Hiện trên địa bàn TP. Cà Mau (Cà Mau) có 54.674 hộ với 7 dân tộc thiểu số; trong đó, dân tộc Khmer 575 hộ/2.294 nhân khẩu, tập trung nhiều ở phường 1. Tổng số hộ nghèo toàn thành phố có 632 hộ/2.358 nhân khẩu; trong đó, người dân tộc Khmer nghèo có 75 hộ, cận nghèo 49 hộ.
Phần lớn đồng bào dân tộc Khmer trên địa bàn TP. Cà Mau có ít đất sản xuất, phát triển kinh tế chủ yếu là buôn bán nhỏ, chăn nuôi, trồng trọt... Trước thực trạng này, thời gian qua, Đảng ủy, UBND TP. Cà Mau đã tập trung chỉ đạo, hỗ trợ về vốn sản xuất, cho vay vốn, cung cấp phương tiện sản xuất và triển khai các mô hình như nuôi cá, trồng màu... giúp đồng bào dân tộc Khmer phát triển sản xuất. Các hộ đồng bào này cũng đã thực hiện nhiều mô hình kinh tế có hiệu quả, góp phần nâng cao đời sống vật chất, tinh thần; nhiều hộ từ bàn tay trắng đã vươn lên khá giàu.
Điển hình là hộ bà Thạch Thị Cẩm Vân. Trước đây, gia đình bà Vân là hộ khó khăn. Lập nghiệp với 4 công đất, bà Vân trồng lúa, nhưng năng suất lúa không cao. Từ khi được địa phương hỗ trợ cho vay vốn, vợ chồng bà Vân quyết chí làm ăn, mạnh dạn đào 800m2 thả nuôi cá tra. Trừ chi phí, một năm, gia đình bà thu lợi trên 200 triệu đồng. Không dừng ở đó, bà Vân còn nuôi trên 200 con trăn, hiện nay đang chuẩn bị xuất chuồng. Năm nay, giá thịt trăn dao động từ 15.000 đến 30.000/kg, nếu trừ chi phí thức ăn, lợi nhuận mang về mỗi năm trên 100 triệu đồng.
Mô hình nuôi cá tra của bà Thạch Thị Cẩm Vân
Nhiều năm qua, Hội Nông dân phường 1 đã phát động nông dân Khmer phát triển mô hình nuôi cá, trăn để tăng thu nhập, phát triển kinh tế gia đình. Ông Bùi Thanh Tấn, Phó Chủ tịch UBND phường 1, cho biết: “Đa số đồng bào dân tộc Khmer trên địa bàn ít đất sản xuất, thế mạnh chủ yếu là nuôi cá với trăn. Vì vậy, thời gian qua, UBND Phường 1 đã xem xét, bước đầu hỗ trợ về vốn cho người dân để phần nào giảm bớt khó khăn cho bà con, giúp đồng bào Khmer vươn lên làm giàu”.
Gia đình anh Lâm Văn Mạnh và chị Châu Thị Lanh ngụ ấp Chánh, xã Lý Văn Lâm, trước đây cũng thuộc diện hộ dân tộc Khmer nghèo. Từ khi ra riêng, gia đình anh Mạnh chỉ vỏn vẹn 1.000m2 đất sản xuất và một công đất ruộng, cuộc sống vô cùng khó khăn. Hàng ngày, để kiếm thu nhập, anh Mạnh phải đi vác lúa mướn, đi đặt lờ, đặt lợp... Xét thấy hoàn cảnh khó khăn, địa phương đã cho gia đình anh Mạnh vay 20 triệu đồng, đồng thời hỗ trợ 20 triệu đồng xây dựng nhà đại đoàn kết. Quyết chí thoát ngèo, với 1.000m2 đất có được, vợ chồng anh Mạnh triển khai trồng rau ngót, mồng tơi..., bình quân mỗi ngày thu hoạch trên 15kg rau, mỗi tháng như vậy anh thu nhập trên 5 triệu đồng. Nhờ lao động cần cù, chịu khó, chỉ sau một năm, gia đình anh Mạnh đã trả sổ hộ nghèo. Anh Lâm Văn Mạnh bộc bạch: “Nay mình đã có thu nhập ổn định hàng tháng nền nhường cho bà con, anh em khổ hơn mình. Mình còn sức khỏe thì mình “gáng” phấn đấu vươn lên chứ mỗi cái mỗi nhờ chính quyền, nhà nước hỗ trợ thì thua luôn”.
Nhờ trồng màu, sau một năm, gia đình anh Lâm Văn Mạnh đã thoát nghèo
Theo ông Vương Văn Sáng, Trưởng phòng Dân tộc TP. Cà Mau bên cạnh nguồn vốn cho vay, thực hiện chỉ đạo của Thành ủy, UBND thành phố, Phòng Dân tộc cùng với UBND các xã phường cũng đã động viên, hỗ trợ đồng bào Khmer nghèo vươn lên làm ăn. “Hiện, trên địa bàn TP Cà Mau có 10 hộ người dân tộc Khmer uy tín, những hộ này sẽ là người tuyên truyền, vận động, chia sẻ kinh nghiệm về những mô hình làm ăn có hiệu quả cho những hộ khó khăn khác, để phấn đấu vươn lên thoát nghèo”, ông Vương Văn Sáng nói.
Nhật Minh
Tối 22/11, tại Bảo tàng tỉnh Phú Yên, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh tổ chức khai mạc trưng bày chuyên đề “Bến Vũng Rô và hoạt động tiếp nhận chi viện từ những chuyến Tàu Không số”. Hoạt động nhằm hướng đến kỷ niệm 60 năm Bến Vũng Rô tiếp nhận chuyến hàng đầu tiên của Tàu Không số (28/11/1964 – 28/11/2024).
Thời gian qua, tỉnh Nghệ An triển khai thực hiện đồng bộ các giải pháp, cơ chế, chính sách thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi, bước đầu đạt được những kết quả tích cực. Đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) nâng cao ý thức tự lực, tự cường vươn lên phát triển kinh tế, xây dựng cuộc sống, góp phần xóa đói giảm nghèo, tạo nên diện mạo mới cho nông thôn miền núi xứ Nghệ.
Cuộc thi trực tuyến tìm hiểu về bảo hiểm tiền gửi (BHTG) 2024 là một hoạt động quan trọng trong việc nâng cao nhận thức của công chúng về chính sách BHTG và hoạt động của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam (BHTGVN), qua đó truyền tải nội dung chính sách BHTG một cách mới mẻ, hấp dẫn và thu hút sự quan tâm của công chúng.