Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ ba, ngày 7 tháng 5 năm 2024  
Thứ tư, ngày 31 tháng 8 năm 2022 | 16:5

Những mô hình kinh tế tiền tỷ từ vùng đất hoang

Nhiều vùng đất bị bỏ hoang nhưng bằng sự nỗ lực, sáng tạo, dám nghĩ dám làm những vùng đất bỏ hoang này đã trở thành những trang trại, cho thu nhập ổn định hàng tỷ đồng mỗi năm.

Quyết tâm làm giàu từ đất hoang

Từ mảnh đất hoang hoá ở thôn Phúc Duệ, xã Vĩnh Ninh (Quảng Ninh, Quảng Bình) ông Đặng Xuân Khiển đã mạnh dạn vay 100 triệu đồng từ Quỹ Hỗ trợ nông dân để xây dựng chuồng trại, đầu tư trang thiết bị, con giống để chăn nuôi. Với phương châm “lấy ngắn nuôi dài”, ban đầu ông Khiển nuôi vài con bò, 2 ao tôm, cua và kết hợp trồng rau, mía để ổn định cuộc sống.

 

images739773_20220728_152245.jpg
Trang trại chăn nuôi tổng hợp của ông Đặng Xuân Khiển, thôn Phúc Duệ, xã Vĩnh Ninh có diện tích hơn 3ha.

Trên diện tích 3ha, ông dành 1,2ha nuôi tôm thẻ chân trắng, tôm sú và cua. Ngoài ra, ông Khiển còn trồng 100 cây ổi, 1.000 cây chuối, 150 cây dừa xiêm. Để nâng cao hiệu quả trong sản xuất, ông Khiển dành nhiều thời gian đi học hỏi thực tế tại các mô hình trong và ngoài tỉnh, nghiên cứu thêm sách báo để thử sức với những loại cây trồng, vật nuôi mới.

“Những ngày đầu lên đây lập nghiệp, ai cũng nói vợ chồng tôi bị điên, bởi đây là mảnh đất hoang hoá, bốn bề cỏ dại. Không đường, không điện, không nước, gặp muôn vàn khó khăn. Đồng vốn ít ỏi không đủ để thuê nhân công nên ngày này qua tháng khác, hai vợ chồng cần mẫn cuốc đất khai hoang để trồng cây và nuôi tôm”, ông Khiển chia sẻ.

Hiện nay, trang trại của gia đình ông Khiển duy trì ổn định 6 hồ tôm, cua; 200 con gà, ngan, ngỗng; gần 2.000 gốc cây ăn quả các loại và 1,5ha keo tràm đã đến tuổi khai thác. Từ hai bàn tay trắng nhưng với sự nỗ lực không ngừng, ông Khiển đã thành công trong chăn nuôi, trồng trọt, làm giàu trên vùng đất khó, với doanh thu hơn 2 tỷ đồng/năm.

 

tp-1-716.jpg
Anh Mạnh xây dựng mô hình dưa lưới đến nay mới được 2 năm nhưng mang lại kinh tế cao.

 

Từng là vùng đất bị bỏ hoang, cỏ dại mọc um tùm, nhưng anh Nguyễn Đăng Mạnh (trú xã Thạch Hạ, TP. Hà Tĩnh) đã triển khai và xây dựng mô hình dưa lưới công nghệ cao, mỗi năm thu tiền tỉ.

Tiếc nuối khi nhìn từng vùng đất màu mỡ ở trong làng bị bỏ hoang, cỏ dại mọc um tùm, anh Mạnh đến từng hộ dân để bày tỏ muốn thuê lại để xây dựng mô hình nông nghiệp sạch. Khi thuê được 2.000m2 đất, anh bắt đầu học hỏi cách trồng, kỹ thuật chăm sóc, nguồn giống và thị trường tiêu thụ từ các mô hình ở trong tỉnh.

Giữa năm 2020, anh lấy hết toàn bộ vốn liếng tích góp bao năm qua, vay mượn thêm anh em bạn bè được gần 1 tỷ để đầu tư vào mô hình dưa lưới. Thời gian đầu áp lực đủ điều từ thời tiết gặp khó khăn, kinh nghiệm chưa có khiến hàng tấn dưa lưới trồng thử nghiệm đầu tiên phải cắt bỏ vì độ ngọt không đạt.

Với kỹ thuật chăm sóc tốt, thời tiết thuận lợi, năm 2021, HTX anh Mạnh thu hoạch trên 20 tấn dưa lưới và dự kiến năm nay sản lượng sẽ tăng gấp đôi khoảng 40-50 tấn.

Dưa lưới anh Mạnh bán giá 30 ngàn đồng/kg tại vườn, trong năm 2021 HTX thu về hơn 600 triệu đồng, ước tính năm 2022 thu về khoảng 1,2 tỷ đồng.

Tạo công ăn việc làm cho nhiều người

Không chỉ làm giàu từ trang trại tổng hợp, ông Khiển còn mua bán, khai thác mây song nhập nguyên liệu cho các cơ sở sản xuất trong và ngoài tỉnh. Mỗi năm, ông thu mua và xuất bán hơn 100 tấn mây song, cho thu nhập hơn 600 triệu đồng/năm, tạo việc làm ổn định cho hơn 30 lao động.Từ một hộ thuộc diện khó khăn, đến nay, gia đình ông Khiển đã trở thành hộ làm ăn kinh tế giỏi của xã Vĩnh Ninh.

"Khối lượng công việc nhiều nên tôi phải thuê thêm 5 lao động thường xuyên với thu nhập từ 5-6 triệu đồng/tháng. Đến mùa thu hoạch, tôi phải thuê thêm nhiều lao động thời vụ để đáp ứng kịp thời nhu cầu mua hàng của khách. Nhờ có mô hình trang trại tổng hợp này mà đời sống gia đình tôi ngày càng khấm khá hơn, vợ chồng tôi có điều kiện tham gia các hoạt động, phong trào do địa phương phát động”, ông Khiển chia sẻ.

Theo Bà Đỗ Thị Lý, Phó Chủ tịch Hội Nông dân xã Vĩnh Ninh (Quảng Ninh) cho biết: “Ông Khiển là người mạnh dạn, dám nghĩ dám làm và là một trong những tấm gương đi đầu trong việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi ở địa phương. Không những làm giàu cho gia đình, ông Khiển còn là hội viên tích cực của Hội Nông dân xã Vĩnh Ninh, thường xuyên chia sẻ kinh nghiệm và giúp đỡ các hội viên cùng phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo.”

Cong với anh Mạnh, giữa năm 2020, anh lấy hết toàn bộ vốn liếng tích góp bao năm qua, vay mượn thêm anh em bạn bè được gần 1 tỷ để đầu tư vào mô hình dưa lưới. Thời gian đầu áp lực đủ điều từ thời tiết gặp khó khăn, kinh nghiệm chưa có khiến hàng tấn dưa lưới trồng thử nghiệm đầu tiên phải cắt bỏ vì độ ngọt không đạt.

Không những vậy, thời điểm đầu bỏ nghề để làm nông nghiệp, dân làng ai cũng bảo “khùng”, kể cả người thân trong gia đình cũng không ủng hộ. “Lúc đó cũng lo vì số người ủng hộ thấp hơn người đồng tình. Nhưng khi đã quyết tâm rồi thì tôi cố gắng thực hiện”, anh Mạnh chia sẻ.

Anh Mạnh thừa nhận bước đầu dưa không đạt chất lượng do thời tiết lạnh, mưa nhiều, ngoài ra kỹ thuật trồng chưa có nên những lần sau đó có chút kinh nghiệm dưa đạt chất lượng bán ra thị trường. Sau khi trồng thành công, anh Mạnh đã thành lập HTX rau, củ, quả do anh chủ nhiệm với 7 thành viên tham gia. Trong đó có cả những kỹ sư ngành nông nghiệp để cùng phát triển thị trường dưa cung cấp trong và ngoài tỉnh. Từ những bước tiến ban đầu, năm 2021, anh Mạnh tiếp tục mở rộng đầu tư thêm 1.000m2 nhà lưới để trồng 9.000 gốc dưa lưới và đến năm 2022 nâng tổng diện tích mô hình lên hơn 1ha.

Với kỹ thuật chăm sóc tốt, thời tiết thuận lợi, năm 2021, HTX anh Mạnh thu hoạch trên 20 tấn dưa lưới và dự kiến năm nay sản lượng sẽ tăng gấp đôi khoảng 40-50 tấn.

Trên đây chỉ là rất ít những mô hình biến đất hoang thành trang trại, phát triển kinh tế cho thu nhập cao ở các tỉnh miền Trung, những mô hình này ra đời vừa tạo công ăn việc làm cho những lao động nhàn rỗi ở địa phương, vừa khai thác triệt để những diện tích đất hoang hóa, tạo thu nhập ổn định. Đây thực sự là một trong những hướng phát triển kinh tế nếu như được đầu tư.

 

 

 

Ngọc Thủy (Tổng hợp)
Ý kiến bạn đọc
  • Tạo mọi điều kiện cho các hộ nghèo, cận nghèo tiêp cận nguồn vốn ở TP. Lào Cai

    Tạo mọi điều kiện cho các hộ nghèo, cận nghèo tiêp cận nguồn vốn ở TP. Lào Cai

    Hôm nay (25/4), Ban đại diện Hội đồng quản trị Ngân hàng Chính sách xã hội (BĐD HĐQT NHCSXH) TP. Lào Cai tổ chức hội nghị đánh giá kết quả hoạt động quý I và triển khai nhiệm vụ trọng tâm quý II/2024.

  • Tín dụng chính sách trợ lực giảm nghèo bền vững

    Tín dụng chính sách trợ lực giảm nghèo bền vững

    Nhằm giúp hộ nghèo, hộ cận nghèo vươn lên cải thiện cuộc sống, các sở, ban, ngành và các cấp chính quyền huyện, thị, thành phố của tỉnh Hậu Giang đã và đang triển khai thực hiện các dự án đa dạng hóa sinh kế, nhân rộng mô hình giảm nghèo bền vững. Thông qua vốn tín dụng chính sách của Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) đầu tư vào sản xuất - kinh doanh, đời sống người dân đã được nâng cao, từng bước thoát nghèo, vươn lên khá - giàu.

  • “Quả ngọt” từ dòng vốn chính sách

    “Quả ngọt” từ dòng vốn chính sách

    Thời gian qua, từ các chương trình tín dụng ưu đãi, hàng nghìn hộ nghèo trên địa bàn tỉnh Phú Thọ được tiếp cận vốn để phát triển kinh tế, vươn lên thoát nghèo.

Top