Phần lớn Nông dân Việt Nam xuất sắc năm 2017 đều là những tỷ phú nông dân làm giàu từ sản xuất kinh doanh các sản phẩm nông nghiệp.
Mặc dù sản xuất nông nghiệp thời gian qua gặp khó khăn đặc biệt là giá lợn sụt giảm kỷ lục, ảnh hưởng đến doanh thu của nông dân, nhưng nhiều nông dân Việt Nam xuất sắc vẫn đạt được mục tiêu ấn tượng trong sản xuất, kinh doanh.
Với mô hình liên kết trồng củ cải, cà rốt khép kín, anh Nguyễn Văn Đoàn ở tỉnh Lâm Đồng là 1 trong những Nông dân Việt Nam xuất sắc 2017 có mô hình làm ăn hiệu quả và ấn tượng nhất |
Những tỷ phú chân đất
Anh Nguyễn Văn Đoàn ở tỉnh Lâm Đồng là 1 trong những Nông dân Việt Nam xuất sắc 2017 có mô hình làm ăn hiệu quả và ấn tượng. Nhiều năm nay, anh Đoàn đã mạnh dạn liên kết, hợp tác với 1.000 hộ nông dân để trồng củ cải, cà rốt trên diện tích vài ngàn hec ta.
Theo đó, anh Toàn cung ứng phân bó, giống, hướng dẫn kỹ thuật chăm sóc và điều quan trọng nhất là bao tiêu toàn bộ sản phẩm cho họ, kể cả khi giá xuống thấp cũng mua. Với mô hình liên kết trồng, sơ chế và kinh doanh các loại rau, củ, quả thực phẩm này anh Đoàn có doanh thu “khủng” trong sản xuất đạt 1 tỷ đồng/ngày. Anh Đoàn cũng là Nông dân Việt nam xuất sắc 2017 là lãnh đạo Hợp tác xã nông nghiệp có doanh thu cao nhất đạt 360 tỷ đồng năm 2016.
Còn lão nông U70 Trịnh Đình Cây ở tỉnh Bình Phước cũng khiến nhiều người người trẻ phả ngã mũ bái phục. Sinh năm 1949, ở tuổi thất thập lai hi, ấy thế mà ông Cây vẫn miệt mài trồng 20 ha cao su, 5 ha hồ tiêu, chế biến hạt điều, doanh thu năm 2016 đạt 120 tỷ đồng.
Hay như nữ nông dân Việt Nam xuất sắc 2017 - chị Nguyễn Thị Thêu, tỉnh Vĩnh Phúc cũng khiến nhiều cánh mày râu phải “phát sốt” với mô hình làm ăn vô cùng bài bản và khoa học của mình. Với diện tích trang trại 9 ha chị Thêu có trang trại chăn nuôi gà thịt, gà giống khép kín với chuồng trại lạnh, doanh thu năm 2016 đạt 45 tỷ đồng, lợi nhuận hơn 10 tỷ đồng.
Tôn vinh những bông hoa đẹp của ruộng đồng
Bà Nguyễn Hồng Lý – Phó Chủ tịch Trung ương Hội Nông dân Việt Nam, Trưởng Ban Tổ chức Chương trình Tự hào Nông dân Việt Nam 2017 cho biết: Năm 2017 là năm thứ 5 liên tiếp chương trình “Tự hào Nông dân Việt Nam” được tổ chức. Chương trình do Trung ương Hội Nông dân Việt Nam (NDVN) chủ trì, phối hợp với Ban Tuyên giáo T.Ư, Bộ NNPTNT, Bộ Công Thương chỉ đạo thực hiện.
Năm 2017, theo tiêu chí của Ban Tổ chức Chương trình, có 4 nhóm nông dân tiêu biểu được bình chọn, bao gồm: Nông dân đạt thành tích xuất sắc trong sản xuất, kinh doanh các sản phẩm nông nghiệp (trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản, lâm nghiệp, dịch vụ nông nghiệp); nông dân có thành tích xuất sắc trong phong trào xây dựng nông thôn mới; nông dân có thành tích xuất sắc trong phong trào Toàn dân bảo vệ an ninh tổ quốc, chủ quyền quốc gia; nông dân có sáng kiến, phát minh mang tính khoa học đã được ứng dụng và đem lại hiệu quả kinh tế, xã hội cao trong hoạt động sản xuất nông nghiệp.
Theo bà Lý, trong số 63 nông dân Việt Nam xuất sắc 30 năm đổi mới được bình chọn và tôn vin thì có 54 nông dân đạt thành tích xuất sắc trong sản xuất, kinh doanh lĩnh vực nông nghiệp, chiếm hơn 85% tổng số nông dân Việt Nam xuất sắc.
Điều đặc biệt, nếu như trong 4 lần tổ chức bình chọn từ các năm 2013-2016, Nông dân Việt Nam xuất sắc đạt doanh thu cao nhất/năm là 80 tỷ đồng thì năm nay đã xuất hiện nông dân đạt doanh thu tới hơn 300 tỷ đồng. Đó là hộ ông Nguyễn Văn Đoàn tỉnh Lâm Đồng với mô hình liên kết nông dân trồng và chế biến rau, củ, quả… Số nông dân xuất sắc năm 2017 có doanh thu từ vài chục tỷ đồng/năm từ sản xuất, kinh doanh cũng tăng so với các năm trước…
“Điều này chứng tỏ bản lĩnh vượt khó khăn, thách thức của nông dân Việt Nam. Các mô hình của nông dân Việt Nam xuất sắc đều tập trung vào các lĩnh vực sản xuất nông sản chủ lực theo quy hoạch, định hướng hội nhập của Nhà nước…
Chương trình “Tự hào Nông dân Việt Nam” mà trọng tâm là Lễ tôn vinh và trao danh hiệu “Nông dân Việt Nam xuất sắc” được tổ chức trọng thể tại thủ đô Hà Nội. Đây là chương trình được tổ chức hằng năm nhằm tôn vinh những tấm gương nông dân điển hình tiên tiến, có nhiều sáng tạo, cống hiến trong lao động sản xuất, xây dựng nông thôn mới và bảo vệ an ninh Tổ quốc, chủ quyền quốc gia”, Phó Chủ tịch Nguyễn Hồng Lý khẳng định./.
Theo Thu Hà/Nông nghiệp Việt Nam
Sau lầm lỡ, nhiều người mãn hạn tù trở về cuộc sống thường nhật trong nỗi ngổn ngang về tương lai. Ở vùng cao Bắc Hà (Lào Cai), nhờ nguồn vốn tín dụng chính sách từ Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH), không ít người sau lầm lỡ có điểm tựa để làm lại từ đầu, từng bước xây dựng kinh tế gia đình và tái hòa nhập cộng đồng.
Chương trình giáo dục số đã nhận được sự hưởng ứng tích cực từ cán bộ cơ sở và khách hàng của NHCSXH. Hầu hết đều đánh giá chương trình thiết thực, dễ tiếp cận và phù hợp với nhu cầu của đại đa số khách hàng, góp phần tích cực cho việc thực hiện chủ chương thúc đẩy chuyển đổi số và kinh tế số của địa phương.