Hơn 18.000 chai tương ớt Chin-su của Công ty Masan vừa bị chính quyền thành phố Osaka (Nhật Bản) yêu cầu nhà nhập khẩu thu hồi với lý do có axit benzoic, chất phụ gia Nhật Bản không cho sử dụng trong tương ớt. Tại sao Nhật cấm mà ta vẫn cho dùng?
Thông tin từ Nhật Bản
Ngày 2/4, trang thông tin của thành phố Osaka thông tin về việc thu hồi những chai tương ớt Chin-su của Công ty CP Hàng tiêu dùng Masan (Masan Consumer) do chứa phụ gia thực phẩm (axít benzoic, axít sorbic...) chưa được kiểm định sử dụng tại Nhật Bản, vi phạm điều 11, khoản 2, Luật Vệ sinh thực phẩm.
Theo trang này, ngày 8/3, cán bộ giám sát an toàn thực phẩm của Cục Y tế và Phúc lợi thành phố Tokyo tiến hành kiểm tra sản phẩm tương ớt dán nhãn Chin-su tại một cửa hàng ở khu thương mại sầm uất Shinjuku vì nghi ngờ vi phạm Luật Vệ sinh thực phẩm và Luật Nhãn thực phẩm. Chai tương ớt này được Tập đoàn Javis (Nhật) nhập và nhãn dán trên sản phẩm không đề cập đến axít benzoic hay sorbic - các phụ gia chất cấm dùng trong tương ớt tại Nhật.
Theo kết quả phân tích của Hiệp hội Vệ sinh thực phẩm Tokyo thuộc Viện Nghiên cứu công nghệ thực phẩm Tokyo, hàm lượng axít benzoic trong tương ớt Chin-su bị thu hồi ở Nhật lần lượt là 0,41g/kg với các chai có hạn dùng 10/6/2019; 0,44g/kg với hạn dùng 17/6/2019 và 0,45g/kg với hạn dùng 6/7/2019. Tổng cộng có 757 thùng, 18.168 chai tương ớt đã được bán cho Công ty TNHH công nghiệp ISC từ tháng 10 đến tháng 12/2018.
Nằm trong tiêu chuẩn cho phép của quốc tế
Trả lời về những thông tin trên, đại diện Công ty CP Hàng tiêu dùng Masan cho biết, sau khi kiểm tra thông tin nội bộ, công ty khẳng định “chưa từng xuất khẩu trực tiếp hoặc gián tiếp tương ớt Chin-su cho Javis Co., Ltd hoặc ISC Industrial Co., Ltd”, đồng thời cho rằng, nếu có xuất khẩu trực tiếp sang thị trường Nhật, “Công ty phải tuân thủ quy định ghi nhãn của Nhật Bản”.
Theo nhiều chuyên gia ATVSTP: Axít benzoic là phụ gia phổ biến, được phép cho vào thực phẩm để chống nấm mốc, chống thối. Việc dùng phụ gia này đúng hàm lượng cho phép thì không ảnh hưởng gì. Quy định sử dụng axít benzoic tại Việt Nam và một số quốc gia và vùng lãnh thổ.
|
Cũng theo vị này, nếu Javis Co., Ltd liên hệ với doanh nghiệp này để nhập khẩu chính thức, “sự cố ghi nhãn này đã không xảy ra”. Khẳng định chưa có mẫu sản phẩm bị phía Nhật thu hồi nên “chưa thể có kết luận chính thức về nguồn gốc xuất xứ của lô hàng này”, nhưng phía Masan cho rằng, nhiều khả năng đây là sản phẩm dành riêng cho thị trường Việt Nam, bởi trên sản phẩm ghi rõ “Dành riêng cho thị trường Việt Nam. Không dành cho xuất khẩu (Exclusively for sale in Vietnam. Exports are not authorised)”.
Ông Nguyễn Thanh Phong, Cục trưởng Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) cho biết, axít benzoic có trong danh mục phụ gia bảo quản của Codex, hiện có 186 quốc gia áp dụng tiêu chuẩn này, trong đó Việt Nam và Nhật Bản đều là thành viên. Tiêu chuẩn chung là thế nhưng các thành viên của Codex có nước lại cho phép và có nước lại tuyệt đối cấm.
Hiện, Codex quy định axít sorbic được sử dụng trong thực phẩm từ 0,05-0,2% (tối đa 1%), còn axít benzoic sử dụng từ 0,05-0,1%.
Chiếu theo tiêu chuẩn của Codex so với hàm lượng axít benzoic được phát hiện, lần lượt 0,41g/kg, 0,44g/kg và 0,45g/kg trong tương ớt Chin-su bị Nhật Bản thu hồi thì vẫn nằm trong tiêu chuẩn cho phép của quốc tế.
Ăn bao nhiêu là an toàn?
Bác sĩ CKII Đỗ Thị Ngọc Diệp, nguyên Giám đốc Trung tâm Dinh dưỡng TP. Hồ Chí Minh, khẳng định, axít benzoic, axít sorbic không phải là chất cấm. Các loại phụ gia này nằm trong danh mục phụ gia thực phẩm được phép sử dụng, nhưng mỗi quốc gia đều có những quy định riêng về hàm lượng sử dụng.
Quy định hiện hành của Việt Nam là hàm lượng axít benzoic cho phép trong tương ớt là 1g/kg. Đây cũng là hàm lượng cho phép đối với axít benzoic trong bơ thực vật ở Nhật Bản. Với trứng cá, hàm lượng cho phép là 2,5 g/kg.
Theo Tổ chức Thương mại Nhật Bản (Jetro) (Trang 133, Thông số kỹ thuật và tiêu chuẩn cho thực phẩm, phụ gia thực phẩm, Luật vệ sinh thực phẩm), số lượng tối đa Acid Benzoic được dùng trong nước tương là 1000 mg/kg (lớn hơn số lượng axít benzoic trong tương ớt - 0,45g/kg).
Theo Tổ chức Y tế Thế giới, (Trang 4, Tài liệu đánh giá hóa chất quốc tế súc tích 12.04.2005), số lượng tối đa Acid benzoic hoặc sodium benzoate được sử dụng với mục đích làm chất bảo quản là 2000 mg/kg thực phẩm.
Như vậy, để có thể gây hại đối với cơ thể con người thì một người cân nặng 30kg phải ăn 1,3 chai tương ớt trong một ngày hoặc người nặng 50kg phải ăn 2,2 chai tương ớt/ngày.
Căn cứ các tiêu chuẩn trên và hàm lượng axít benzoic trong tương ớt Chin-su bị thu hồi ở Nhật Bản lần lượt là 0,41 g/kg, 0,44 g/kg và 0,45 g/kg, cho thấy, việc thu hồi tương ớt từ phía Nhật và người Việt đòi tẩy chay tương ớt là chưa hợp lý.
Nhật chỉ cấm axít benzoic dùng cho tương ớt
Phó cục trưởng Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) Trần Việt Nga cho hay, danh mục phụ gia do Bộ Y tế, Lao động và Phúc lợi Nhật Bản ban hành, có hiệu lực thực hiện từ 30/12/2018, Nhật Bản cho phép sử dụng axít benzoic để bảo quản bơ thực vật, trứng cá các loại, siro, tương cà chua và đồ uống không cồn, hàm lượng cho phép là 0,6-2,5 g/kg, tùy loại sản phẩm.
So với danh mục tương tự được Bộ Y tế ban hành tại Việt Nam, danh mục của Nhật Bản hạn chế hơn nhiều, đặc biệt, Việt Nam cho phép chất bảo quản axít benzoic trong tương ớt nhưng Nhật Bản cấm, và đây là lý do thành phố Osaka thu hồi hơn 18.000 chai tương ớt Chin-su.
Nhiều ý kiến cho rằng, việc Việt Nam cho phép mà Nhật Bản cấm là tiêu chuẩn với thực phẩm của Việt Nam thấp hơn? Bà Nga cho rằng: “Danh mục phụ gia của Việt Nam tương tự danh mục của Ủy ban Tiêu chuẩn thực phẩm quốc tế (Codex). Tổ chức Thương mại thế giới cho phép nếu tuân thủ quy định của Codex thì không cần bổ sung bằng chứng khoa học, còn thực hiện khác Codex thì cần bằng chứng. Nhật Bản có quy định không cho phép axít benzoic trong tương ớt là họ cũng đã có nghiên cứu, nhưng là họ dựa vào thói quen ăn uống của từng nước để tính hàm lượng ăn vào tối đa hằng ngày, từ đó có thể cho phép sản phẩm này, không cho sản phẩm kia”.
Bà Nga cũng cho rằng, mỗi phụ gia và hàm lượng có mặt trong danh mục của Codex phải trải qua 8 vòng đàm phán, trong 5-7 năm. Quan trọng là các phụ gia được Codex cho phép đã được đánh giá khoa học kỹ lưỡng.
Theo tìm hiểu được biết, tại Nhật Bản, phụ gia mà Nhật Bản cho phép sử dụng cho tương ớt là Nigin, tuy nằm trong danh mục phụ gia cho phép của Việt Nam và Codex nhưng Việt Nam chỉ cho dùng với một số sản phẩm liên quan đến sữa lên men, pho mát, không được dùng trong tương ớt. Như vậy, có thể hiểu là, nếu tương ớt của Nhật Bản vào Việt Nam có dùng Nigin thì cũng không được phép nhập khẩu. |
==
Hôm nay (12/4), Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) cũng vừa có Công văn gửi Công ty Masan kết luận về quy định cũng như tiêu chuẩn sử dụng axít benzoic.
Sau lầm lỡ, nhiều người mãn hạn tù trở về cuộc sống thường nhật trong nỗi ngổn ngang về tương lai. Ở vùng cao Bắc Hà (Lào Cai), nhờ nguồn vốn tín dụng chính sách từ Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH), không ít người sau lầm lỡ có điểm tựa để làm lại từ đầu, từng bước xây dựng kinh tế gia đình và tái hòa nhập cộng đồng.
Chương trình giáo dục số đã nhận được sự hưởng ứng tích cực từ cán bộ cơ sở và khách hàng của NHCSXH. Hầu hết đều đánh giá chương trình thiết thực, dễ tiếp cận và phù hợp với nhu cầu của đại đa số khách hàng, góp phần tích cực cho việc thực hiện chủ chương thúc đẩy chuyển đổi số và kinh tế số của địa phương.
Không chỉ từ khi Luật Hợp tác xã năm 2023 chính thức có hiệu lực (01/7/2024), mà trước đó, nhiều hợp tác xã (HTX) trên địa bàn Quảng Ngãi đã chủ động mở rộng các dịch vụ phục vụ và phát triển sản xuất kinh doanh (SXKD) gắn với chuỗi giá trị sản phẩm. Nhờ đó, vai trò của HTX nông nghiệp (NN) đối với kinh tế hộ ngày càng rõ hơn, nhất là khi SX gặp khó khăn: hạn hán, lũ lụt, dịch bệnh,…