Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ bảy, ngày 20 tháng 4 năm 2024  
Thứ ba, ngày 24 tháng 11 năm 2020 | 19:17

Ngư dân miền Trung trúng đậm mùa cá liệt, ruốc biển

Trời yên biển lặng, mấy ngày qua ngư dân miền Trung đã trúng đậm một mùa ruốc biển, cá liệt.

Quảng Nam: Ngư dân được mùa cá liệt

Mấy ngày qua, bờ biển An Bàng (phường Cẩm An, TP. Hội An), hàng chục ngư dân đang tranh thủ gỡ cá liệt mắc lưới, với tâm trạng đầy phấn khởi.

 

ca-l-9-9.jpg

 Người dân gỡ cá liệt tại bãi biển An Bàng. Ảnh: NHƯ QUỲNH 

 

Trời vừa tờ mờ sáng, dọc bờ biển An Bàng cho đến bãi biển Hà My (phường Điện Dương, thị xã Điện Bàn) có rất nhiều ngư dân đang khẩn trương gỡ cá liệt, từ những mẻ lưới sau một đêm đi thúng chai trên biển.

Cá liệt mắc lưới rất nhiều và đa số còn sống, tươi rói, ngoài ra còn có tôm tít, ghẹ, cá hố, cá trích...

Đang cùng con trai gỡ cá liệt tại bờ biển Cẩm An, lão ngư Nguyễn Sáu (khối phố Tân Thành, phường Cẩm An) phấn khởi cho hay: “Tôi và con trai đi thúng chai từ lúc 2 giờ sang, để thả 3 tấm lưới bắt cá liệt. Mỗi mẻ lưới tôi gỡ được hơn 10kg cá liệt và các loại hải sản khác.

Theo đó, mùa biển động cá liệt thường vào bờ để ẩn nấp và kiếm mồi nên việc thả lưới cũng thuận tiện hơn, không phải đi xa. Bình quân mỗi ngày tôi kiếm được 300 - 500 nghìn đồng từ việc thả lưới bắt cá”.

​​Cách đó hơn 100m, 5 người trong một gia đình khác cũng đang tranh thủ gỡ cá để cân cho thương lái. Một người trong gia đình này cho biết, mùa cá liệt thường bắt đầu từ tháng 9 âm lịch, cho đến hết mùa đông.

Cá thường sống dọc các ghềnh đá, nhất là khu vực biển Cù Lao Chàm, nhưng sau mùa mưa hay biển động, thì thường tìm đến ven bờ để sinh sản.

“Gia đình tôi sống chủ yếu phụ thuộc vào nghề chài lưới ven biển An Bàng, nên cứ canh con nước vào mùa đông là đi “săn” cá liệt. Với giá dao động 15 nghìn đồng/kg cá nhỏ, và hơn 30 nghìn đồng/kg cá lớn như hiện nay, ít nhất mỗi ngày tôi kiếm được 500 nghìn - 1 triệu đồng/chuyến thả lưới” - một ngư dân cho biết.

Theo nhiều ngư dân, mùa cá liệt không kéo dài nhưng đem lại thu nhập khá. Nếu siêng năng, một tháng gia đình thu hơn 10 triệu đồng là chuyện bình thường. 

Do cá tươi, dễ chế biến được nhiều món ăn ngon nên người dân nơi khác và thương lái rất ưa chuộng. Cá mắc lưới bao nhiêu đều bán hết bấy nhiêu trong ngày.

Hành trang một chuyến đi biển gần bờ của ngư dân nơi đây cũng rất đơn giản, chỉ cần những tấm lưới chuyên bắt cá liệt, chiếc thúng chai là có thể hành nghề.

Thả lưới cá liệt mùa biển động, từ lâu đã trở thành cái nghề của nhiều ngư dân trong những ngày rỗi rãi việc.

Hà Tĩnh: Trúng ruốc biển liên tiếp 5 ngày liền, ngư dân thu hàng trăm triệu đồng

Gần 1 tuần nay, ngư dân các địa phương Hà Tĩnh liên tục trúng luồng ruốc. Các cơ sở chế biến hải sản ở Cụm Công nghiệp Thạch Kim (Lộc Hà) cho biết, họ đã thu mua hơn 1.000 tấn nguyên liệu ruốc biển.

Những ngày này, tại cảng cá Cửa Sót (Thạch Kim, Lộc Hà), mỗi ngày 2 lần, các thuyền vớt ruốc (tép biển) của ngư dân liên tục cập bờ, mang về mỗi chuyến từ 2 - 3 tấn ruốc/thuyền.

 

ruoc-61.jpg

 Các chủ cơ sở chế biến hải sản tại Thạch Kim và thị trấn Lộc Hà thu mua ruốc về chế biến.

 

Ngư dân Nguyễn Văn Bình, 36 tuổi (Thạch Long, Thạch Hà) cho biết: “5 ngày vừa rồi, mỗi ngày, tôi thu hoạch được từ 6 - 7 tấn ruốc/ngày về nhập ngay cho các cơ sở chế biến. Ước tính cả đợt thu nhập gần 250 triệu đồng”.

Tương tự, ngư dân Nguyễn Văn Hùng, 42 tuổi (thị trấn Lộc Hà) cho biết, thuyền anh cũng đạt sản lượng đánh bắt lớn, trong 5 ngày qua khoảng 35 tấn ruốc, thu về gần 300 triệu đồng.

Không chỉ ở Lộc Hà, Thạch Hà, tại nhiều địa phương khác như: Nghi Xuân, Cẩm Xuyên... ngư dân cũng trúng đậm các mẻ ruốc.

Tại xã Xuân Viên (Nghi Xuân), những ngày vừa qua, ngư dân ở đây cũng đã thu hoạch loại “lộc biển” này với số lượng lên đến hàng trăm tấn.

Ngư dân trúng đậm ruốc biển, đã tạo nguồn nguyên liệu dồi dào cho các cơ sở chế biến. Trong đó, xã Thạch Kim, thị trấn Lộc Hà với hàng chục cơ sở chế biến hải sản, được xem là nơi tiêu thụ ruốc lớn nhất của cả tỉnh Hà Tĩnh. Hiện, bà con đã tranh thủ nhập nguyên liệu để chủ động cho hoạt động chế biến ruốc biển.

Ông Trần Đức Hảo - chủ cơ sở chế biến hải sản Hảo Phượng, một trong 3 cơ sở lớn nhất tại Cụm công nghiệp Thạch Kim, cho biết: “Chỉ trong 5 ngày, cơ sở của tôi đã thu mua được hơn 350 tấn ruốc. Để kịp thời sơ chế trong thời tiết thuận lợi như mấy ngày nay, tôi thuê 8 nhân công liên tục ủ phơi, để làm nguyên liệu sản xuất dần trong thời gian tới”.

Được biết, Cụm công nghiệp của xã Thạch Kim hiện có 18 cơ sở chế biến loại hải sản này. Ngoài ông Hảo, các cơ sở của ông Trần Ngọc Lương, Nguyễn Đình Bình cũng đã thu mua được số lượng lớn, trung bình mỗi cơ sở đạt 300 - 400 tấn.

Bên cạnh các chủ cơ sở chế biến hải sản quy mô lớn ở CCN xã Thạch Kim, khoảng 40 hộ dân sản xuất nhỏ lẻ, tại các thôn/tổ dân phố, xã Thạch Kim và thị trấn Lộc Hà, cũng thu mua được từ 10 - 30 tấn/hộ.

Ông Nguyễn Trần Hướng, 55 tuổi, tổ dân phố Trung Nghĩa (thị trấn Lộc Hà) cho biết: "Chúng tôi không chỉ thu mua ruốc của các ngư dân cập cảng Cửa Sót, mà còn thu mua ở các vùng khác đưa đến như: Xuân Viên, Cương Gián (Nghi Xuân), Thạch Hải (Thạch Hà)...

Đây là thời điểm bắt đầu bước vào vụ ruốc chính trong năm, hy vọng, ngư dân tiếp tục bội thu ruốc biển.

Nghệ An: Gần 66.000 tấn thủy sản thông qua hệ thống cảng cá

Thời gian qua, hệ thống cảng cá, bến cá, khu neo đậu tránh, trú bão ở Nghệ An được xây dựng, nâng cấp hỗ trợ hiệu quả cho nghề cá phát triển bền vững, tham gia bảo vệ chủ quyền biển, đảo Tổ quốc và bảo vệ nguồn lợi thủy sản.

 

na-39.jpg

Tàu thuyền của ngư dân Quỳnh Phương cập cảng. Ảnh: H.V

 

Được biết, 10 tháng đầu năm 2020, thông qua hệ thống cảng cá ở Nghệ An (Cảng cá Cửa Hội, Lạch Vạn, Lạch Quèn, Quỳnh Phương) đã có hơn 8.300 lượt tàu cá của ngư dân cập cảng, với sản lượng hàng hóa thủy sản gần 66.000 tấn.

Theo đó, nhờ có chính sách xã hội hóa các khâu hoạt động dịch vụ nghề cá, nên tại các cảng cá hình thành khá đầy đủ cơ sở dịch vụ, đáp ứng cho tàu thuyền ra khơi, như cung cấp 5.860 mnước ngọt, 4.360 tấn đá lạnh, cung ứng 1.502.380 KW điện xăng, dầu...

Thực hiện Quyết định số 27/QĐ.BNN – Tổng cục Thuỷ sản ngày 5/1/2018 của Bộ Nông nghiệp và PTNT và Thông tư 21/2018/TT-BNNPTNT ngày 15/11/2018 của Bộ Nông nghiệp và PTNT về quy định ghi, nộp báo cáo, nhật ký khai thác thủy sản; danh sách tàu cá khai thác thủy sản bất hợp pháp; xác nhận nguyên liệu, chứng nhận nguồn gốc thủy sản khai thác, từ đầu năm 2020 đến nay, Ban Quản lý cảng Nghệ An đã giám sát sản lượng qua cảng 4.967 tấn và thu giữ nhật ký khai thác 16.171 chuyến. 

 

 

Yên Như (Tổng hợp)
Ý kiến bạn đọc
  • “Quả ngọt” từ dòng vốn chính sách

    “Quả ngọt” từ dòng vốn chính sách

    Thời gian qua, từ các chương trình tín dụng ưu đãi, hàng nghìn hộ nghèo trên địa bàn tỉnh Phú Thọ được tiếp cận vốn để phát triển kinh tế, vươn lên thoát nghèo.

  • Vốn chính sách “kích cầu” hình thành bản du lịch

    Vốn chính sách “kích cầu” hình thành bản du lịch

    Thời gian qua, NHCSXH huyện Quỳ Châu (Nghệ An) đã đồng hành thực hiện các mục tiêu mà nghị quyết phát triển kinh tế - xã hội địa phương đề ra.

  • Khát vọng Xuân nơi vùng cao A Lưới

    Khát vọng Xuân nơi vùng cao A Lưới

    A Lưới - một trong 74 huyện nghèo của cả nước, một trong những nút thắt lớn nhất của Thừa Thiên - Huế trên chặng đường đưa tỉnh trở thành thành phố trực thuộc Trung ương vào năm 2025, đang chuyển mình mạnh mẽ.

  • Sản phẩm OCOP Đắk Lắk từ ao làng vươn ra biển lớn

    Sản phẩm OCOP Đắk Lắk từ ao làng vươn ra biển lớn

    Sau gần 6 năm thực hiện chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP), những sản phẩm đặc trưng mang tính vùng miền của tỉnh Đắk Lắk đã dần xây dựng được thương hiệu và có chỗ đứng trên thị trường. Hành trình đưa nông sản địa phương từ “ao làng” vươn ra “biển lớn” vẫn đang được tỉnh Đắk Lắk tích cực thực hiện.

  • Xây dựng nông thôn mới, sức mạnh tiềm thức của người dân xứ Thanh

    Xây dựng nông thôn mới, sức mạnh tiềm thức của người dân xứ Thanh

    Nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới đã ăn sâu vào tiềm thức của người dân tỉnh Thanh Hóa, sự đồng lòng hiến đất, đóng góp từ sức người, tài sản đã lan tỏa khắp từ thành thị đến các xã, huyện miền núi và những con em xa quê hương.

  • Sắp diễn ra Hội chợ OCOP Quảng Ninh - Hè 2024

    Sắp diễn ra Hội chợ OCOP Quảng Ninh - Hè 2024

    Từ ngày 26/4 đến ngày 1/5, tại Cung Quy hoạch, Hội chợ và Triển lãm tỉnh Quảng Ninh sẽ diễn ra Hội chợ OCOP Quảng Ninh - Hè 2024.

Top