Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ bảy, ngày 23 tháng 11 năm 2024  
Thứ sáu, ngày 15 tháng 2 năm 2019 | 13:26

Những nông dân thu tiền tỷ ở Sa Pa

Nghề vườn không chỉ là thú chơi tao nhã với người dân Sa Pa (Lào Cai) mà còn mang lại nguồn thu nhập khá cao, nhiều nông dân đã trở thành tỷ phú khi còn rất trẻ.

Khu vườn đẹp như mơ của họ còn góp phần tạo nên những điểm nhấn trong bức tranh sơn thủy hữu tình cho thiên đường du lịch.

 

tr11c.JPG
Anh Đỗ Phú Chính tự tay tỉa tót và chăm bón cho những gốc hồng cổ trong vườn.

Trở thành tỷ phú từ đam mê hoa hồng

Từ nhỏ, anh Đỗ Phú Chính (tổ 14, thị trấn Sa Pa) đã yêu thích vẻ đẹp kiêu sa của hoa hồng. Đặc biệt là giống hồng cổ Sa Pa có nguồn gốc từ Pháp, được du nhập vào Việt Nam từ đầu thế kỷ 19. Giống hồng này gặp khí hậu mát mẻ của Sa Pa sinh trưởng và phát triển tốt, trở thành giống hoa hồng bản địa.

Anh Chính kể: “Vườn nhà tôi trồng nhiều hoa hồng nhưng quý nhất là cây hồng cổ Sa Pa hơn 30 năm tuổi, ra hoa quanh năm. Bông to bằng miệng bát con, các lớp cánh dày xếp khít nhau khoe sắc phớt hồng trông rất đẹp mắt. Giống  hồng này còn tỏa mùi hương ngọt ngào quyến rũ”.

Năm 2012, anh Chính bắt đầu mày mò tìm cách nhân giống cây hồng quý. Lúc đầu, anh nhân giống được khoảng 200 cây, trồng ra vườn để thỏa mãn niềm đam mê của mình. Nhưng không ngờ, vườn hoa của anh  thu hút khá nhiều khách du lịch đến thưởng lãm. Lượng khách dừng chân tại vườn hồng quá đông, anh  bàn với gia đình kết hợp mở dịch vụ du lịch, tham quan, ăn uống và nghỉ dưỡng (homestay).

Có nguồn thu, anh tập trung chăm sóc vườn hồng. Chỉ trong vài năm, khu vườn của anh đã có đến 70 loài hoa hồng các loại, nhiều loại hồng cổ Việt Nam và những giống hồng ngoại cao cấp, nhưng chủ yếu là hoa hồng cổ Sa Pa.

Gắn bó với vườn hồng, anh Chính hiểu rõ từng đặc tính của cây, khi thời tiết mưa, mù, độ ẩm quá cao, hồng dễ bị nấm bệnh. “Với kinh nghiệm lâu năm, tôi đã tìm ra cách phòng và điều trị thành công các bệnh của hoa hồng, đặc biệt là đối với hồng cổ,  bông to, cánh đẹp. Mỗi năm, trừ chi phí đầu tư khoảng 150 triệu đồng cho công chăm sóc, phân bón, thuốc phòng bệnh…, tôi thu về gần 1 tỷ đồng từ bán giống và cây. Một cây hồng cổ Sa Pa đẹp, tuổi đời lâu năm có thể được trả giá lên tới hàng chục triệu, thậm chí cả trăm triệu đồng”, anh Chính chia sẻ.

Vườn hồng 3ha của anh Chính hiện có khoảng 3.000 gốc hồng cổ các loại.

Làm giàu nhờ nông nghiệp công nghệ cao

Là kỹ sư nông nghiệp trẻ, Trần Tuấn Nghĩa gắn bó với nông nghiệp từ những ngày đầu khởi nghiệp. Tận dụng thế mạnh về điều kiện tự nhiên của Sa Pa, anh cùng hai người bạn đưa dâu tây về trồng trên diện tích 7.000m2 tại thôn Má Tra (xã Sa Pả). Chi phí thấp, cây lại sinh trưởng tốt, sai quả, vào mùa thu hoạch, trung bình mỗi ngày các anh  thu được 2 triệu đồng.

 

tr11b.JPG
Mạnh dạn áp dụng tiến bộ kỹ thuật, anh Trần Tuấn Nghĩa đã tạo ra khu trồng dâu tây công nghệ cao đầu tiên ở Sa Pa trên diện tích 2ha.

 

Bắt đầu trồng từ tháng 10/2016, đến tháng 1/2017, cây bắt đầu cho thu hoạch. Dâu tây hay bị sâu bệnh gây hại, lại trồng  ngoài trời nên cuối tháng 4 gặp mưa, cây thối hết quả. Anh Nghĩa chia sẻ: “Năm đấy chúng tôi hoà vốn. Năm thứ 2, rút kinh nghiệm, chúng tôi áp dụng trồng trong nhà lưới tự chế bằng tre, thấp, giống cũng mới nên vừa làm vừa mày mò cách chăm sóc. Tuy nhiên, vì chưa có kỹ thuật, trồng hơi muộn nên cây cho năng suất thấp, quả chua, cây lại gặp nhiều bệnh nên  lỗ to”.

Đến năm thứ 3, Nghĩa mạnh dạn trồng dâu theo hướng nông nghiệp công nghệ cao. Vì đây là hình thức sản xuất mới, ở Lào Cai chưa có ai làm, chi phí đầu tư lên đến tiền tỷ nên các bạn anh rút lui vì không muốn mạo hiểm. Nghĩa thuyết phục gia đình cắm bìa đỏ để vay ngân hàng hơn 2 tỷ để đầu tư trồng dâu  một cách bài bản theo công nghệ Nhật Bản. Mô hình công nghệ cao này khác hẳn với trồng trọt truyền thống, phải san gạt đất, làm nhà lưới, chuẩn bị giá thể, hệ thống tưới tự động với nhiều  yêu cầu kỹ thuật khác… khiến Nghĩa lại thiếu vốn và gặp phải không ít khó khăn. Nhưng bằng đam mê và nhiệt huyết tuổi trẻ, anh đã thu được thành quả xứng đáng.

 

tr11.JPG
Vườn dâu luôn nườm nượp khách đến tham quan, hái mua tại vườn nhà anh Nghĩa.

 

Bởi trồng theo hướng công nghệ cao nên dây tây ít bị dịch bệnh, hầu như không phải sử dụng các loại thuốc bảo vệ thực vật. Quả dâu to đều, thơm, ngọt. Vườn dâu tây trở thành điểm đến tham quan, thưởng thức của khá đông người dân địa phương và du khách mọi miền. Nghĩa không phải lo thị trường cho sản phẩm mà cứ đến mùa, khi những trái dâu chín đỏ rực trên giá thể là lúc khách tự tìm đến đắm mình trong không gian ngọt mát của vườn dâu mơn mởn để tự tay lựa những quả to, mọng nhất, vừa thích thú thưởng thức vị ngọt đậm thơm nồng, vừa tỷ mẩn đóng gói mang về như một thứ quà hảo hạng tặng người thân.

Hình thức trải nghiệm hái dâu rất mới mẻ nên thu hút nhiều khách du lịch. Hiện, dâu bắt đầu vào vụ thu hoạch nhưng mỗi ngày  có đến gần trăm lượt khách. Thời điểm chính vụ là qua Tết âm lịch, giá dâu tây 200.000-250.000 đồng/kg, trung bình anh Nghĩa thu về 7-8 triệu đồng/ngày. Dịp cao điểm như 30/4, 1/5, 2/9, Tết Dương lịch, thu nhập từ bán sản phẩm lên đến 20 triệu đồng/ngày sau khi trừ chi phí. Mỗi năm anh bỏ túi nửa tỷ đồng từ vườn dây tây.

 

tr11a.JPG
Thưởng thức sản vật địa phương là niềm đam mêm không thể thiếu trong hành trình khám phá thiên đường du lịch của nhiều du khách.

 

Trần Tuấn Nghĩa cho biết: “Tuy làm nông nghiệp kết hợp du lịch trải nghiệm nhưng tôi không bán vé, khách thoải mái vào tham quan, nếu muốn mua, tôi chỉ tính tiền sản phẩm theo giá niêm yết. Năm 2019 này, tôi sẽ mở rộng vườn dâu lên 2ha, trồng thêm nhiều loại giống dâu tây mới của Mỹ, Nhật...và giống dâu xứ nóng cho quả quanh năm để khu vườn trở nên sinh động, đẹp mắt như khu vườn sinh thái, mang đến cho du khách những sản phẩm lạ, ngon, sạch và chất lượng nhất”.

 

Nguyên Hoa
Ý kiến bạn đọc
  • Thắp sáng niềm tin cho những cảnh đời lầm lỡ

    Thắp sáng niềm tin cho những cảnh đời lầm lỡ

    Sau lầm lỡ, nhiều người mãn hạn tù trở về cuộc sống thường nhật trong nỗi ngổn ngang về tương lai. Ở vùng cao Bắc Hà (Lào Cai), nhờ nguồn vốn tín dụng chính sách từ Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH), không ít người sau lầm lỡ có điểm tựa để làm lại từ đầu, từng bước xây dựng kinh tế gia đình và tái hòa nhập cộng đồng.

  • Tăng cường trao đổi hợp tác trong lĩnh vực phát triển tín dụng chính sách giữa Việt Nam và Cuba

    Tăng cường trao đổi hợp tác trong lĩnh vực phát triển tín dụng chính sách giữa Việt Nam và Cuba

    Hai bên thống nhất sẽ cùng nghiên cứu, tăng cường trao đổi hợp tác trong lĩnh vực phát triển tín dụng chính sách, góp phần vào sự phát triển của quan hệ đoàn kết, hữu nghị giữa ngành ngân hàng nói riêng và hợp tác truyền thống giữa Việt Nam và Cuba nói chung.

  • Hiệu quả từ chương trình giáo dục số cho các nhóm yếu thế

    Hiệu quả từ chương trình giáo dục số cho các nhóm yếu thế

    Chương trình giáo dục số đã nhận được sự hưởng ứng tích cực từ cán bộ cơ sở và khách hàng của NHCSXH. Hầu hết đều đánh giá chương trình thiết thực, dễ tiếp cận và phù hợp với nhu cầu của đại đa số khách hàng, góp phần tích cực cho việc thực hiện chủ chương thúc đẩy chuyển đổi số và kinh tế số của địa phương.

  • Năm 2023 – 2024, Hải Phòng huy động 45.000 tỷ xây dựng NTM kiểu mẫu

    Năm 2023 – 2024, Hải Phòng huy động 45.000 tỷ xây dựng NTM kiểu mẫu

    Ngày 22/11, Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam TP. Hải Phòng giám sát chương trình xây dựng nông thôn mới (NTM) kiểu mẫu tại Văn phòng Điều phối nông thôn mới.

  • HTX nông nghiệp ở Quảng Ngãi “Ăn nên làm ra”

    HTX nông nghiệp ở Quảng Ngãi “Ăn nên làm ra”

    Không chỉ từ khi Luật Hợp tác xã năm 2023 chính thức có hiệu lực (01/7/2024), mà trước đó, nhiều hợp tác xã (HTX) trên địa bàn Quảng Ngãi đã chủ động mở rộng các dịch vụ phục vụ và phát triển sản xuất kinh doanh (SXKD) gắn với chuỗi giá trị sản phẩm. Nhờ đó, vai trò của HTX nông nghiệp (NN) đối với kinh tế hộ ngày càng rõ hơn, nhất là khi SX gặp khó khăn: hạn hán, lũ lụt, dịch bệnh,…

  • HTX An Hòa: Tập trung ruộng đất, phát triển nông nghiệp quy mô lớn

    HTX An Hòa: Tập trung ruộng đất, phát triển nông nghiệp quy mô lớn

    Để phát huy hiệu quả giá trị tài nguyên đất, chị Hoàng Thị Gái, Chủ tịch HĐQT kiêm Giám đốc HTX An Hòa đã mạnh dạn tập trung ruộng đất, áp dụng cơ giới hóa, từ đó nâng cao giá trị sản xuất nông nghiệp.

Top