác 2 lúa 1 màu đạt  hiệu quả cao; chủ động phòng chống đói, rét cho gia súc, gia cầm; thành lập HTX để liên kết chuỗi sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, là những tin nổi bật trong tuần.

 

 

An Như (tổng hợp)
Ý kiến bạn đọc
  • “Quả ngọt” từ dòng vốn chính sách

    “Quả ngọt” từ dòng vốn chính sách

    Thời gian qua, từ các chương trình tín dụng ưu đãi, hàng nghìn hộ nghèo trên địa bàn tỉnh Phú Thọ được tiếp cận vốn để phát triển kinh tế, vươn lên thoát nghèo.

  • Vốn chính sách “kích cầu” hình thành bản du lịch

    Vốn chính sách “kích cầu” hình thành bản du lịch

    Thời gian qua, NHCSXH huyện Quỳ Châu (Nghệ An) đã đồng hành thực hiện các mục tiêu mà nghị quyết phát triển kinh tế - xã hội địa phương đề ra.

  • Khát vọng Xuân nơi vùng cao A Lưới

    Khát vọng Xuân nơi vùng cao A Lưới

    A Lưới - một trong 74 huyện nghèo của cả nước, một trong những nút thắt lớn nhất của Thừa Thiên - Huế trên chặng đường đưa tỉnh trở thành thành phố trực thuộc Trung ương vào năm 2025, đang chuyển mình mạnh mẽ.

  • Sản phẩm OCOP Đắk Lắk từ ao làng vươn ra biển lớn

    Sản phẩm OCOP Đắk Lắk từ ao làng vươn ra biển lớn

    Sau gần 6 năm thực hiện chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP), những sản phẩm đặc trưng mang tính vùng miền của tỉnh Đắk Lắk đã dần xây dựng được thương hiệu và có chỗ đứng trên thị trường. Hành trình đưa nông sản địa phương từ “ao làng” vươn ra “biển lớn” vẫn đang được tỉnh Đắk Lắk tích cực thực hiện.

  • Xây dựng nông thôn mới, sức mạnh tiềm thức của người dân xứ Thanh

    Xây dựng nông thôn mới, sức mạnh tiềm thức của người dân xứ Thanh

    Nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới đã ăn sâu vào tiềm thức của người dân tỉnh Thanh Hóa, sự đồng lòng hiến đất, đóng góp từ sức người, tài sản đã lan tỏa khắp từ thành thị đến các xã, huyện miền núi và những con em xa quê hương.

  • Sắp diễn ra Hội chợ OCOP Quảng Ninh - Hè 2024

    Sắp diễn ra Hội chợ OCOP Quảng Ninh - Hè 2024

    Từ ngày 26/4 đến ngày 1/5, tại Cung Quy hoạch, Hội chợ và Triển lãm tỉnh Quảng Ninh sẽ diễn ra Hội chợ OCOP Quảng Ninh - Hè 2024.

Top