Trong khuôn khổ “Tuần lễ Mận và Nông sản Sơn La năm 2019” tổ chức tại Trung tâm Xúc tiến thương mại (Bộ Nông nghiệp và PTNT), người tiêu dùng Hà Nội thỏa sức mua các mặt hàng nông sản có nguồn gốc xuất xứ.
“Tuần lễ Mận và Nông sản an toàn tỉnh Sơn La năm 2019” thu hút sự tham gia của 20 doanh nghiệp, hợp tác xã, với khoảng 35 gian hàng tham gia, chia thành các nhóm: Nhóm sản phẩm quả tươi (xoài, ổi, bưởi da xanh, chuối…); nhóm rau - củ - quả; nhóm thực phẩm đã qua chế biến với các loại quả được trồng tại vùng thổ nhưỡng giàu hợp chất, mang lại hương vị ngọt thơm cho cây trái.
Mận được đóng gói bắt mắt
Đặc biệt, sản phẩm mận Hậu là loại quả sạch, bảo đảm tiêu chuẩn quả an toàn. Theo UBND tỉnh Sơn La, tính đến tháng 5/2019, diện tích mận Hậu Sơn La cho thu hoạch đạt 8.715ha; sản lượng dự kiến đạt 50.747 tấn. Chất lượng trái mận Sơn La được đánh giá cao, có đặc trưng riêng về mẫu mã và hương vị. Trọng lượng quả trung bình đạt 55-75g/quả. Đây là một trong những trái cây đặc sản của Sơn La.
Tuần lễ cũng là cơ hội quảng bá, giới thiệu, giúp người tiêu dùng tiếp cận, mua sắm sản phẩm nông sản an toàn tỉnh Sơn La, tạo cơ hội cho các doanh nghiệp, hợp tác xã thu hút đầu tư trong lĩnh vực nông nghiệp sản xuất theo hướng công nghệ cao...
Sau mận, xoài Yên Châu là mặt hàng được người tiêu dùng lựa chọn mua
Ghi nhận vào sáng 23/5, rất đông người dân Hà Nội gần Trung tâm Xúc tiến thương mại tìm đến mua hàng.
Bà Nhung ở quận Cầu Giấy cho biết, mận Sơn La rất ngon. Tôi mua 10kg về ăn và làm quà. Ngoài mận, tôi còn mua 5 kg xoài Yên Châu.
Hiện, mận loại 1 ở đây bán với giá 100.000 đồng/kg, loại 2 bán 70.000 đồng/kg. Xoài Yên Châu bán với giá 50.000- 60.000 đồng/kg. Nhiều mặt hàng khác như: chè, khoai tây, khoai lang, bắp cải cũng được đông đảo người dân tìm đến mua.
Theo một số hợp tác xã, trong ngày đầu của tuần lễ đã bán được 1 tấn mận. Tuần lễ mận và nông sản Sơn La năm 2019 kéo dài đến hết ngày 26/5.
Sau lầm lỡ, nhiều người mãn hạn tù trở về cuộc sống thường nhật trong nỗi ngổn ngang về tương lai. Ở vùng cao Bắc Hà (Lào Cai), nhờ nguồn vốn tín dụng chính sách từ Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH), không ít người sau lầm lỡ có điểm tựa để làm lại từ đầu, từng bước xây dựng kinh tế gia đình và tái hòa nhập cộng đồng.
Chương trình giáo dục số đã nhận được sự hưởng ứng tích cực từ cán bộ cơ sở và khách hàng của NHCSXH. Hầu hết đều đánh giá chương trình thiết thực, dễ tiếp cận và phù hợp với nhu cầu của đại đa số khách hàng, góp phần tích cực cho việc thực hiện chủ chương thúc đẩy chuyển đổi số và kinh tế số của địa phương.