Thời gian qua, rất nhiều chính sách hỗ trợ được đưa ra nhưng chưa thiết thực và hiệu quả, như hỗ trợ về thuế, tín dụng, vốn vay… doanh nghiệp không tiếp cận được.
Tại buổi họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 4 chiều nay (5/5), Phó Thống đốc NHNN Nguyễn Thị Hồng cho biết: Có thể nói khi dịch COVID-19 xảy ra thì NHNN là một trong những đơn vị triển khai rất sớm các giải pháp để tháo gỡ khó khăn cho hoạt động sản xuất kinh doanh và Thống đốc NHNN chỉ đạo toàn ngành phải triển khai ngay sau khi Thủ tướng có văn bản, chỉ thị. NHNN đã đánh giá và lựa chọn các giải pháp rất thiết thực, cấp thiết đối với các tổ chức tín dụng trong tình hình hiện nay.
Đó là khi các doanh nghiệp, người dân bị ảnh hưởng đến hoạt động SXKD và sau đó nguồn thu bị ảnh hưởng thì việc cơ cấu lại trả nợ là điều rất quan trọng. Rồi việc miễn giảm các khoản lãi vay, có cả những khoản vay mới, cũng đã được giảm với mặt bằng lãi suất cho vay theo điều chỉnh giảm trần lãi suất cho vay của NHNN trong tháng 3.
Đối với những khoản cho vay cũ thì Thống đốc NHNN kêu gọi và nhận được sự đồng tình rất quyết liệt và trách nhiệm của các TCTD trong việc giảm lãi suất các khoản dư nợ cũ. Rồi là giảm phí thanh toán, sẵn sàng nguồn vốn kể cả với các doanh nghiệp có nhu cầu vay mới. Đặc biệt là sẵn sàng nguồn vốn khi dịch kết thúc để đáp ứng nhu cầu vốn cho các doanh nghiệp vay vốn nhằm thúc đẩy hoạt động kinh tế trở lại.
Theo báo cáo của hệ thống các TCTD cho thấy là kết quả của ngành ngân hàng triển khai trong thời gian vừa qua rất đáng kể. Thứ nhất, về cơ cấu lại thời hạn trả nợ và giữ nguyên nhóm nợ, toàn hệ thống đã có cấu được cho 170.746 khách hàng với dư nợ bằng 128.210 tỷ đồng. Miễn giảm lãi, giữ nguyên nhóm nợ cho 14.372 khách hàng với dư nợ 28.441 tỷ đồng. Hạ lãi suất dư nợ hiện hữu cho 318.528 khách hàng với dư nợ là 980.163 tỷ đồng và mức hạ lãi suất phổ biến từ 0,5-2%, thậm chí có một số TCTD đã hạ lãi suất 2,5% lên tới 4%/năm. Cho vay mới với lãi suất ưu đãi thấp hơn so với lãi suất cho vay trước dịch khoảng từ 1-2% cho 147.637 khách hàng với doanh số cho vay mới lũy kế từ ngày 23/1/2020 đạt khoảng 553.000 tỷ đồng.
Kết quả này cho thấy hệ thống ngân hàng đã triển khai rất tích cực. Bên cạnh việc cơ cấu lại trả nợ cũng như là miễn giảm vốn vay, NHNN cũng điều chỉnh giảm phí thanh toán điện tử liên ngân hàng để từ đó các TCTD giảm phí với người dân cũng như NHNN chỉ đạo Napas giảm hai lần phí. Ước tính số phí giảm năm 2020 lên đến trên 1000 tỷ đồng.
Lý giải về việc doanh nghiệp tiếp cận vốn khó khăn và quan điểm của Thống đốc là không hạ chuẩn cho vay, bà Hồng cho hay: Dịch COVID-19 xảy ra đã tác động đến một diện rất rộng các DN và người dân. Có DN chịu tác động trực tiếp, có DN chịu tác động gián tiếp, từ đó ảnh hưởng đến hoạt động của các TCTD ở 2 góc độ.
Thứ nhất là các TCTD cũng là DN cung ứng dịch vụ thanh toán cho các DN nên khi DN và người dân bị ngưng trệ hoạt động SXKD thì đồng nghĩa với việc là nguồn thu dịch vụ của các TCTD cũng sẽ bị giảm xuống, ảnh hưởng đến tình hình tài chính của các TCTD.
Thứ hai rất quan trọng, đó là TCTD là trung gian tài chính, là tổ chức nhận tiền gửi của DN và người dân và cho DN và người dân vay. Khi DN và người dân bị ảnh hưởng không có nguồn thu thì đồng nghĩa với việc khó khăn trong việc trả nợ và theo đó ảnh hưởng đến chất lượng tài sản của các TCTD. Khi nợ xấu phát sinh thì các TCTD phải trích lập dự phòng rủi ro và do đó cũng làm ảnh hưởng đến tình hình tài chính của DN. Bài toán làm sao để NHNN thực hiện các giải pháp để hỗ trợ tối đa cho DN và người dân là vấn đề Thống đốc chỉ đạo rất quyết liệt.
Tuy nhiên, vừa giải quyết khó khăn cho DN và người dân nhưng vẫn phải đảm bảo hoạt động của các TCTD là không được phá vỡ các tiêu chí về an toàn hoạt động của các TCTD. Nếu như hạ chuẩn cho vay hoặc phá vỡ các tiêu chí về đảm bảo an toàn thì hệ thống các TCTD sẽ đối mặt với nguy cơ bất ổn trở lại như đã từng xảy ra trong giai đoạn trước đây. Suy cho cùng khi hệ thống ngân hàng bị ảnh hưởng thì cũng sẽ tác động và gây hệ lụy rất lớn đối với nền kinh tế và ổn định kinh tế vĩ mô.
Chính vì vậy, Ủy ban Kinh tế đã tổ chức một phiên họp thẩm tra báo cáo kinh tế của Chính phủ cho kỳ họp tới. Tại đó đại diện của Hiệp hội DN vừa và nhỏ đã phát biểu và phân tính, thấu hiểu được những cái khó của hoạt động ngân hàng. Hiệp hội cũng đề nghị rằng cần có các giải pháp khác để tháo gỡ khó khăn cho DN và người dân, ví dụ như để hỗ trợ tăng trưởng tín dụng cho DN và người dân thì có thể thúc đẩy việc bảo lãnh của Chính phủ cho DN.
Hy vọng, thời gian tới sau cuộc đối thoại với các DN vào ngày 9/5, các DN cũng như các bộ, ngành sẽ cân nhắc có những giải pháp tích cực hơn, quyết liệt hơn.
Sau lầm lỡ, nhiều người mãn hạn tù trở về cuộc sống thường nhật trong nỗi ngổn ngang về tương lai. Ở vùng cao Bắc Hà (Lào Cai), nhờ nguồn vốn tín dụng chính sách từ Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH), không ít người sau lầm lỡ có điểm tựa để làm lại từ đầu, từng bước xây dựng kinh tế gia đình và tái hòa nhập cộng đồng.
Chương trình giáo dục số đã nhận được sự hưởng ứng tích cực từ cán bộ cơ sở và khách hàng của NHCSXH. Hầu hết đều đánh giá chương trình thiết thực, dễ tiếp cận và phù hợp với nhu cầu của đại đa số khách hàng, góp phần tích cực cho việc thực hiện chủ chương thúc đẩy chuyển đổi số và kinh tế số của địa phương.
Không chỉ từ khi Luật Hợp tác xã năm 2023 chính thức có hiệu lực (01/7/2024), mà trước đó, nhiều hợp tác xã (HTX) trên địa bàn Quảng Ngãi đã chủ động mở rộng các dịch vụ phục vụ và phát triển sản xuất kinh doanh (SXKD) gắn với chuỗi giá trị sản phẩm. Nhờ đó, vai trò của HTX nông nghiệp (NN) đối với kinh tế hộ ngày càng rõ hơn, nhất là khi SX gặp khó khăn: hạn hán, lũ lụt, dịch bệnh,…