Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ năm, ngày 25 tháng 4 năm 2024  
Thứ tư, ngày 27 tháng 10 năm 2021 | 10:56

Người dân nuôi trồng thủy sản nhiều nơi gặp khó vì điện áp không đảm bảo

Nhiều khu nuôi trồng thủy sản của các địa phương tại huyện Phú Vang (Thừa Thiên - Huế) gặp khó khăn trong sản xuất vì điện áp không đảm bảo.

Theo đó, vào ngày 26/10, Bí thư Huyện ủy Phú Vang (Thừa Thiên - Huế) Trần Gia Công đã cùng lãnh đạo huyện, cơ quan chuyên môn và đại diện Công ty Điện lực Thừa Thiên - Huế, Giám đốc Chi nhánh Điện lực huyện Phú Vang đi khảo sát thực tế về hệ thống lưới điện sinh hoạt, điện phục vụ nuôi trồng thủy sản tại 3 xã Phú Hồ, Phú Xuân và Phú Diên.

 

 

Bí thư Huyện ủy Phú Vang Trần Gia Công và đoàn công tác khảo sát thực tế về hệ thống lưới điện sinh hoạt, điện phục vụ nuôi trồng thủy sản trên địa bàn huyện (ảnh: Tuyên giáo Phú Vang).
Bí thư Huyện ủy Phú Vang Trần Gia Công và đoàn công tác khảo sát thực tế về hệ thống lưới điện sinh hoạt, điện phục vụ nuôi trồng thủy sản trên địa bàn huyện (ảnh: Tuyên giáo Phú Vang).

 

Trong đó, khảo sát hệ thống lưới điện nuôi trồng thủy sản tại 2 xã Phú Xuân và Phú Diên đoàn công tác nhận định, hiện nay do nhu cầu sử dụng điện để nuôi trồng thủy sản của người dân tăng cao, trong khi các tuyến đầu tư vẫn còn rời rạc, chủ yếu phục vụ thắp sáng. Một số hộ dân hợp đồng mua điện 3 pha, tuy nhiên do điện áp không đảm bảo, rất khó khăn trong sản xuất.

Trao đổi về vấn đề này, Chủ tịch UBND xã Phú Xuân Đỗ Công Khiêm cho biết, người nuôi trồng thủy sản cần sử dụng điện để thắp sáng chòi canh, hồ nuôi và các hoạt động khác như chạy máy tạo oxy, máy bơm nước…

Chủ tịch UBND xã Phú Xuân cho biết thêm, hiện tại, các hồ nuôi trồng thủy sản các trên địa bàn cách vị trí cột điện thuộc lưới điện quốc gia khoảng 500 – 2.000m do đó việc kéo điện ra phục vụ các hoạt động nuôi trồng thủy sản của người dân gặp nhiều khó khăn.

 

Người dân nuôi trồng thủy sản tại nhiều nơi gặp khó khăn trong sản xuất do điện áp không đảm bảo (ảnh: Tuyên giáo Phú Vang).
Người dân nuôi trồng thủy sản tại nhiều nơi gặp khó khăn trong sản xuất do điện áp không đảm bảo (ảnh: Tuyên giáo Phú Vang).

 

Ông Hoàng Văn Vy, Chủ tịch UBND Phú Diên cho hay, hiện nay tại địa phương có 120 hồ (49,47ha) của 84 hộ nuôi trồng thủy sản tập trung tại 02 thôn là Kế Sung và Thanh Dương. Việc nuôi trồng thủy sản của người dân tại đây gặp nhiều khó khăn vì đường điện lưới quốc gia cách xa các hồ nuôi này.

Người dân cũng đã tiến hành kéo điện từ nhà họ hoặc từ cột điện lưới quốc gia gần nhất đến các hồ để phục vụ hoạt động nuôi trồng thủy sản. Tuy nhiên, do khoảng cách xa và dây không đủ truyền tải nên người dân không có đủ điện để phục vụ sản xuất. Cùng với đó, các đường dây điện do người dân tự bắt đến hồ nuôi ẩn chứa nhiều nguy cơ tai nạn nhất là trong mùa mưa bão. Trước tình hình trên, phía chính quyền địa phương và người dân đã đề nghị phía điện lực và các cấp cao hơn quan tâm, xử lý, ông Hoàng Văn Vy cho biết thêm.

Qua khảo sát tại các địa phương trên, Bí thư Huyện ủy Phú Vang Trần Gia Công cảm ơn sự quan tâm của Công ty Điện lực Thừa Thiên - Huế trong những năm qua đã có sự đầu tư, xây dựng hệ thống lưới điện phục vụ nhu câu sinh hoạt, sản xuất của người dân, đóng góp cho việc phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn huyện.

Bên cạnh đó, ông Trần Gia Công mong muốn trong thời gian tới huyện tiếp tục nhận được sự quan tâm của ngành điện lực, nhất là quan tâm bố trí nguồn lực, đầu tư làm mới, cải tạo, nâng cấp hệ thống lưới điện an toàn, đáp ứng nhu cầu về điện sinh hoạt, cũng như nuôi trồng thủy sản của người dân hiện nay.

Bí thư Huyện ủy Phú Vang cũng yêu cầu các địa phương cần đẩy mạnh tuyên truyền đến người dân chấp hành tốt an toàn hành lang lưới điện, sử dụng điện an toàn; yêu cầu các nhà mạng viễn thông sử dụng chung hạ tầng, phối hợp với ngành điện, bó gọn, thu hồi dây cáp không sử dụng, đảm bảo mỹ quan hệ thống lưới điện trên địa bàn.

 

Tại xã Phú Hồ, qua khảo sát hệ thống lưới điện sinh hoạt ở đây được đầu tư từ năm 1994, mặc dù đã được ngành Điện lực quan tâm năng cấp, sữa chửa hàng năm, những do thời gian sử dụng khá lâu nên mạng lưới điện, hệ thống đường dây cũng như các trụ điện đã bị xuống cấp, xá sứ bị gãy, hư hỏng, gây mất an toàn cho người dân, nhất là trong mùa mưa bão.

Chủ tịch UBND xã Phú Hồ Dương Văn Tiến cho biết, trong mùa mưa lụt năm 2020 tại địa phương từng xảy ra hiện tượng gãy cột điện và đã được phía Công ty Điện lực Thừa Thiên - Huế khắc phục.
Văn Nghĩa
Ý kiến bạn đọc
  • Tín dụng chính sách trợ lực giảm nghèo bền vững

    Tín dụng chính sách trợ lực giảm nghèo bền vững

    Nhằm giúp hộ nghèo, hộ cận nghèo vươn lên cải thiện cuộc sống, các sở, ban, ngành và các cấp chính quyền huyện, thị, thành phố của tỉnh Hậu Giang đã và đang triển khai thực hiện các dự án đa dạng hóa sinh kế, nhân rộng mô hình giảm nghèo bền vững. Thông qua vốn tín dụng chính sách của Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) đầu tư vào sản xuất - kinh doanh, đời sống người dân đã được nâng cao, từng bước thoát nghèo, vươn lên khá - giàu.

  • “Quả ngọt” từ dòng vốn chính sách

    “Quả ngọt” từ dòng vốn chính sách

    Thời gian qua, từ các chương trình tín dụng ưu đãi, hàng nghìn hộ nghèo trên địa bàn tỉnh Phú Thọ được tiếp cận vốn để phát triển kinh tế, vươn lên thoát nghèo.

  • Vốn chính sách “kích cầu” hình thành bản du lịch

    Vốn chính sách “kích cầu” hình thành bản du lịch

    Thời gian qua, NHCSXH huyện Quỳ Châu (Nghệ An) đã đồng hành thực hiện các mục tiêu mà nghị quyết phát triển kinh tế - xã hội địa phương đề ra.

  • Nỗ lực Dần Thàng

    Nỗ lực Dần Thàng

    Chỉ vài ba năm trở về trước, xã Dần Thàng (Văn Bàn, Lào Cai) còn là một địa danh ẩn sâu trong những tán rừng, được bao bọc bởi nhiều dãy núi, nơi sinh sống chủ yếu của đồng bào dân tộc Dao. Quyết tâm XD NTM đã khiến Dần Thàng “chuyển động”, mạnh mẽ nhất là phong trào phát triển kinh tế.

  • Quảng Trị đưa xây dựng NTM vào chiều sâu và bền vững

    Quảng Trị đưa xây dựng NTM vào chiều sâu và bền vững

    Thực hiện Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới (NTM) gắn với thực hiện có hiệu quả cơ cấu lại ngành nông nghiệp, phát triển kinh tế nông thôn đi vào chiều sâu, bền vững, từng bước hiện đại đang được Đảng bộ, chính quyền, Nhân dân Quảng Trị triển khai có hiệu quả.

  • Khắc phục hạn chế để đưa sản phẩm OCOP vươn tầm thế giới

    Khắc phục hạn chế để đưa sản phẩm OCOP vươn tầm thế giới

    Để "đặt chân" sâu hơn vào thị trường quốc tế đòi hỏi sản phẩm OCOP cần phải khắc phục hạn chế và sản xuất cái thị trường cần thay vì cái mình có, định vị thị trường và mở kênh bán hàng…

Top