Đầu năm 2018, ngành nông nghiệp đón nhận nhiều tín hiệu vui như, việc một số sản phẩm được cấp giấy chứng nhận chỉ dẫn địa lý, mô hình Hội quán để giúp nhau trong sản xuất, kinh doanh.
Đầu năm 2018, ngành nông nghiệp đón nhận nhiều tín hiệu vui như, việc một số sản phẩm được cấp giấy chứng nhận chỉ dẫn địa lý, mô hình Hội quán để giúp nhau trong sản xuất, kinh doanh, cùng một số sản phẩm nông sản tiếp tục tăng giá giúp nguời nông dân yên tâm sản xuất. Tuy nhiên, những khó khăn như sâu bệnh và thời tiết tiếp tục ảnh hưởng mạnh tới cây trồng của một số địa phương tại khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long.
Bến Tre: Bưởi da xanh, dừa xiêm xanh đã có chỉ dẫn địa lý
Theo Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ KH&CN) cấp giấy chứng nhận chỉ dẫn địa lý, dừa xiêm xanh uống nước và bưởi da xanh của Bến Tre sẽ có nhiều cơ hội xuất khẩu sang các thị trường khó tính. Cụ thể, khu vực địa lý là các huyện Châu Thành, Chợ Lách, Giồng Trôm, Mỏ Cày Nam, Mỏ Cày Bắc, Thạnh Phú, Ba Tri, Bình Đại và TP. Bến Tre. Trong đó, UBND tỉnh Bến Tre là tổ chức quản lý 2 chỉ dẫn địa lý nói trên. Chỉ dẫn địa lý được bảo hộ vô thời hạn trên toàn lãnh thổ Việt Nam đối với hai sản phẩm nói trên.
Hiện tại trên địa bàn tỉnh Bến Tre có trên 70.000 ha diện tích trồng dừa, trong đó diện tích dừa Xiêm Xanh gần 8.000 ha, diện tích bưởi da xanh đã phát triển được 7.200 ha, hàng năm cho sản lượng khoảng 57.000 tấn/năm. Được biết, đây là hai loại trái cây có chất lượng cao được xuất khẩu ra nhiều quốc gia trên thế giới.
Việc cấp giấy chứng nhận chỉ dẫn địa lý đợt này sẽ là cơ hội cho các doanh nghiệp, người sản xuất nâng cao danh tiếng, phát triển thị trường, bảo vệ những giá trị về chất lượng, nguồn gốc của sản phẩm đối với người tiêu dùng. Tuy nhiên, đây mới chỉ là bước đầu, do đó cần được quan tâm đẩy mạnh và tập trung hỗ trợ về chính sách, nguồn lực để người dân áp dụng khoa học, công nghệ vào sản xuất. Bên cạnh đó, cần tuyên truyền để người dân, người sản xuất, kinh doanh nhận thức được rằng chỉ dẫn địa lý là tài sản chung của tỉnh, của quốc gia nên mỗi cá nhân, tổ chức phải tự ý thức trong giữ gìn và phát triển.
Đồng Tháp: Mô hình Hội quán tiếp tục được nhân rộng
Theo đó, mô hình Hội quán trong thời gian qua tại tỉnh Đồng Tháp tiếp tục phát huy tác dụng thiết thực. Vừa qua, Bí thư Tỉnh ủy Lê Minh Hoan cùng lãnh đạo nhiều sở ngành đã dự ra mắt 2 Hội quán mới được thành lập đó là Nhất Tâm Hội quán ở xã Mỹ Ngãi và Tân An Hội quán ở xã Mỹ Tân. Với Nhất Tâm Hội quán số lượng thành viên tham gia là 67 người, Tân An Hội quán gồm 75 thành viên, là những nông dân các Tổ hợp tác kinh tế, sản xuất nông nghiệp, dịch vụ, sản xuất kinh doanh và tôn giáo tự nguyện tham gia cùng chia sẻ thông tin, hỗ trợ kinh nghiệm, hợp tác về sản xuất, kinh doanh nhằm nâng cao chất lượng và tiêu thụ sản phẩm, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm cung ứng cho thị trường, trong đó có cây ăn trái, hoa kiểng, rau màu, lúa.
Tính đến thời điểm hiện tại, TP. Cao Lãnh tỉnh Đồng Tháp đã lập được 7 Hội quán nông dân tại các xã như Hòa An, Tịnh Thới, Tân Thuận Tây, Tân Thuận Đông, Mỹ Ngãi và Mỹ Tân. Dự kiến đến cuối tháng 3 sẽ ra mắt thêm 2 Hội quán.
Tây Ninh: Sâu bệnh phát triển mạnh trên cây trồng
Trong những năm qua cây ớt được người dân trên địa bàn tỉnh trồng nhiều. Với những năm được giá, được mùa, người trồng ớt thu lãi hàng trăm triệu đồng mỗi ha. Tuy nhiên, ở niên vụ năm nay, người trồng ớt ở các địa phương trên địa bàn tỉnh đang lo ngại bị mất mùa ớt do bệnh xoắn đọt. Theo người dân địa phương, do mấy năm gần đây, người trồng ớt thua lỗ liên tiếp nên diện tích ớt hiện còn khoảng 15 ha. Năm nay, diện tích ớt bị hư hại do bệnh xoắn đọt chiếm khoảng 60%, cá biệt có những chỗ bị thiệt hại 100%, khiến người trồng ớt không khỏi lao đao.
Bên cạnh đó, những ngày này, người dân trồng thuốc lá trên địa bàn tỉnh cũng gặp phải thời tiết không thuận lợi. Cụ thể, những cơn mưa đã làm cho diện tích trồng thuốc lào ở những vùng đất trũng bị thiệt hại nặng nề, còn những hộ dân trồng trên những vùng đất cao thiệt hại không đáng kể.
Chanh và mít thái đang được thu mua với giá cao
Tại khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long, hiện giá đang tăng gấp đôi so với thời điểm hơn 1 tháng trước đây, điều này khiến cho người trồng rất phấn khởi. Tại các tỉnh Đồng bằng Sông Cửu Long, giá chanh không hạt và chanh giấy hiện có giá khá cao từ 20.000 - 22,500 đồng/kg, tắc được thu mua ở mức 7.000 - 8.000 đồng/kg. Nguyên nhân được cho do thời điểm hiện tại đã bước vào mùa nắng nóng, nhu cầu tiêu thụ chanh và tắc tăng cao đã kéo giá tăng theo. Ngoài ra, hiện các loại chanh và tắc cũng đang được nhiều đơn vị, doanh nghiệp thu mua xuất khẩu và làm nguyên liệu sản xuất các sản phẩm phục vụ tiêu dùng.
Đối với mít thái, cũng được thương lái thu mua tại vườn ở mức trên 42.000 đồng/kg, tăng so với tháng trước đó từ 2.000 - 4.000 đồng/kg. Một trái mít Thái nông dân dễ dàng thu được số tiền từ 500.000 - 600.000 đồng, với trọng lượng từ 10 - 15kg. Nhiều nông dân trồng mít Thái phải giăng võng và giăng mùng ngủ ở vườn canh giữ mít tránh bị mất trộm, đồng thời phải dùng lưới bao từng trái mít để tránh sâu đục quả./.
Tối 22/11, tại Bảo tàng tỉnh Phú Yên, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh tổ chức khai mạc trưng bày chuyên đề “Bến Vũng Rô và hoạt động tiếp nhận chi viện từ những chuyến Tàu Không số”. Hoạt động nhằm hướng đến kỷ niệm 60 năm Bến Vũng Rô tiếp nhận chuyến hàng đầu tiên của Tàu Không số (28/11/1964 – 28/11/2024).
Thời gian qua, tỉnh Nghệ An triển khai thực hiện đồng bộ các giải pháp, cơ chế, chính sách thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi, bước đầu đạt được những kết quả tích cực. Đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) nâng cao ý thức tự lực, tự cường vươn lên phát triển kinh tế, xây dựng cuộc sống, góp phần xóa đói giảm nghèo, tạo nên diện mạo mới cho nông thôn miền núi xứ Nghệ.
Cuộc thi trực tuyến tìm hiểu về bảo hiểm tiền gửi (BHTG) 2024 là một hoạt động quan trọng trong việc nâng cao nhận thức của công chúng về chính sách BHTG và hoạt động của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam (BHTGVN), qua đó truyền tải nội dung chính sách BHTG một cách mới mẻ, hấp dẫn và thu hút sự quan tâm của công chúng.