Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Chủ nhật, ngày 2 tháng 6 năm 2024  
Thứ sáu, ngày 29 tháng 6 năm 2018 | 13:22

Nông dân Bắc Ninh “trúng đậm” mùa dưa kim cô nương

Nông dân khu Xuân Ổ A, phường Võ Cường (TP. Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh) đang tất bật thu hoạch dưa kim cô nương với niềm vui được mùa, trúng giá.

dua-kim2.jpg
Nhiều hộ có thu nhập khá cao từ trồng dưa kim cô nương.

 

Được mùa, được giá

Những năm trước, người dân khu Xuân Ổ A chủ yếu canh tác lúa, nếu thời tiết thuận lợi, ít sâu bệnh thì có lãi chút ít nhưng công chăm sóc lại vất vả. Sau nhiều trăn trở, thử nghiệm, thời gian gần đây, nhiều hộ đã mạnh dạn chuyển đổi sang trồng dưa kim cô nương.

Trao đổi với ông Nguyễn Văn Phát, một người dân ở đây, tôi nhận thấy sự phấn khởi trong ánh mắt ông vì dưa kim cô nương năm nay được mùa, được giá. Với 2 sào dưa kim cô nương, sau gần 3 tháng trồng, gia đình ông thu được 700 - 800kg dưa/sào (1 sào Bắc Bộ = 360m2). Đầu vụ thu hoạch, gia đình ông bán dưa ra thị trường với giá 25.000 đồng/kg, nay đang giữa vụ thu tập trung, giá giảm còn khoảng 20.000 đồng/kg. Ông Phát dự tính, vụ dưa này có thể thu khoảng 13-15 triệu đồng/sào.

“Vài năm trước, khi ít người trồng giống dưa kim cô nương thì giá bán cao hơn, có thể thu được 18 - 20 triệu đồng/sào. Bây giờ, nhiều người trồng, giá bán thấp hơn nên thu nhập cũng giảm. Song so với trồng lúa thì trồng dưa kim cô nương cho hiệu quả cao hơn hẳn”, ông Phát cho biết thêm.

Bí kíp trồng dưa ngon, chất lượng

Ông Phát chia sẻ kinh nghiệm trồng dưa kim cô nương: “Giống dưa này có thời gian sinh trưởng ngắn, nhưng nếu muốn dưa có năng suất cao thì trước khi trồng phải làm đất tơi xốp, rắc vôi bột để xử lý đất. Sử dụng nylon phủ lên bề mặt luống, vừa giữ chất dinh dưỡng cho đất, vừa giảm công vun xới, làm cỏ, tưới nước, đồng thời giúp quả có mẫu mã đẹp. Điều quan trọng là phải chú ý phòng trừ sâu bệnh, nhất là sâu xám cắn cây con, bệnh thối thân, cháy lá, đốm lá, bệnh héo xanh vi khuẩn, giả sương mai….

Khi cây ra hoa, đậu quả phải tỉa bớt quả, chỉ để lại mỗi dây 1-2 quả. Kể từ khi dưa đậu quả, tôi phải đi từng gốc cây kê miếng xốp vuông để quả cách ly với mặt nylon. Mặt khác, trong thời gian quả lớn thì việc kiểm tra và đảo các mặt quả tiếp xúc đều với ánh nắng  cũng rất quan trọng. Có làm như vậy thì vỏ quả mới đều màu, không bị rám và chất lượng ngon, ngọt. Khoảng 10 ngày trước khi thu hoạch, phải tỉa bớt lá để cho quả có màu vàng tươi”.

Nhận thức được vấn đề an toàn thực phẩm hiện nay được  toàn xã hội quan tâm, nên trong quá trình sản xuất, ông Phát sử dụng phân bón và thuốc bảo vệ thực vật theo đúng hướng dẫn của cơ quan chuyên ngành, đặc biệt trong phòng trừ sâu bệnh, ưu tiên sử dụng các loại thuốc có nguồn gốc sinh học, có thời gian cách ly ngắn, an toàn và bảo vệ môi trường.

Với chi phí cho 1 sào về giống, phân bón, nylon phủ luống và thuốc trừ sâu bệnh khoảng 3-3,5 triệu đồng, thì cuối vụ cũng thu lãi khoảng 10-12 triệu đồng, hiệu quả cao hơn nhiều lần so với trồng lúa.

Dưa kim cô nương có quả hình oval, vỏ trơn, khi chín có màu vàng kim, thịt màu vàng, cùi giòn, ngọt mát. Thời gian sinh trưởng 58 - 60 ngày, khả năng sinh trưởng và phát triển tốt, cho năng suất cao; thời gian từ ra hoa đến thu hoạch khoảng 30-35 ngày. Quả đồng đều, trọng lượng khi thu hoạch bình quân 1,5-2kg/quả. Dưa kim cô nương sau khi thu hoạch dễ bảo quản, chỉ cần để ở nơi khô ráo, thoáng mát, có thể bảo quản được 1 tháng. Dưa để càng lâu thì vỏ càng vàng đậm, dưa càng ngọt nên được người tiêu dùng  ưa chuộng.

Đây là mô hình có thể nhân rộng ở vùng trồng lúa hiệu quả thấp, góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất, xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh.

 

 

 

Nguyễn Quỳnh Trang
Ý kiến bạn đọc
  • Học Bác, người dân vùng cao vươn lên thoát nghèo

    Học Bác, người dân vùng cao vươn lên thoát nghèo

    Học tập và làm theo gương Bác Hồ cụ thể nhất là tìm cách phát triển kinh tế để thoát nghèo bền vững. Người dân vùng cao huyện Tây Giang (Quảng Nam) và tỉnh Đắk Nông luôn tâm niệm như thế trong hành trình vươn lên, nỗ lực xóa đói giảm nghèo, lan tỏa tinh thần dám nghĩ, dám làm trong cộng đồng.

  • Vốn chính sách “vực dậy” nghề cho thu nhập cao

    Vốn chính sách “vực dậy” nghề cho thu nhập cao

    Sát cánh cùng người dân phát triển kinh tế, đồng vốn từ NHCSXH huyện Bảo Yên (Lào Cai) đã góp phần làm sống lại nghề trồng dâu nuôi tằm tưởng như đã “lụi” lại vươn mình phát triển mạnh mẽ, tạo phong trào thi đua làm kinh tế sôi nổi tại địa phương.

  • Tạo mọi điều kiện cho các hộ nghèo, cận nghèo tiêp cận nguồn vốn ở TP. Lào Cai

    Tạo mọi điều kiện cho các hộ nghèo, cận nghèo tiêp cận nguồn vốn ở TP. Lào Cai

    Hôm nay (25/4), Ban đại diện Hội đồng quản trị Ngân hàng Chính sách xã hội (BĐD HĐQT NHCSXH) TP. Lào Cai tổ chức hội nghị đánh giá kết quả hoạt động quý I và triển khai nhiệm vụ trọng tâm quý II/2024.

  • Tân Yên phấn đấu hết năm 2025 có trên 50 sản phẩm OCOP

    Tân Yên phấn đấu hết năm 2025 có trên 50 sản phẩm OCOP

    Huyện Tân Yên (Bắc Giang) đang phấn đấu từ nay đến hết năm 2025 có trên 50 sản phẩm được chứng nhận OCOP. Cùng với đó, huyện định hướng và có lộ trình phát triển sản phẩm vải sớm Phúc Hòa phấn đấu đạt tiêu chuẩn 5 sao trong thời gian tới.

  • Nhiều sản phẩm OCOP Phú Vang được đánh giá cao

    Nhiều sản phẩm OCOP Phú Vang được đánh giá cao

    Hội đồng đánh giá phân hạng sản phẩm huyện Phú Vang (Thừa Thiên Huế) vừa tổ chức Hội nghị đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP đợt 1 năm 2024 trên địa bàn huyện.

  • Phải chuẩn hóa rõ hơn về văn hóa nông thôn

    Phải chuẩn hóa rõ hơn về văn hóa nông thôn

    Tại kỳ họp thứ 7, QH khóa XV, thảo luận về tình hình kinh tế xã hội và ngân sách nhà nước sáng ngày 29/5, theo đại biểu Nguyễn Văn Huy (Thái Bình), một trong những điểm sáng rất đáng ghi nhận là khu vực nông nghiệp tiếp tục khẳng định vai trò trụ đỡ của nền kinh tế, bảo đảm an sinh xã hội, an ninh lương thực quốc gia.

Top