Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ bảy, ngày 23 tháng 11 năm 2024  
Thứ bảy, ngày 20 tháng 1 năm 2018 | 4:29

Nguồn nguyên liệu minh bạch: Nhiều làng nghề gỗ gặp khó

Trong bối cảnh các thị trường nhập khẩu đều đòi hỏi phải chứng minh nguồn gốc hợp pháp của các loại gỗ nguyên liệu, các làng nghề chế biến, sản xuất đồ gỗ của Việt Nam cũng cần thay đổi phương thức hoạt động, thay đổi mẫu mã để đáp ứng nhu cầu đa dạng của thị trường.

Chia sẻ Báo cáo "Làng nghề gỗ Việt Nam trong bối cảnh hội nhập: Thực trạng và các lựa chọn về chính sách để phát triển bền vững tập trung vào mô tả thực trạng sản xuất, kinh doanh, chế biến gỗ của 5 làng nghề gỗ vùng đồng bằng sông Hồng", ông Đặng Việt Quang – chuyên gia của Tổ chức Forest Trends cho biết: Các làng nghề gỗ này điển hình cho các làng có sử dụng nguồn nguyên liệu gỗ quý nhập khẩu, có rủi ro cao về tính pháp lý để sản xuất đồ gỗ có giá trị cao, phục vụ nhóm khách hàng khá giả tại thị trường nội địa (La Xuyên, Vạn Điểm, Đồng Kỵ) và xuất khẩu (Đồng Kỵ). Một số làng (Liên Hà, Hữu Bằng) sử dụng gỗ nguyên liệu đầu vào rủi ro thấp, thân thiện về môi trường, bao gồm gỗ nhập khẩu từ Mỹ, EU, gỗ rừng trồng trong nước và các loại ván công nghiệp để sản xuất các sản phẩm phục vụ nhóm khách hàng bình dân trong nước.

Người dân ở làng nghề gỗ Hữu Bằng (Thạch Thất - Hà Nội) chuyển sang sử dụng gỗ nguyên liệu có nguồn gốc hợp pháp.

Trong những năm vừa qua đã có những tín hiệu rõ ràng thể hiện sự dịch chuyển trong việc sử dụng nguồn gỗ nguyên liệu trong các làng nghề gỗ theo hướng thân thiện về môi trường. Dịch chuyển thể hiện qua 2 khía cạnh – thành phần loài nhập khẩu và lượng gỗ nguyên liệu sử dụng: Số lượng các loài gỗ quý hiếm có rủi ro cao về tính pháp lý, nguồn gốc từ nhập khẩu giảm, trong khi các loài gỗ thân thiện với môi trường tăng. Các dịch chuyển này là những tín hiệu tích cực, phản ánh thực trạng ngành gỗ của Việt Nam nói chung và các làng nghề gỗ nói riêng đang đi theo hướng bền vững hơn về nguồn nguyên liệu, thân thiện hơn về mặt môi trường.

Bên cạnh những dịch chuyển tích cực là những rủi ro và khó khăn to lớn mà các hộ trong làng nghề đang phải đối mặt. Ông Nguyễn Tôn Quyền – Tổng Thư ký Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam – cho hay, đến nay, hoạt động của các hộ sản xuất kinh doanh tại các làng nghề còn mang đậm tính tự phát, chủ yếu chạy theo nhu cầu, thị hiếu của thị trường. Hiểu biết và mối quan tâm của hộ về tính pháp lý của nguồn gỗ nguyên liệu, các quy định về sử dụng lao động, vệ sinh an toàn lao động, các quy định về môi trường, phòng chống cháy nổ, các cơ chế chính sách mới, có hoặc sẽ liên quan trực tiếp đến các hoạt động của hộ hạn chế. Giao dịch giữa các hộ trong làng, bao gồm giao dịch giữa hộ kinh doanh gỗ nguyên liệu và hộ sản xuất chế biến đồ gỗ, giữa các hộ sản xuất và người mua đồ gỗ sau chế biến là các giao dịch miệng và hầu như không có bất cứ bằng chứng pháp lý nào minh chứng cho tính hợp pháp của gỗ và sản phẩm sau chế biến… Đây là các đặc điểm nổi bật của một ngành kinh tế phi chính thức.

Hoạt động của các hộ tại làng nghề là hoạt động phi chính thức, bởi hoạt động sản xuất kinh doanh của các hộ tại làng nghề chưa được công nhận một cách chính thống bởi hệ thống pháp luật hiện hành. Điều này thể hiện ở con số 74,5% số hộ được khảo sát tại 5 làng nghề không đăng kí kinh doanh, 64% số hộ không có mặt bằng sản xuất, phải sử dụng không gian sống của gia đình, 100% lao động thuê bởi các hộ là hợp đồng miệng, khoảng 90% các giao dịch giữa các hộ sản xuất và hộ cung gỗ nguyên liệu, giữa hộ bán sản phẩm sau chế biến và người mua thiếu các bằng chứng về tính hợp pháp của gỗ…

Hiệp định Đối tác Tự nguyện (VPA) được Chính phủ Việt Nam và EU cơ bản thống nhất vào tháng 5/2017 có mục tiêu loại bỏ gỗ bất hợp pháp ra khỏi chuỗi cung. Hiệp định đưa ra các quy định cụ thể về tính hợp pháp của các sản phẩm gỗ, bao gồm cả các sản phẩm được sản xuất ra bởi các hộ thuộc làng nghề. Các quy định này đòi hỏi các hộ cần đáp ứng các yêu cầu pháp lý có liên quan đến vận chuyển và buôn bán gỗ, trong chế biến và hoàn thành các nghĩa vụ về thuế, phí. Với thực trạng sản xuất, kinh doanh của các hộ trong làng nghề hiện nay, hầu hết các hộ tại các làng nghề được khảo sát không thể đáp ứng với các quy định này.

Tại Hội nghị, nhiều ý kiến cho rằng, lựa chọn chính sách tốt nhất cho các hộ tại các làng nghề gỗ hiện nay, đặc biệt trong bối cảnh hội nhập là hỗ trợ chính thức hóa các hộ này. Chính thức hóa là cơ sở giúp các hộ đáp ứng được với các yêu cầu của VPA, bao gồm tuân thủ các quy định hiện hành về các khía cạnh như sử dụng nguyên liệu đầu vào, sử dụng lao động, các biện pháp bảo vệ môi trường. Chính thức hóa sẽ có cơ hội giúp hộ cải thiện điều kiện làm việc, đáp ứng các yêu cầu về tính hợp pháp của sản phẩm gỗ, tạo nguồn thu cho ngân sách quốc gia.

Ông Đặng Việt Quang cho rằng, hạn chế về hiểu biết và mối quan tâm của hộ tại các làng nghề hiện nay một phần là do các cơ chế thực thi luật pháp cấp địa phương, đặc biệt là cấp xã và huyện còn thiếu và yếu. Đến nay, các tương tác giữa các hộ và các cơ quan quản lý rất hạn chế. Các tương tác chủ yếu tập trung vào các nhóm đối tượng là các hộ kinh doanh gỗ nguyên liệu và các doanh nghiệp, là các chủ thể có quy mô sản xuất kinh doanh lớn hơn nhiều so với quy mô của các hộ. Hoạt động sản xuất kinh doanh của các hộ chưa nhận được mối quan tâm của các cơ quan quản lý, bởi quy mô nhỏ lẻ và không có vai trò trong tạo nguồn thu cho ngân sách.

Theo Forest Trends, chính sách tốt nhất cho các hộ tại các làng nghề gỗ hiện nay, đặc biệt trong bối cảnh hội nhập là hỗ trợ chính thức hóa các hộ này. Chính thức hóa là cơ sở giúp các hộ đáp ứng được với các yêu cầu của VPA, bao gồm tuân thủ các quy định hiện hành về các khía cạnh như sử dụng nguyên liệu đầu vào, sử dụng lao động, các biện pháp bảo vệ môi trường. Ông Quang cho rằng, chính thức hóa sẽ có cơ hội giúp hộ cải thiện điều kiện làm việc, đáp ứng các yêu cầu về tính hợp pháp của sản phẩm gỗ, tạo nguồn thu cho ngân sách quốc gia. 

Về vấn đề này, ông Nguyễn Văn Hà, Phó tổng cục trưởng Tổng cục Lâm nghiệp (Bộ NN&PTNT) cho biết, xu thế chung của toàn thế giới là truy xuất được nguồn gốc. Nhờ các đàm phán về lâm nghiệp nên chúng ta chưa có thẻ vàng như hải sản. Tuy nhiên, theo ông Hà, còn tới 74,5% hộ sản xuất ở các làng nghề này chưa đăng ký kinh doanh. Do vậy, để đảm bảo nguồn gốc gỗ hơp pháp, sau này cần kiểm soát theo đối tượng kinh doanh, chế biến, vận chuyển, bán sản phẩm… đi từ đối tượng là sản phẩm sang kiểm tra kiểm soát người sản xuất ra sản phẩm đó.

Còn theo ông Võ Đình Tuyên, Phó vụ trưởng Vụ kinh tế ngành, Văn phòng Chính phủ, năm 2018 Việt Nam sẽ phải hoàn thiện cơ chế chính sách sửa đổi của Luật Lâm nghiệp. Bộ NN&PTNT đang hoàn thiện 4 Nghị định liên quan tới vấn đề này. Khi các dự thảo được đưa lên mạng, đề nghị các làng nghề tham gia góp ý, vì đây là các đối tượng bị tác động trực tiếp của các Nghị định này. 

Theo Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam, cần các biện pháp khuyến khích, hỗ trợ nhằm tạo động lực cho các hộ tự nguyện tham gia chuyển đổi. Chuyển đổi các hộ tại làng nghề sang hình thức chính thức cũng đòi hỏi  những sự giúp đỡ từ các tổ chức phát triển, các tổ chức xã hội nghề nghiệp, cộng đồng doanh nghiệp và đặc biệt là nỗ lực của chính bản thân các hộ.

Anh Thơ

 

KTNT
Ý kiến bạn đọc
  • Thắp sáng niềm tin cho những cảnh đời lầm lỡ

    Thắp sáng niềm tin cho những cảnh đời lầm lỡ

    Sau lầm lỡ, nhiều người mãn hạn tù trở về cuộc sống thường nhật trong nỗi ngổn ngang về tương lai. Ở vùng cao Bắc Hà (Lào Cai), nhờ nguồn vốn tín dụng chính sách từ Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH), không ít người sau lầm lỡ có điểm tựa để làm lại từ đầu, từng bước xây dựng kinh tế gia đình và tái hòa nhập cộng đồng.

  • Tăng cường trao đổi hợp tác trong lĩnh vực phát triển tín dụng chính sách giữa Việt Nam và Cuba

    Tăng cường trao đổi hợp tác trong lĩnh vực phát triển tín dụng chính sách giữa Việt Nam và Cuba

    Hai bên thống nhất sẽ cùng nghiên cứu, tăng cường trao đổi hợp tác trong lĩnh vực phát triển tín dụng chính sách, góp phần vào sự phát triển của quan hệ đoàn kết, hữu nghị giữa ngành ngân hàng nói riêng và hợp tác truyền thống giữa Việt Nam và Cuba nói chung.

  • Hiệu quả từ chương trình giáo dục số cho các nhóm yếu thế

    Hiệu quả từ chương trình giáo dục số cho các nhóm yếu thế

    Chương trình giáo dục số đã nhận được sự hưởng ứng tích cực từ cán bộ cơ sở và khách hàng của NHCSXH. Hầu hết đều đánh giá chương trình thiết thực, dễ tiếp cận và phù hợp với nhu cầu của đại đa số khách hàng, góp phần tích cực cho việc thực hiện chủ chương thúc đẩy chuyển đổi số và kinh tế số của địa phương.

  • Năm 2023 – 2024, Hải Phòng huy động 45.000 tỷ xây dựng NTM kiểu mẫu

    Năm 2023 – 2024, Hải Phòng huy động 45.000 tỷ xây dựng NTM kiểu mẫu

    Ngày 22/11, Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam TP. Hải Phòng giám sát chương trình xây dựng nông thôn mới (NTM) kiểu mẫu tại Văn phòng Điều phối nông thôn mới.

  • HTX nông nghiệp ở Quảng Ngãi “Ăn nên làm ra”

    HTX nông nghiệp ở Quảng Ngãi “Ăn nên làm ra”

    Không chỉ từ khi Luật Hợp tác xã năm 2023 chính thức có hiệu lực (01/7/2024), mà trước đó, nhiều hợp tác xã (HTX) trên địa bàn Quảng Ngãi đã chủ động mở rộng các dịch vụ phục vụ và phát triển sản xuất kinh doanh (SXKD) gắn với chuỗi giá trị sản phẩm. Nhờ đó, vai trò của HTX nông nghiệp (NN) đối với kinh tế hộ ngày càng rõ hơn, nhất là khi SX gặp khó khăn: hạn hán, lũ lụt, dịch bệnh,…

  • HTX An Hòa: Tập trung ruộng đất, phát triển nông nghiệp quy mô lớn

    HTX An Hòa: Tập trung ruộng đất, phát triển nông nghiệp quy mô lớn

    Để phát huy hiệu quả giá trị tài nguyên đất, chị Hoàng Thị Gái, Chủ tịch HĐQT kiêm Giám đốc HTX An Hòa đã mạnh dạn tập trung ruộng đất, áp dụng cơ giới hóa, từ đó nâng cao giá trị sản xuất nông nghiệp.

Top