Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ sáu, ngày 22 tháng 11 năm 2024  
Thứ bảy, ngày 21 tháng 8 năm 2021 | 11:24

Nhãn khó tiêu thụ, nhà vườn Hưng Yên lo lắng

Nhãn lồng Hưng Yên đang vào chính vụ, mặc dù lãnh đạo địa phương tổ chức nhiều hội nghị để tìm cách tiêu thụ, nhưng nhà vườn vẫn như “ngồi trên đóng lửa”, bởi đến bây giờ thương lái vẫn chưa đến thu mua.

Nhãn đến vụ thu hoạch nhưng tiêu thụ quá ít
 
Xã Hàm Tử, huyện Khoái Châu có khoảng trên 270 ha nhãn, giống nhãn Miền Thiết được trồng ở đây có chất lượng cao, theo dự kiến, sản lượng của vụ nhãn năm nay khoảng 2.000 tấn. Tuy nhiên, đến thời điểm này, rất ít doanh nghiệp đến đây thu mua theo những văn bản đã ký kết.
 
 
z2618673478349-4b01bbe4ed11c3c6db3231fe273e0d0e-1626662506_500x300.jpg
Ông Nguyễn Văn Thế, Chủ tịch HĐQT HTX nhãn Miền Thiết (áo tím)

 

Trao đổi với ông Nguyễn Văn Thế, Chủ tịch HĐQT HTX Nhãn Miền Thiết về tình hình tiêu thụ nhãn của HTX được biết, đến giờ phút này, xã viên HTX chúng tôi như đang ngồi “trên đống lửa”, bởi có rất ít doanh nghiệp đến thu mua.
 
Trước đây, nếu như không có dịch bệnh, thời điểm này, có rất nhiều thương lái, doanh nghiệp bán lẻ đến thu mua theo hợp đồng đã được ký kết, còn năm nay, đã đến thời điểm thu hoạch, nhưng chỉ bán được khoảng 5% sản lượng nhãn, tức là khoảng 10 tấn cho các doanh nghiệp bán lẻ mà thôi. Nhãn đã đến vụ thu hoạch, nhưng số lượng nhãn tiêu thụ được vẫn còn rất ít.
 
Là người hưởng lợi từ mô hình, ông Nguyễn Văn Lập, thành viên HTX cho biết, việc áp dụng khoa học kỹ thuật trong canh tác hữu cơ tạo cho quá trình chăm sóc, thu hoạch của các thành viên chặt chẽ từ khâu bón phân, định tán, tỉa cành… được triển khai một cách đồng bộ, từ đó cho ra sản phẩm trái nhãn có chất lượng tốt.
 
“Tuy nhiên, đến giờ phút này, xã viên HTX nhãn Miền Thiết chúng tôi đang rất lo lắng bởi chưa có thương lái đến mua, nếu có người mua thì cũng chỉ là những thương lái nhỏ, mua để bán lẻ chứ không phải là những doanh nghiệp đã ký kết bao tiêu sản phẩm nhãn”, ông Lập nói.
 
Không chỉ có riêng người dân xã Hàm Tử đang lo lắng vì nhãn đến vụ thu hoạch chưa có người đến mua, mà người dân một số xã khác trên địa bàn huyện Khoái Châu cũng đang trong tình trạng “sốt sình sịch”.
 
Ông Lê Hồng Thái ở thôn Đoàn Kết, xã Đông Tảo (Khoái Châu) có một vườn nhãn đang vào vụ thu hoạch, nhưng hiện cũng không thấy thương lái nào đến hỏi mua.
 
Ông Thái cho biết: “Những năm trước, vườn nhãn của gia đình tôi đến giờ phút này đã tiêu thụ gần hết, nhưng hai năm gần đây, nhất là vụ nhãn năm 2021, vẫn chưa tiêu thụ được”.
 
Cần nhanh chóng cấp phép luồng xanh và xét nghiệm Covid-19
 
Trao đổi với ông Nguyễn Văn Thế, Chủ tịch HĐQT HTX Nhãn Miền Thiết về nguyên nhân vì sao đến thời điểm này, các doanh nghiệp và thương lái vẫn chưa về thu mua nhãn cho bà con theo như những hợp đồng thỏa thuận đã được ký kết, được biết là do dịch bệnh Covid-19, việc cấp luồng xanh cho các phương tiện và xét nghiệm cho các chủ xe, thương lái... vẫn còn quá chậm, do đó họ không thể về được Hưng Yên để thu mua nhãn.
 
Cùng quan điểm với ông Thế, ông Lê Hồng Thái chia sẻ, chưa có năm nào giá thu mua nhãn lại rẻ như năm nay, tại xã Đông Tảo, giá chỉ có khoảng 6.000đ/kg hoặc 10.000đ/kg. Nhưng thương lái cũng chưa về mua được, vì nếu họ từ vùng dịch về đây sẽ phải cách ly 14 ngày, do đó chỉ có thương lái ở tại địa phương thu mua và vận chuyển đi tiêu thụ mà thôi. Họ cũng không thể đi đến các địa phương khác được nếu như địa phương đó cũng đang là vùng có dịch.
 
 
fb_img_1629517623471.jpg
Ông Lê Hồng Thái bên vườn nhãn sai trĩu quả của mình.
 
Ông Thái buồn rầu nói: “Bây giờ nhãn đã đến vụ thu hoạch, gia đình nào mà bán được chút là hạnh phúc lắm rồi, chứ nếu không thì chỉ có nước bỏ đi”.
 
Trao đổi với phóng viên, ông Nguyễn Văn Đạt, Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Khoái Châu, cho biết: Lãnh đạo tỉnh, huyện cũng đã vào cuộc quyết liệt, tìm đâu ra cho vụ nhãn năm nay. Ngay từ đầu năm, tỉnh và huyện cũng đã tổ chức nhiều cuộc xúc tiến thương mại, hội nghị để tìm kiếm đầu ra cho sản phẩm đặc sản này, nhưng lại vào đúng thời điểm dịch bệnh bùng phát, việc kiểm soát an toàn dịch bệnh chặt chẽ là cần thiết, vì thế, thương lái ở các địa phương khác chưa vào được cũng là một lý do nhãn chưa tiêu thụ được như mong muốn.
 
Ông Đạt nói: “Quan trọng nhất là việc cung cấp luồng xanh cho các phương tiện vận chuyển, xét nghiệm và tiêm phòng vắc xin Covid-19 cho thương lái cần phải được ưu tiên, các địa phương khác có doanh nghiệp tham gia vào khâu tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp cũng cần tạo cơ chế và điều kiện để họ có đủ điều kiện tham gia thu mua và vận chuyển sản phẩm nông sản đi tiêu thụ”.
 
Ông Đạt chia sẻ thêm, hiện nay, trên địa bàn cũng có những doanh nghiệp tư nhân làm công việc chế biến sau thu hoạch, nhưng số lượng không nhiều, hơn nữa, năng suất chế biến không lớn nên hạn chế việc thu mua nhãn tươi.
 
 
Ngọc Thủy
Ý kiến bạn đọc
  • Thắp sáng niềm tin cho những cảnh đời lầm lỡ

    Thắp sáng niềm tin cho những cảnh đời lầm lỡ

    Sau lầm lỡ, nhiều người mãn hạn tù trở về cuộc sống thường nhật trong nỗi ngổn ngang về tương lai. Ở vùng cao Bắc Hà (Lào Cai), nhờ nguồn vốn tín dụng chính sách từ Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH), không ít người sau lầm lỡ có điểm tựa để làm lại từ đầu, từng bước xây dựng kinh tế gia đình và tái hòa nhập cộng đồng.

  • Tăng cường trao đổi hợp tác trong lĩnh vực phát triển tín dụng chính sách giữa Việt Nam và Cuba

    Tăng cường trao đổi hợp tác trong lĩnh vực phát triển tín dụng chính sách giữa Việt Nam và Cuba

    Hai bên thống nhất sẽ cùng nghiên cứu, tăng cường trao đổi hợp tác trong lĩnh vực phát triển tín dụng chính sách, góp phần vào sự phát triển của quan hệ đoàn kết, hữu nghị giữa ngành ngân hàng nói riêng và hợp tác truyền thống giữa Việt Nam và Cuba nói chung.

  • Hiệu quả từ chương trình giáo dục số cho các nhóm yếu thế

    Hiệu quả từ chương trình giáo dục số cho các nhóm yếu thế

    Chương trình giáo dục số đã nhận được sự hưởng ứng tích cực từ cán bộ cơ sở và khách hàng của NHCSXH. Hầu hết đều đánh giá chương trình thiết thực, dễ tiếp cận và phù hợp với nhu cầu của đại đa số khách hàng, góp phần tích cực cho việc thực hiện chủ chương thúc đẩy chuyển đổi số và kinh tế số của địa phương.

  • Năm 2023 – 2024, Hải Phòng huy động 45.000 tỷ xây dựng NTM kiểu mẫu

    Năm 2023 – 2024, Hải Phòng huy động 45.000 tỷ xây dựng NTM kiểu mẫu

    Ngày 22/11, Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam TP. Hải Phòng giám sát chương trình xây dựng nông thôn mới (NTM) kiểu mẫu tại Văn phòng Điều phối nông thôn mới.

  • HTX nông nghiệp ở Quảng Ngãi “Ăn nên làm ra”

    HTX nông nghiệp ở Quảng Ngãi “Ăn nên làm ra”

    Không chỉ từ khi Luật Hợp tác xã năm 2023 chính thức có hiệu lực (01/7/2024), mà trước đó, nhiều hợp tác xã (HTX) trên địa bàn Quảng Ngãi đã chủ động mở rộng các dịch vụ phục vụ và phát triển sản xuất kinh doanh (SXKD) gắn với chuỗi giá trị sản phẩm. Nhờ đó, vai trò của HTX nông nghiệp (NN) đối với kinh tế hộ ngày càng rõ hơn, nhất là khi SX gặp khó khăn: hạn hán, lũ lụt, dịch bệnh,…

  • HTX An Hòa: Tập trung ruộng đất, phát triển nông nghiệp quy mô lớn

    HTX An Hòa: Tập trung ruộng đất, phát triển nông nghiệp quy mô lớn

    Để phát huy hiệu quả giá trị tài nguyên đất, chị Hoàng Thị Gái, Chủ tịch HĐQT kiêm Giám đốc HTX An Hòa đã mạnh dạn tập trung ruộng đất, áp dụng cơ giới hóa, từ đó nâng cao giá trị sản xuất nông nghiệp.

Top