Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ bảy, ngày 20 tháng 4 năm 2024  
Thứ hai, ngày 6 tháng 3 năm 2017 | 10:41

Người nuôi gà điêu đứng vì H7N9: Gà Yên Thế thất thủ

Những thông tin về dịch cúm H7N9 từ gà có thể lây lan sang người khiến hàng nghìn hộ chăn nuôi ở huyện Yên Thế (tỉnh Bắc Giang), địa phương có đàn gà lớn nhất cả nước, như ngồi trên đống lửa. Người chăn nuôi đang mất niềm tin vào việc phát triển đàn gà bền vững. Gà Yên Thế đang “thất thủ” trước thông tin cám gia cầm từ Trung Quốc.
Người chăn nuôi lao đao do giá gà rớt thảm, thấp nhất trong nhiều năm qua. Ảnh : Bình Phương
Người chăn nuôi lao đao do giá gà rớt thảm, thấp nhất trong nhiều năm qua. Ảnh : Bình Phương
Giảm giá, giảm đàn

Đến Yên Thế những ngày này dễ cảm nhận không khí khá ảm đạm nơi đây bởi nguồn thu nhập chính của người dân từ đàn gà đang bị ảnh hưởng nặng do giá ngày càng đi xuống. Đặc biệt, năm nay cũng là năm những người có thâm niên trong nuôi gà suốt hàng chục năm trên mảnh đất này đánh giá là khó khăn nhất. Thông thường, lợn bị dịch, rớt giá thì giá gà sẽ tăng nhưng lần này thì ngược lại, giá lợn xuống kéo giá gà xuống theo bởi “khủng hoảng thừa” về thịt lợn trên thị trường. 

Những thông tin về dịch cúm gia cầm từ Trung Quốc cũng tác động mạnh mẽ đến đàn gà nơi đây. Liên tục những yếu tố bất lợi làm cho giá gà “lặn sâu” suốt từ khoảng tháng 8/2016 tới nay. “Năm 2008 xảy ra dịch cúm gia cầm, hàng vạn con gà nơi đây bị đập chết, vứt bỏ ở các mương nước, đốt hoặc chôn sống. 

Nhưng giá gà khi đó vẫn được trên 50 nghìn đồng/kg và chỉ hơn 1 tháng sau đàn gà Yên Thế lại lên đến hàng vạn con. Nhưng năm nay khá nhiều nhà đã phải giảm đàn, thậm chí bỏ không nuôi nữa, chuyển sang nuôi các con vật khác bởi giá gà xuống thấp”, ông Đỗ Xuân Hồng (thôn Liên Cơ, xã Đồng Tâm) cho biết.

Tại trang trại nuôi  gà của anh Nguyễn Văn Dũng (thôn Hồng Lạc, xã Đồng Tâm, huyện Yên Thế), thời gian trước đây anh vào đàn đều đặn khoảng 1.000 gà mỗi lứa. Tuy nhiên, vụ này anh chỉ dám vào đàn thêm 700 con, phần còn lại anh chuyển sang nuôi ngan.

 Còn anh Ngọ Bùi Tình ở cùng thôn cũng chia sẻ: “Cứ giá này chắc tôi phải nghỉ. Mặc dù bây giờ gà khỏe bình thường, chúng tôi chăn nuôi luôn theo quy trình cẩn thận, thời tiết lại thuận lợi nhưng giá ngày càng xuống, chúng tôi chả làm gì được. Hiện nay, cứ mỗi một nghìn con gà thì người chăn nuôi lỗ tầm chục triệu đồng. Nuôi thêm mỗi ngày sẽ tốn khoảng hơn 700.000 đồng nữa, người chăn nuôi lấy đâu ra vốn?”.

“Nếu nhà nước quản lý không chặt thì gà Trung Quốc sẽ tràn sang Việt Nam. Điều này không chỉ làm giá gà trong nước tiếp tục xuống thấp mà còn tạo nguy cơ lớn lây lan dịch bệnh sang Việt Nam”.

 

Ông Nguyễn Văn Chung

Ông Ngô Văn Long, cán bộ thú y xã Đồng Tâm cho biết, hiện nay người chăn nuôi gà ở Yên Thế đã có chuyên môn cao và rất ý thức trong việc bảo vệ đàn gà trước các nguy cơ dịch bệnh. Mỗi người chăn nuôi ở đây đều là “bác sĩ thú y”, bởi họ có thể nhìn nhận, đánh giá và xử lý rất tốt những dấu hiệu của dịch bệnh. “Bên cạnh đó, nhà nào cũng đều có vôi bột dự trữ, lượng hóa chất khử trùng tiêu độc tại các cửa hàng thuốc thú y trên địa bàn lúc nào cũng có hàng trăm lít bảo đảm xử lý kịp thời nếu có vấn đề xảy ra.

Người chăn nuôi ở đây cho rằng, đây là tài sản, là cơ nghiệp của họ nên luôn lo lắng với những biểu hiện dịch bệnh trên đàn gà của mình”, ông Long nói. Tuy nhiên, ngoài nguyên nhân về thời tiết, thời điểm sau Tết thì rõ ràng giá gà xuống thấp đang tác động lớn đến tình hình chăn nuôi trên địa bàn. 

“Hiện mức giá trung bình khoảng 50 nghìn đồng/kg.Với mức giá này, nhà nào nuôi khéo thì hòa còn nếu không thì lỗ. Tổng đàn gà của xã Đồng Tâm đã giảm từ 200 nghìn con thời điểm trước Tết xuống còn khoảng 150 nghìn con thời điểm hiện nay”, ông Long thông tin thêm.   

Khó tìm “đặc sản”

Trước những thông tin lây nhiễm H7N9 từ Trung Quốc, người dân Yên Thế không khỏi lo lắng và chán nản. Ông Nguyễn Văn Chung, xã Tân Sỏi, Yên Thế, một người dân mỗi năm xuất bán ra thị trường gần 10 nghìn con gà, đánh giá: “Nếu nhà nước quản lý không chặt thì gà Trung Quốc sẽ tràn sang Việt Nam. Điều này không chỉ làm giá gà trong nước tiếp tục xuống thấp mà còn tạo nguy cơ lớn lây lan dịch bệnh sang Việt Nam”. 

Trong khi đó, các biện pháp để “bảo vệ” đàn gà của các địa phương tỏ ra rất yếu ớt trước gà ngoại. Như tại Yên Thế, huyện cũng sát sao việc niêm phong, kẹp chì đối với các lồng gà trước khi xuất ra khỏi địa bàn huyện nhưng chủ yếu là đối với các xe chở gà đi tới chợ đầu mối Hà Vỹ (Hà Nội), nơi có các cửa hàng có gắn biển kinh doanh gà đồi Yên Thế. Còn lại đa phần gà Yên Thế cũng có chung thân phận như các loại gà khác. 

Chính điều đó làm cho người tiêu dùng khó có nhận biết đâu là gà Yên Thế, đâu là các loại gà khác.“Đối với gà thịt thì còn đóng túi, dán tem, kẹp chì có mã vạch, gà đồi Yên Thế thì huyện vẫn loay hoay chưa tìm ra cách nào để người tiêu dùng nhận biết được đâu là gà Yên Thế. Trên thực tế, người tiêu dùng vẫn phải dựa vào những đầu mối quen thuộc, uy tín để mua được gà Yên Thế. 

Đây cũng là bài toán khó với huyện, nhất là trong thời điểm hiện nay”, ông Thân Minh Sâm, Phó Chủ tịch UBND huyện Yên Thế cho biết. Cũng theo ông Sâm, Yên Thế đang kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ đầu ra, đầu vào của sản phẩm gà đồi nhưng nếu không có sự vào cuộc mạnh  mẽ của các cơ quan chức năng, nhất là ngành quản lý thị trường và các tỉnh giáp biên có những biện pháp ngăn chặn quyết liệt thì gà Trung Quốc vẫn tiếp tục tràn vào Việt Nam, ảnh hưởng mạnh mẽ đến sản xuất trong nước.

 
 
KTNT
Ý kiến bạn đọc
  • “Quả ngọt” từ dòng vốn chính sách

    “Quả ngọt” từ dòng vốn chính sách

    Thời gian qua, từ các chương trình tín dụng ưu đãi, hàng nghìn hộ nghèo trên địa bàn tỉnh Phú Thọ được tiếp cận vốn để phát triển kinh tế, vươn lên thoát nghèo.

  • Vốn chính sách “kích cầu” hình thành bản du lịch

    Vốn chính sách “kích cầu” hình thành bản du lịch

    Thời gian qua, NHCSXH huyện Quỳ Châu (Nghệ An) đã đồng hành thực hiện các mục tiêu mà nghị quyết phát triển kinh tế - xã hội địa phương đề ra.

  • Khát vọng Xuân nơi vùng cao A Lưới

    Khát vọng Xuân nơi vùng cao A Lưới

    A Lưới - một trong 74 huyện nghèo của cả nước, một trong những nút thắt lớn nhất của Thừa Thiên - Huế trên chặng đường đưa tỉnh trở thành thành phố trực thuộc Trung ương vào năm 2025, đang chuyển mình mạnh mẽ.

  • Sản phẩm OCOP Đắk Lắk từ ao làng vươn ra biển lớn

    Sản phẩm OCOP Đắk Lắk từ ao làng vươn ra biển lớn

    Sau gần 6 năm thực hiện chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP), những sản phẩm đặc trưng mang tính vùng miền của tỉnh Đắk Lắk đã dần xây dựng được thương hiệu và có chỗ đứng trên thị trường. Hành trình đưa nông sản địa phương từ “ao làng” vươn ra “biển lớn” vẫn đang được tỉnh Đắk Lắk tích cực thực hiện.

  • Xây dựng nông thôn mới, sức mạnh tiềm thức của người dân xứ Thanh

    Xây dựng nông thôn mới, sức mạnh tiềm thức của người dân xứ Thanh

    Nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới đã ăn sâu vào tiềm thức của người dân tỉnh Thanh Hóa, sự đồng lòng hiến đất, đóng góp từ sức người, tài sản đã lan tỏa khắp từ thành thị đến các xã, huyện miền núi và những con em xa quê hương.

  • Sắp diễn ra Hội chợ OCOP Quảng Ninh - Hè 2024

    Sắp diễn ra Hội chợ OCOP Quảng Ninh - Hè 2024

    Từ ngày 26/4 đến ngày 1/5, tại Cung Quy hoạch, Hội chợ và Triển lãm tỉnh Quảng Ninh sẽ diễn ra Hội chợ OCOP Quảng Ninh - Hè 2024.

Top