Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ sáu, ngày 19 tháng 4 năm 2024  
Thứ tư, ngày 6 tháng 10 năm 2021 | 14:36

Nhiều địa phương khôi phục sản xuất sau dịch

Không chỉ khống chế được dịch bệnh Covid-19 mà các dịch bệnh khác đối với gia súc, gia cầm, hoa màu, hiện nay, nhiều địa phương đang khẩn trương khôi phục lại sản xuất, chuẩn bị cho thị trường cuối năm.

Việc khống chế được dịch bệnh là một trong những thành công rất lớn của các địa phương, không những dịch bệnh không bị lây lan, mà sản xuất được bảo đảm an toàn, chuỗi cung ứng không những không bị đứt gẫy mà vẫn tạo được nguồn cung ứng sản phẩm nông sản cho các địa phương, nhờ đó mà người nông dân giảm đáng kể thiệt hại.
 
Hà Tĩnh tăng đàn bò cho thị trường cuối năm
 
Thời điểm này đang là thời gian thích hợp để người chăn nuôi đầu tư chi phí để tăng đàn gia súc, gia cầm, chuẩn bị cho nhu cầu của thị trường cuối năm, bởi dịch bệnh Covid-19 được khống chế, mà các dịch bệnh khác đối với gia súc, gia cầm cùng đều nằm trong tầm kiểm soát của các cơ quan chức năng. Do đó người nông dân có thể yên tâm để đầu tư cho chăn nuôi. 
 
140d3082815t49541l0.jpg
Để đảm bảo an toàn cho bò nuôi, các địa phương cần tiêm phòng đầy đủ các loại vắc-xin theo quy định. (ảnh Báo HT)

 

Xã Cẩm Mỹ (Cẩm Xuyên) là địa phương từng chịu thiệt hại khá nặng nề do dịch viêm da nổi cục với 348 con bò nhiễm bệnh và 72 con bò bị chết. Với nỗ lực khống chế của chính quyền, ngành chuyên môn và người dân, đến nay, dịch bệnh trên địa bàn đã được kiểm soát.
 
Chủ tịch UBND xã Cẩm Mỹ cho biết: “Tổng đàn bò toàn xã hiện đạt gần 3.000 con (tăng trên 300 con so với thời điểm tháng 4/2021 – cao điểm dịch bệnh). Hiện nay, người chăn nuôi trên địa bàn đang tập trung nguồn vốn để đầu tư tăng đàn, phục vụ nhu cầu thị trường tết Nguyên đán sắp tới".
 
Để bà con yên tâm đầu tư cho chăn nuôi, chính quyền địa phương đã hoàn thành kế hoạch tiêm phòng các loại vắc-xin viêm da nổi cục, tụ huyết trùng, lở mồm long móng đối với những vật nuôi trong diện tiêm phòng. Xã sẽ tiếp tục theo dõi sát sao, kiểm soát tổng đàn, ký cam kết đến từng hộ nuôi không dấu dịch và kiên quyết xử lý nghiêm những trường hợp vi phạm.
 
Ông Phan Thanh Nghi – Giám đốc Trung tâm Ứng dụng KHKT và Bảo vệ cây trồng, vật nuôi huyện Cẩm Xuyên cho hay: “Cẩm Xuyên là một trong những địa phương có tổng đàn bò lớn của tỉnh. Thời gian qua, người chăn nuôi toàn huyện đã tái đàn, tăng đàn sau dịch và đã cơ bản khôi phục tổng đàn bò so với thời điểm trước dịch viêm da nổi cục (tháng 11/2020) với 12.700 con. Hiện nay, người dân đang có xu hướng tăng đàn bò nên chúng tôi sẽ tiếp tục tuyên truyền, hướng dẫn để họ chấp hành nghiêm túc các biện pháp chăm sóc, bảo vệ an toàn cho đàn vật nuôi”.
 
Ngoài huyện Cẩm Xuyên, bà con chăn nuôi huyện Can Lộc cũng đang tích cực đầu tư tăng đàn gia súc, gia cầm, bảo đảm nguồn cung ứng thịt cho thị trường dịp Tết Dương lịch và Nguyên đán.
 
Ông Nguyễn Xuân Diệu – Chủ tịch UBND xã Thượng Lộc cho biết: “Dịch viêm da nổi cục đã được kiểm soát tốt trong thời gian dài, hơn nữa hiện nay nhu cầu sử dụng thịt bò tăng cao, giá cả ổn định là những dấu hiệu tích cực để người chăn nuôi bò mạnh dạn đầu tư chi phí tăng đàn. Theo đó, tổng đàn bò của xã hiện đạt gần 2.000 con và thời gian tới dự báo còn tiếp tục tăng”.
 
Hiện nay tổng đàn bò của Hà Tĩnh hiện đạt trên 167.000 con. Thời gian qua, nhờ dịch bệnh được kiểm soát tốt, người dân đã tăng đàn nên số lượng tổng đàn này đã tương đương với cùng kỳ năm 2020. Tới đây, người chăn nuôi sẽ tiếp tục đầu tư kinh phí để phát triển đàn, phục vụ thị trường tết Nguyên đán. Tuy nhiên, người chăn nuôi cần cẩn trọng bởi thời điểm giao mùa khiến các loại vi khuẩn, vi rút phát triển, đàn vật nuôi thường phát sinh một số bệnh truyền nhiễm.
 
Quảng Bình dồn lực cho phát triển 
 
Mặc dù dịch bệnh Covid-19 vẫn còn nhiều nguy cơ tiểm ẩn, tuy nhiên huyện Quảng Ninh (Quảng Bình) vẫn nỗ lực để thực hiện được tốt nhiệm vụ phát triển kinh tế, đồng thời bảo đảm an toàn cho công tác phòng chống dịch bệnh.
 
Theo lãnh đạo huyện Quảng Ninh cho biết, huyện đã chỉ đạo các xã, thị trấn chăm sóc và phòng trừ sâu bệnh bảo vệ cây trồng vụ hè-thu; tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh trên đàn gia súc, gia cầm, nhất là bệnh dịch tả lợn châu Phi, tăng cường kiểm tra công tác phòng, chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn và phòng thủ dân sự tại các xã, thị trấn theo phương châm “4 tại chỗ”, thực hiện hiệu quả các biện pháp thu ngân sách.
 
images716679_a2__9_.jpg
Huyện Quảng Ninh tăng cường hỗ trợ các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh tháo gỡ khó khăn do dịch bệnh.
 
Nhờ đó, kinh tế-xã hội hội huyện Quảng Ninh 9 tháng năm 2021 đạt nhiều kết quả quan trọng: So với cùng kỳ, sản lượng lương thực vụ hè-thu tăng 2.714 tấn; tổng sản lượng lương thực cả năm tăng 3.489 tấn; tổng đàn gia súc, gia cầm tăng 0,4%; tổng sản lượng nuôi trồng và khai thác thủy sản tăng 3,7%.
 
Công tác hỗ trợ, kết nối tiêu thụ nông sản cho nông dân trong thời kỳ giãn cách xã hội phòng, chống dịch Covid-19 được thực hiện tốt với 4,5 tấn tôm thẻ; 1,6 tấn cá chẻm; 75 tấn gà và lợn thịt đã được tiêu thụ.
 
Ông Nguyễn Duy Tiễn, Chủ tịch UBND xã Võ Ninh cho hay: "Ngoài việc tập trung nhân lực, vật lực cho công tác phòng, chống dịch Covid-19 để bảo đảm an toàn, sức khỏe cho người dân, xã Võ Ninh đã linh hoạt thực hiện các phần việc mà kế hoạch, nghị quyết ngay từ đầu năm đề ra. Trong đó, xã tiếp tục huy động các nguồn lực để thực hiện các tiêu chí của xã NTM kiểu mẫu, bảo đảm sản xuất nhằm tăng thu nhập, ổn định đời sống nhân dân".
 
Với mục tiêu nhằm giảm thiểu ảnh hưởng của dịch Covid-19 đến phát triển kinh tế-xã hội, thời gian tới, huyện Quảng Ninh tiếp tục áp dụng các biện pháp phòng, chống dịch Covid-19 giai đoạn mới, thực hiện linh hoạt, hiệu quả “mục tiêu kép” với tinh thần vừa phòng, vừa chống dịch và vừa phát triển kinh tế-xã hội.
 
"Huyện sẽ tăng cường hỗ trợ các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh tháo gỡ khó khăn sau dịch bệnh, thúc đẩy hoạt động sản xuất, kinh doanh gắn với thực hiện nghiêm công tác phòng chống dịch theo quy định”, Bí thư Huyện ủy Quảng Ninh Trần Quốc Tuấn, cho biết thêm.
 
 
Hiện tình hình dịch Covid-19 trên địa bàn huyện Quảng Ninh đã được kiểm soát, ổn định. 9 tháng năm 2021, tổng thu ngân sách trên địa bàn huyện đạt 420 tỷ đồng, đạt 128% dự toán tỉnh giao và đạt 91% dự toán huyện giao (tăng 140% so với cùng kỳ).

 

Quảng Nam chú trọng tiêm vắc xin cho vật nuôi

Chủ động kiểm soát chặt chẽ tình hình dịch bệnh và tích cực chăm sóc đàn vật nuôi của cơ quan chuyên môn và người chăn nuôi, đảm bảo nguồn thu nhập cho người chăn nuôi và cung ứng thực phẩm ổn định dịp Tết Nguyên đán sắp đến, các đơn vị chức năng của ngành thú y Quảng Nam đã tổ chức tiêm vắc xin cho gia súc, gia cầm.

Bà Ngô Thị Chung - Phó Giám đốc Trung tâm Kỹ thuật nông nghiệp TP.Hội An cho biết, để bảo vệ tốt đàn vật nuôi và hạn chế sự lây nhiễm bệnh từ động vật truyền sang người, cũng như duy trì đàn vật nuôi đảm bảo nguồn thực phẩm cung cấp trong dịp Tết Nguyên đán sắp đến, trung tâm đang phối hợp với các xã, phường khẩn trương tiêm vắc xin cho đàn gia súc, gia cầm đợt 2.

Hiện, tổng đàn gia súc của TP.Hội An còn 2.182 con và gia cầm còn 18.668 con, so với năm 2020 giảm gần 1.700 con gia súc và 1.000 con gia cầm, trong đó heo đã giảm gần 1.300 con.

“Ngoài 1.100 liều vắc xin được tỉnh hỗ trợ để tiêm phòng bệnh lở mồm long móng và bệnh dịch tả lợn, trung tâm đã đề xuất UBND thành phố mua thêm vắc xin cấp phát cho các địa phương tổ chức tiêm phòng đạt tỷ lệ 80% trở lên so với tổng đàn vật nuôi” - bà Chung cho hay.

Trung tâm Kỹ thuật nông nghiệp TP.Hội An đã bố trí nhân lực, phương tiện thiết bị và triển khai hướng dẫn các địa phương, cán bộ thú y tổ chức tiêm phòng cho đàn vật nuôi đến hết ngày 31.10 năm nay đảm bảo quy định, tránh làm ảnh hưởng đến kinh tế, phát triển sản xuất chăn nuôi của bà con và an toàn của người dân. Ngoài thời gian tiêm phòng định kỳ, trung tâm còn triển khai tiêm phòng bổ sung cho đàn vật nuôi mới phát sinh hoặc chưa được tiêm phòng trong đợt chính.

Mặc dù dịch bệnh Covid-19 cơ bản đã được khống chế, tuy nhiên không thể loại bỏ dịch bệnh này đối với cuộc sống của mọi người, "Sống chung với Covid-19" là một thực tế. Để thích ứng với cuộc sống trong tình hình mới, tiêm phòng là một trong những biện pháp tối ưu nhất, vừa kiểm soát được dịch bệnh, đồng thời vẫn bảo đảm cho hoạt động sản xuất, phát triển kinh tế diễn ra bình thường. 

Không để cho sản xuất bị đình trệ, chuỗi cung ứng cho sản xuất không bị đứt gẫy, rất cần sự vào cuộc của chính quyền các địa phương đồng hành cùng người nông dân, doanh nghiệp ổn định để phát triển sản xuất

 

 

Ngọc Thủy (Tổng hợp)
Ý kiến bạn đọc
  • “Quả ngọt” từ dòng vốn chính sách

    “Quả ngọt” từ dòng vốn chính sách

    Thời gian qua, từ các chương trình tín dụng ưu đãi, hàng nghìn hộ nghèo trên địa bàn tỉnh Phú Thọ được tiếp cận vốn để phát triển kinh tế, vươn lên thoát nghèo.

  • Vốn chính sách “kích cầu” hình thành bản du lịch

    Vốn chính sách “kích cầu” hình thành bản du lịch

    Thời gian qua, NHCSXH huyện Quỳ Châu (Nghệ An) đã đồng hành thực hiện các mục tiêu mà nghị quyết phát triển kinh tế - xã hội địa phương đề ra.

  • Khát vọng Xuân nơi vùng cao A Lưới

    Khát vọng Xuân nơi vùng cao A Lưới

    A Lưới - một trong 74 huyện nghèo của cả nước, một trong những nút thắt lớn nhất của Thừa Thiên - Huế trên chặng đường đưa tỉnh trở thành thành phố trực thuộc Trung ương vào năm 2025, đang chuyển mình mạnh mẽ.

  • Sản phẩm OCOP Đắk Lắk từ ao làng vươn ra biển lớn

    Sản phẩm OCOP Đắk Lắk từ ao làng vươn ra biển lớn

    Sau gần 6 năm thực hiện chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP), những sản phẩm đặc trưng mang tính vùng miền của tỉnh Đắk Lắk đã dần xây dựng được thương hiệu và có chỗ đứng trên thị trường. Hành trình đưa nông sản địa phương từ “ao làng” vươn ra “biển lớn” vẫn đang được tỉnh Đắk Lắk tích cực thực hiện.

  • Xây dựng nông thôn mới, sức mạnh tiềm thức của người dân xứ Thanh

    Xây dựng nông thôn mới, sức mạnh tiềm thức của người dân xứ Thanh

    Nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới đã ăn sâu vào tiềm thức của người dân tỉnh Thanh Hóa, sự đồng lòng hiến đất, đóng góp từ sức người, tài sản đã lan tỏa khắp từ thành thị đến các xã, huyện miền núi và những con em xa quê hương.

  • Sắp diễn ra Hội chợ OCOP Quảng Ninh - Hè 2024

    Sắp diễn ra Hội chợ OCOP Quảng Ninh - Hè 2024

    Từ ngày 26/4 đến ngày 1/5, tại Cung Quy hoạch, Hội chợ và Triển lãm tỉnh Quảng Ninh sẽ diễn ra Hội chợ OCOP Quảng Ninh - Hè 2024.

Top