Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ tư, ngày 1 tháng 5 năm 2024  
Thứ hai, ngày 12 tháng 12 năm 2016 | 12:51

Nông dân lại phải đổ bỏ thanh long

Thời điểm này tại các vùng trồng thanh long như Bình Thuận, Long An, Tiền Giang nhiều nông dân tiếp tục đổ bỏ thanh long. Một phần do thanh long bị bệnh, một phần do Trung Quốc giảm mua...

​Nông dân lại phải đổ bỏ thanh long
Nông dân xã Long Trì, Châu Thành, Long An phải bỏ hàng ngàn dây thanh long do bị bệnh đốm trắng. Ảnh: Ngọc Tài

Ông Nguyễn Văn Vĩnh, HTX thanh long Long Trì (Châu Thành, Long An), cho biết hiện nhiều nhà vườn tại Châu Thành phải liên tục đổ bỏ thanh long do chỉ 10% thanh long có mức giá từ 10-15.000 đồng/kg ruột trắng và 20-35.000 đồng/kg ruột đỏ, còn lại trái bệnh giá thấp, bán không ai mua.

Theo ông Trần Ngọc Hiệp, chủ tịch Hiệp hội Thanh long Bình Thuận, nhiều tháng qua vườn có tỉ lệ thanh long đổ bỏ chiếm 5-10% sản lượng khá phổ biến, thậm chí nhiều vườn phải đổ bỏ 50-60% do bệnh đốm trắng quá nhiều.

Ông Hiệp cũng cho biết, thanh long ít bệnh có giá 10.000-15.000 đồng/kg ruột trắng không nhiều, trong khi trái bị bệnh nặng nhiều, có loại giá bán chỉ 500 đồng – 1.000 đồng/kg, tiền bán không đủ trả công thu hoạch nên người dân đổ bỏ tại vườn.

Theo nhà vườn, điều kiện bình thường sản xuất 1 kg thanh long ruột trắng/vụ 2-3 tháng tốn 7.000-7.500 đồng, ruột đỏ 9.000–10.000 đồng. Nhưng nhiều tháng qua, phải cắt bỏ cành bệnh, vệ sinh vườn nên chi phí tăng lên gấp rưỡi, giá bán lại giảm nên bị lỗ liên tục.

Theo đại diện công ty chuyên xuất khẩu thanh long Chuỗi Cung  ứng toàn cầu (TPHCM),  giá thanh long giảm do thời điểm này Trung Quốc ít “ăn hàng”, hầu hết các đơn vị xuất qua thị trường này phải giảm 30-50% lượng hàng so với thời điểm khác trong năm.

​Nông dân lại phải đổ bỏ thanh long
Hia đình ông Nguyễn Văn Thành (Long Trì, Châu Thành, Long An) lựa những trái bị bệnh ra ngoài để đổ bỏ. Ảnh: Nguyễn Trí

Ông Vương Đình Khoát, giám đốc công ty TNHH Hugo (TPHCM), cho biết dù xuất chính ngạch có hợp đồng nhưng đơn vị đưa sang 10 container thanh long thì thương lái TQ tìm đủ mọi cách ép, như hàng bán không được, bị hư do bệnh… trừ đầu trừ đuôi mất 3 container. Nhiều đơn vị do không có hợp đồng mua bán, hàng lại đã ra tới biên giới nên đành “ngậm bồ hòn làm ngọt” để xuất, ông Khoát khẳng định.

Theo TS Nguyễn Hữu Đạt (Hiệp hội rau quả VN), về nguyên tắc các nước nhập khẩu thanh long VN hiện nay không xem bệnh đốm trắng là đối tượng phải kiểm dịch thực vật hoặc cấm xuất. Tuy nhiên, trái bị bệnh đốm trắng không có thẩm mỹ, bảo quản không tốt bệnh sẽ lây nhiễm nhanh, thậm chí gây hư hỏng lô hàng nếu vận chuyển dài ngày. Để hạn chế rủi ro, nhà xuất khẩu không xuất thanh long bị bệnh đi thị trường khó tính.

Thanh long bị bệnh chất lượng bên trong vẫn tốt

Theo ông Nguyễn Thành Hiếu, trưởng phòng Nghiên cứu khoa học và Hợp tác quốc tế (Viện cây ăn quả Miền Nam), do không có thuốc đặc trị hiệu quả, nấm bệnh trên thanh long chỉ chết trong môi trường 60 độ C trở lên, lại lây qua nguồn nước, gió, dụng cụ làm vườn… nên hiện bệnh đốm trắng khó kiểm soát, tuy nhiên, trái nhiễm bệnh không nguy hiểm.

Ông Hiếu nêu những trái bệnh không bán tươi được nhà vườn có thể liên hệ bán cho các đơn vị chế biến rượu hoặc sấy khô. “Thanh long bị bệnh đốm trắng chỉ làm vỏ xấu đi, còn chất lượng trái bên trong vẫn tốt như trái không bệnh”, ông Hiếu khẳng định.

 

 

KTNT
Ý kiến bạn đọc
  • Tạo mọi điều kiện cho các hộ nghèo, cận nghèo tiêp cận nguồn vốn ở TP. Lào Cai

    Tạo mọi điều kiện cho các hộ nghèo, cận nghèo tiêp cận nguồn vốn ở TP. Lào Cai

    Hôm nay (25/4), Ban đại diện Hội đồng quản trị Ngân hàng Chính sách xã hội (BĐD HĐQT NHCSXH) TP. Lào Cai tổ chức hội nghị đánh giá kết quả hoạt động quý I và triển khai nhiệm vụ trọng tâm quý II/2024.

  • Tín dụng chính sách trợ lực giảm nghèo bền vững

    Tín dụng chính sách trợ lực giảm nghèo bền vững

    Nhằm giúp hộ nghèo, hộ cận nghèo vươn lên cải thiện cuộc sống, các sở, ban, ngành và các cấp chính quyền huyện, thị, thành phố của tỉnh Hậu Giang đã và đang triển khai thực hiện các dự án đa dạng hóa sinh kế, nhân rộng mô hình giảm nghèo bền vững. Thông qua vốn tín dụng chính sách của Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) đầu tư vào sản xuất - kinh doanh, đời sống người dân đã được nâng cao, từng bước thoát nghèo, vươn lên khá - giàu.

  • “Quả ngọt” từ dòng vốn chính sách

    “Quả ngọt” từ dòng vốn chính sách

    Thời gian qua, từ các chương trình tín dụng ưu đãi, hàng nghìn hộ nghèo trên địa bàn tỉnh Phú Thọ được tiếp cận vốn để phát triển kinh tế, vươn lên thoát nghèo.

  • Tự hào về truyền thống cách mạng, Hà Tĩnh vững bước vươn xa

    Tự hào về truyền thống cách mạng, Hà Tĩnh vững bước vươn xa

    Tổng Bí thư Trần Phú - người con ưu tú của quê hương Hà Tĩnh và dân tộc Việt Nam đã cống hiến trọn cuộc đời mình cho sự nghiệp cách mạng vẻ vang của Đảng, của dân tộc; để lại cho Đảng, cho các thế hệ cán bộ, đảng viên và Nhân dân những di sản quý báu.

  • Khai mạc phiên chợ quảng bá sản phẩm OCOP Hà Tĩnh

    Khai mạc phiên chợ quảng bá sản phẩm OCOP Hà Tĩnh

    Sở Công Thương tỉnh Hà Tĩnh phối hợp UBND TP Hà Tĩnh vừa tổ chức khai mạc “Phiên chợ quảng bá sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu, sản phẩm OCOP Hà Tĩnh năm 2024 và kỷ niệm 1 năm xây dựng phố chuyên doanh ẩm thực Nguyễn Du” tại khu vực đường Nguyễn Huy Oánh (phường Nguyễn Du).

  • Trao văn bằng bảo hộ Nhãn hiệu tập thể Đệm bàng Phò Trạch

    Trao văn bằng bảo hộ Nhãn hiệu tập thể Đệm bàng Phò Trạch

    Sở Khoa học và Công nghệ (KH&CN) tỉnh Thừa Thiên Huế vừa phối hợp UBND huyện Phong Điền tổ chức hội nghị Công bố và trao văn bằng bảo hộ Nhãn hiệu chứng nhận Hương xưa Làng Cổ Phước Tích và Nhãn hiệu tập thể Đệm bàng Phò Trạch.

Top