Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ sáu, ngày 22 tháng 11 năm 2024  
Thứ năm, ngày 28 tháng 12 năm 2017 | 11:35

Nhìn lại 1 năm ròng rã đưa quả vải Việt sang Thái Lan, Central Group chỉ ra 3 điểm yếu của nông sản Việt

"Trong quá trình hỗ trợ xuất khẩu hàng hóa nông sản Việt Nam ra thị trường thế giới, chúng tôi thấy rằng các sản phẩm Việt Nam mặc dù chất lượng và hương vị hấp dẫn, nhưng vần còn vài điểm yếu", đại diện Central Group Việt Nam đúc kết.

Chia sẻ tại Hội thảo Nâng cao năng lực cạnh tranh thương hiệu Việt trong hội nhập quốc tế sáng 27/12,ông Nguyễn Thái Dũng - Phó TGĐ BigC Thăng Long, đại diện Central Group Việt Nam – cho biết trong năm 2017, thành công bước đầu đáng tự hào của Central là xuất khẩu thành công trái vải thiều Lục Ngạn (Bắc Giang) của Việt Nam sang thị trường Thái Lan.

Thành công này có được sau 1 năm nỗ lực thăm dò, tìm hiểu thị hiếu của người tiêu dùng Thái Lan, cùng với sự hỗ trợ tích cực của hệ thống phân phối thuộc Central Group tại Thái Lan, ông Dũng cho biết.

Một là, chúng ta chưa xây dựng được thương hiệu , chỉ dẫn địa lý, làm sao khẳng định được tính đặc sắc của nông sản Việt Nam.

Hai là, bao bì chưa thực sự hấp dẫn và tiện lợi cho người tiêu dùng thế giới.

"Đặc biệt, công tác sơ chế và bảo quản sau thu hoạch còn chưa đáp ứng được những yêu cầu khắt khe của các thị trường khó tính như Châu Âu, Nhật Bản, Hoa Kỳ…", ông Dũng thẳng thắn.

"Bộ phận xuất khẩu của Central Group Việt Nam đã chủ động cung cấp thông tin thị trường, hướng dẫn kỹ thuật cho các trang trại, hộ nông dân để sản xuất những sản phẩm phù hợp với nhu cầu và thị hiếu của khách hàng của từng thị trường nhập khẩu khác nhau".

Ông Vũ Bá Phú – Cục trưởng Cục Xúc tiến Thương mại Bộ Công thương – nhận định: Các doanh nghiệp Việt Nam đến 90% là doanh nghiệp quy mô vừa và nhỏ, do đó các doanh nghiệp về cơ bản thiếu kinh nghiệm và năng lực phát triển, sử dụng thương hiệu như một công cụ kinh doanh đúng nghĩa. Thậm chí, nhiều đơn vị còn chưa nhận thức đầy đủ về vai trò của thương hiệu.

Do vậy, hàng Việt rất khó cạnh tranh với hàng hóa nước ngoài ngay trên thị trường sân nhà, chứ chưa nói đến các thị trường xuất khẩu.

Theo Trí Thức Trẻ

 

 

KTNT
Ý kiến bạn đọc
  • Thắp sáng niềm tin cho những cảnh đời lầm lỡ

    Thắp sáng niềm tin cho những cảnh đời lầm lỡ

    Sau lầm lỡ, nhiều người mãn hạn tù trở về cuộc sống thường nhật trong nỗi ngổn ngang về tương lai. Ở vùng cao Bắc Hà (Lào Cai), nhờ nguồn vốn tín dụng chính sách từ Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH), không ít người sau lầm lỡ có điểm tựa để làm lại từ đầu, từng bước xây dựng kinh tế gia đình và tái hòa nhập cộng đồng.

  • Tăng cường trao đổi hợp tác trong lĩnh vực phát triển tín dụng chính sách giữa Việt Nam và Cuba

    Tăng cường trao đổi hợp tác trong lĩnh vực phát triển tín dụng chính sách giữa Việt Nam và Cuba

    Hai bên thống nhất sẽ cùng nghiên cứu, tăng cường trao đổi hợp tác trong lĩnh vực phát triển tín dụng chính sách, góp phần vào sự phát triển của quan hệ đoàn kết, hữu nghị giữa ngành ngân hàng nói riêng và hợp tác truyền thống giữa Việt Nam và Cuba nói chung.

  • Hiệu quả từ chương trình giáo dục số cho các nhóm yếu thế

    Hiệu quả từ chương trình giáo dục số cho các nhóm yếu thế

    Chương trình giáo dục số đã nhận được sự hưởng ứng tích cực từ cán bộ cơ sở và khách hàng của NHCSXH. Hầu hết đều đánh giá chương trình thiết thực, dễ tiếp cận và phù hợp với nhu cầu của đại đa số khách hàng, góp phần tích cực cho việc thực hiện chủ chương thúc đẩy chuyển đổi số và kinh tế số của địa phương.

Top