Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ năm, ngày 25 tháng 4 năm 2024  
Thứ ba, ngày 19 tháng 12 năm 2017 | 3:5

Nông dân Đất Mũi trúng đậm vụ tôm trên đất lúa

Từ thành công của mô hình nuôi xen tôm càng xanh trong ruộng lúa năm trước, vụ mùa năm nay mô hình được người dân huyện U Minh (Cà Mau) nhân rộng ra hàng trăm ha. Nhờ thời tiết thuận lợi cùng sự hỗ trợ kỹ thuật từ cơ quan chức năng, bà con vùng đất rừng U Minh có vụ mùa bội thu. Đặc biệt, năm nay giá tôm đang ở mức cao giúp các nông hộ có thu nhập khá.

Theo phòng NN&PTNT huyện U Minh, mô hình nuôi tôm càng xanh trong ruộng lúa được phát triển tại địa phương gần đây. Vào năm 2016, mô hình này được Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Cà Mau hỗ trợ kinh phí và kỹ thuật để nhân rộng và cả huyện mới có khoảng 50 ha. Vụ mùa năm nay, mô hình được bà con chủ động thực hiện nhiều hơn với gần 200 ha, tập trung chủ yếu tại xã Khánh Thuận.

 

nong dan dat mui trung dam vu tom tren dat lua hinh 1
Bà con phấn khởi vì vừa được mùa lại trúng giá vụ tôm càng xanh trên đất lúa.

Anh Nguyễn Văn Thống (ấp 9, xã Khánh Thuận) cho biết, gia đình anh làm mô hình tôm - lúa. Từ đầu năm đến khoảng tháng 7 âm lịch người dân vùng này tiến hành nuôi 2 vụ tôm sú, sau đó cải tạo đất làm vụ lúa. Trong thời gian làm vụ lúa không thể nuôi tôm sú được nên gần đây mới học hỏi bà con vùng trên thả nuôi tôm càng xanh trong ruộng lúa. Mô hình này gia đình anh cũng mới làm được 2 năm và đều thành công.

Năm nay, do đã có kinh nghiệm hơn nên khi ngay từ khi vào mùa mưa gia đình anh đã chủ động bao khuôn chứa nước ngọt để thả sớm 35.000 con tôm giống. Đến khi mưa nhiều, cải tạo đất đạt yêu cầu anh liền bung tôm ra ruộng nên con giống phát triển và lớn nhanh, giúp gia đình có thu nhập cao.

“Mô hình tôm – lúa mang lại lợi nhuận cao, vụ thu hoạch vừa qua gia đình thu được trên 30 triệu đồng, số còn lại là tôm lóng vẫn còn khoảng 3.000 – 4.000 con”, anh Thống cho biết.

Gia đình ông Hồ Văn Đẹt (ấp 8, xã Khánh Thuận) cũng vừa thu hoạch vụ tôm càng xanh trong ruộng lúa. Trước niềm vui trúng lớn vụ đầu thực hiện, ông Đẹt cho biết, kỹ thuật nuôi không có gì quá khó khăn, ngoài các khâu cải tạo đất, nguồn nước phục vụ cho vụ lúa và nuôi tôm, cần phải chọn được con giống đạt chất lượng tốt. Còn lại, khâu quyết định đến năng suất vụ nuôi nằm ở việc cho tôm ăn.

Theo kinh nghiệm của người nuôi tôm nơi đây, muốn cho tôm mau lớn, khi tôm khoảng 1 tháng tuổi, nên sử dụng gạo lứt xay nhuyễn cho tôm ăn. Khi tôm được khoảng 2 tháng tuổi, có thể tận dụng khoai mì, chuối chín cho tôm ăn. Gần đến thời gian thu hoạch, cần cho tôm ăn thức ăn tươi như cá phi hoặc các loại cá khác mà người dân có thể tận dụng được.

Vụ này, gia đình ông Đẹt thả 30.000 con giống trên diện tích hơn 1 ha. Sau hơn 3 tháng thả nuôi, tôm phát triển tốt và đạt đầu con. Đặc biệt, giá tôm vừa bán lại đạt mức 120.000 – 125.000 đồng/kg (cao hơn cùng kỳ khoảng 10 %) nên gia đình ông có lời khá cao. “Ngày mới thả chi phí hết khoảng 5 triệu đồng tiền con giống, đến giờ thu hoạch bán được trên 30 triệu đồng”, ông Đẹt cho hay.

Bà Nguyễn Thị Mận, Chủ tịch Hội Nông dân xã Khánh Thuận cho biết, tại địa phương, mô hình tôm - lúa đang được đánh giá rất có tiềm năng phát triển. Năm nay, trên địa bàn xã đã có hơn 150 ha đất nuôi tôm càng xanh xen canh trong ruộng lúa. Hầu hết các diện tích tôm nuôi của người dân đều phát triển tốt và cho năng suất cao.

“Mỗi hộ thực hiện mô hình tôm – lúa đều đạt năng suất từ 300 – 500 kg tôm, cho thu lãi trên 20 triệu đồng/ha. Giá bán tôm đang ở mức cao nên người nuôi tôm trên đất lúc đang chứng tỏ hiệu quả của mô hình này”, bà Mận cho biết.

Từ hiệu quả thực tế, mô hình nuôi tôm càng xanh trong ruộng lúa tại huyện U Minh đang có chiều hướng tăng nhanh. Điều này phù hợp với xu hướng phát triển và nguyện vọng của người dân trong phát triển sản xuất.

Tuy nhiên, một vấn đề chính quyền địa phương và người dân cần hết sức chú ý là câu chuyện “được mùa mất giá”. Nếu phát triển nhanh mà không đảm bảo được đầu ra cho sản phẩm thì rất dễ bị “vỡ trận” như nhiều mặt hàng nông sản khác.

 

 

KTNT
Ý kiến bạn đọc
  • Tín dụng chính sách trợ lực giảm nghèo bền vững

    Tín dụng chính sách trợ lực giảm nghèo bền vững

    Nhằm giúp hộ nghèo, hộ cận nghèo vươn lên cải thiện cuộc sống, các sở, ban, ngành và các cấp chính quyền huyện, thị, thành phố của tỉnh Hậu Giang đã và đang triển khai thực hiện các dự án đa dạng hóa sinh kế, nhân rộng mô hình giảm nghèo bền vững. Thông qua vốn tín dụng chính sách của Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) đầu tư vào sản xuất - kinh doanh, đời sống người dân đã được nâng cao, từng bước thoát nghèo, vươn lên khá - giàu.

  • “Quả ngọt” từ dòng vốn chính sách

    “Quả ngọt” từ dòng vốn chính sách

    Thời gian qua, từ các chương trình tín dụng ưu đãi, hàng nghìn hộ nghèo trên địa bàn tỉnh Phú Thọ được tiếp cận vốn để phát triển kinh tế, vươn lên thoát nghèo.

  • Vốn chính sách “kích cầu” hình thành bản du lịch

    Vốn chính sách “kích cầu” hình thành bản du lịch

    Thời gian qua, NHCSXH huyện Quỳ Châu (Nghệ An) đã đồng hành thực hiện các mục tiêu mà nghị quyết phát triển kinh tế - xã hội địa phương đề ra.

  • Nỗ lực Dần Thàng

    Nỗ lực Dần Thàng

    Chỉ vài ba năm trở về trước, xã Dần Thàng (Văn Bàn, Lào Cai) còn là một địa danh ẩn sâu trong những tán rừng, được bao bọc bởi nhiều dãy núi, nơi sinh sống chủ yếu của đồng bào dân tộc Dao. Quyết tâm XD NTM đã khiến Dần Thàng “chuyển động”, mạnh mẽ nhất là phong trào phát triển kinh tế.

  • Quảng Trị đưa xây dựng NTM vào chiều sâu và bền vững

    Quảng Trị đưa xây dựng NTM vào chiều sâu và bền vững

    Thực hiện Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới (NTM) gắn với thực hiện có hiệu quả cơ cấu lại ngành nông nghiệp, phát triển kinh tế nông thôn đi vào chiều sâu, bền vững, từng bước hiện đại đang được Đảng bộ, chính quyền, Nhân dân Quảng Trị triển khai có hiệu quả.

  • Khắc phục hạn chế để đưa sản phẩm OCOP vươn tầm thế giới

    Khắc phục hạn chế để đưa sản phẩm OCOP vươn tầm thế giới

    Để "đặt chân" sâu hơn vào thị trường quốc tế đòi hỏi sản phẩm OCOP cần phải khắc phục hạn chế và sản xuất cái thị trường cần thay vì cái mình có, định vị thị trường và mở kênh bán hàng…

Top