Nhiều thị trường chính của gạo Việt Nam như Indonesia, Philippines… đã rút kế hoạch nhập khẩu gạo khiến gạo Việt lỡ nhiều hợp đồng lớn.
Yếu tố chính trị những tháng đầu năm 2016 đang ảnh hưởng mạnh tới hoạt động xuất nhập khẩu gạo. Cụ thể, Cơ quan hậu cần quốc gia Indonesia (Bulog) vừa thông báo ngừng giao dịch mua gạo với 4 nguồn cung cấp có bản ghi nhớ (MOU) với chính phủ nước này là Thái Lan, Pakistan, Campuchia và Việt Nam theo kế hoạch mua gạo trong tháng 2.
Nguyên nhân là vì Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp nước này cho rằng, Indonesia có đủ gạo, không cần nhập khẩu. Vị này cũng cho rằng, thị trường gạo nội địa Indonesia bị biến động thời gian qua là do tác động của đầu cơ tích trữ và tình trạng này sẽ được loại trừ.
Trong khi đó, Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA) cho rằng, do những vấn đề liên quan đến hoạt động chính trị, trước mắt Indonesia sẽ chưa nhập khẩu gạo cho đến khi giá thị trường nội địa tăng vọt do thiếu nguồn cung cấp. Dự báo, sau khi Indonesia đánh giá sản lượng sau thu hoạch vào tháng 6 tới, tình hình nhu cầu nhập khẩu của nước này sẽ rõ nét hơn.
Cùng với Indonesia, Cơ quan lương thực quốc gia Philippines (NFA) cũng đã rút lại kế hoạch nhập khẩu 400.000 tấn gạo được thông báo từ đầu năm. Nước này cũng đang chờ xem diễn biến tồn kho và xem xét cho nhập khẩu tư nhân 1 triệu tấn theo Khối lượng tiếp cận tối thiểu (MAV) của WTO, 500.000 tấn phân bổ cho các nước đặc biệt và 500.000 tấn từ các nguồn cung cấp khác.
Theo đánh giá của VFA, nhập khẩu gạo của Philippines cũng bị tác động bởi yếu tố chính trị, một số ý kiến cho rằng việc cho phép nhập khẩu theo cơ chế WTO đã dẫn đến nhập lậu tràn lan, tác hại đến sản xuất trong nước, ảnh hưởng nghiêm trọng đến chính sách tự túc lương thực của nước này.
Việc hai thị trường truyền thống lớn Indonesia và Philippines rút kế hoạch nhập khẩu cũng khiến Việt Nam lỡ nhịp trong xuất khẩu gạo quý đầu năm. Tuy nhiên, VFA cho rằng, Việt Nam không chịu tác động nhiều với sự kiện này, ngược lại giá lúa gạo tiếp tục tăng do nhu cầu thực hiện các hợp đồng đã ký và nhu cầu trở lại mạnh từ Trung Quốc, kết hợp với áp lực giảm sản lượng do tác động của khô hạn và xâm nhập mặn ở các tỉnh ven biển./.
Theo Thuận Hải/Dân Việt
Sau lầm lỡ, nhiều người mãn hạn tù trở về cuộc sống thường nhật trong nỗi ngổn ngang về tương lai. Ở vùng cao Bắc Hà (Lào Cai), nhờ nguồn vốn tín dụng chính sách từ Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH), không ít người sau lầm lỡ có điểm tựa để làm lại từ đầu, từng bước xây dựng kinh tế gia đình và tái hòa nhập cộng đồng.
Chương trình giáo dục số đã nhận được sự hưởng ứng tích cực từ cán bộ cơ sở và khách hàng của NHCSXH. Hầu hết đều đánh giá chương trình thiết thực, dễ tiếp cận và phù hợp với nhu cầu của đại đa số khách hàng, góp phần tích cực cho việc thực hiện chủ chương thúc đẩy chuyển đổi số và kinh tế số của địa phương.
Không chỉ từ khi Luật Hợp tác xã năm 2023 chính thức có hiệu lực (01/7/2024), mà trước đó, nhiều hợp tác xã (HTX) trên địa bàn Quảng Ngãi đã chủ động mở rộng các dịch vụ phục vụ và phát triển sản xuất kinh doanh (SXKD) gắn với chuỗi giá trị sản phẩm. Nhờ đó, vai trò của HTX nông nghiệp (NN) đối với kinh tế hộ ngày càng rõ hơn, nhất là khi SX gặp khó khăn: hạn hán, lũ lụt, dịch bệnh,…