Huyện Phong Điền, TP Cần Thơ là xứ sở của cây dâu, đặc biệt là dâu Hạ Châu. Đây cũng là địa phương có diện tích trồng dâu lớn nhất trong khu vực ĐBSCL. Mùa Dâu năm nay bà con nhà vườn rất phấn khởi dù sản lượng bị sụt giảm do mưa nhiều nhưng lợi nhuận thu về không hề thua kém so với các năm trước.
Hiện nay, đang bước vào mùa thu hoạch dâu, thông thường vụ dâu thu hoạch từ khoảng từ đầu tháng 6 đến tháng 10 âm lịch, theo nhiều hộ dân thì năm nay do thời tiết mưa nhiều nên năng suất giảm từ 6 đến 10% so với mọi năm, tuy không trúng mùa nhưng giá cao, giúp nâng cao giá trị sản phẩm nên bà con rất phấn khởi.
Ông Nguyễn Văn Hạng, ấp Nhơn Phú, Xã Nhơn Ái cho biết, hơn 4000 m2 đất trồng dâu Xiêm, năm nay ông thu về hơn 10 tấn, lời khoảng 200 triệu. Do được cán bộ phòng nông nghiệp huyện hướng dẫn về kỹ thuật chăm sóc, nên vườn dâu của ông thu hoạch sớm hơn nên giá khá cao.
Theo phòng Nông nghiệp huyện Phong Điền, hiện nay trên địa bàn huyện có gần 800 ha dâu các loại: Trong đó, khoảng 600 ha diện tích trồng dâu Hạ châu, tập chung là nhiều ở xã Nhơn Ái, xã Trường Long, thị trấn Phong Điền…sản lượng hàng năm khoảng hơn 6.500 tấn.
Hiện sản phẩm dâu trái các loại được tiêu thụ chính là thị trường trong nước và Campuchia. Với mục tiêu nâng cao giá trị kinh tế cho cây dâu nói riêng và cây ăn trái nói chung tại huyện, ngành nông nghiệp đã tham mưu cho UBND huyện để triển khai đề án tái cơ cấu nông nghiệp, trong đó đẩy mạnh việc chuyển đổi đất trồng lúa sang trồng cây ăn trái kết hợp với phát triển du lịch sinh thái, qua đó giới thiệu, quảng bá các sản phẩm trái cây, nhằm mở rộng thị trường tiêu thụ, nâng cao hiệu quả kinh tế.
Nói về vấn đề này, ông Nguyễn Út Em - Phó Trưởng phòng Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, huyện Phong Điền cho biết: Một ha lúa thu nhập tối đa trong 1 năm không quá 50 triệu đồng, đó là làm lúa chất lượng cao; còn đối với vườn cây ăn trái, một ha có thấp gì thì thu nhập cũng phải từ 200 triệu đến 500 triệu đồng.
Hiện nay đối với ngành nông nghiệp đã tham mưu cho huyện uỷ, uỷ ban trong xây dựng đề án cũng như định hướng sản xuất cho bà con, nên chuyển diện tích lúa sang làm vườn cây ăn trái, kết hợp với du lịch trong thời gian tới, ông Nguyễn Út Em chia sẻ.
Mùa dâu năm nay tuy không trúng mùa nhưng giá cao, nên các hộ trồng dâu rất phấn khởi. Đây cũng là điều kiện thuận lợi để phát triển vườn cây ăn trái, chuyển đổi cây trồng nâng cao hiệu quả kinh tế nông nghiệp, góp phần quan trọng trong việc tái cơ cấu nông nghiệp./.
Sau lầm lỡ, nhiều người mãn hạn tù trở về cuộc sống thường nhật trong nỗi ngổn ngang về tương lai. Ở vùng cao Bắc Hà (Lào Cai), nhờ nguồn vốn tín dụng chính sách từ Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH), không ít người sau lầm lỡ có điểm tựa để làm lại từ đầu, từng bước xây dựng kinh tế gia đình và tái hòa nhập cộng đồng.
Chương trình giáo dục số đã nhận được sự hưởng ứng tích cực từ cán bộ cơ sở và khách hàng của NHCSXH. Hầu hết đều đánh giá chương trình thiết thực, dễ tiếp cận và phù hợp với nhu cầu của đại đa số khách hàng, góp phần tích cực cho việc thực hiện chủ chương thúc đẩy chuyển đổi số và kinh tế số của địa phương.