Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ năm, ngày 25 tháng 4 năm 2024  
Thứ sáu, ngày 15 tháng 1 năm 2021 | 11:34

Nông dân Thiên Lộc thu tiền triệu mỗi ngày từ hành tăm

Sau 6 năm trồng đại trà ở Thiên Lộc (Can Lộc - Hà Tĩnh), hành tăm trở thành cây hoa màu chủ lực và ngày càng khẳng định được hiệu quả kinh tế trên đồng đất địa phương.

t18t.jpg

 

Cùng chúng tôi thăm cánh đồng hoa màu của thôn Trường Lộc, Chủ tịch UBND xã Đặng Anh Tuấn hào hứng chia sẻ: “Cả một vùng rộng lớn này, đất chưa bao giờ nghỉ. Thu hoạch loại cây trồng này xong là người dân lại làm đất để chuẩn bị gieo trồng loại cây khác. Cứ thế, đất chẳng bao giờ thôi xanh màu ấm no. Riêng với hành tăm - cây trồng chủ lực của địa phương, đến nay, toàn xã có hơn 130 ha, tập trung ở các thôn Hòa Thịnh, Trường Lộc, Tân Thượng, Đông Nam...”.

Dù đang còn rất sớm, sương mù dày đặc nhưng trên các cánh đồng ở các thôn Trung Thiên, Trường Lộc, Quyết Thắng, bà con nông dân đang khẩn trương thu hoạch hành để kịp giao cho tiểu thương đã hẹn trước.

Bà Nguyễn Thị Thương, thôn Thiên Hương, cho biết: “Từ chỗ chỉ trồng xen 500m2, sau hơn 2 năm, diện tích hành tăm của gia đình hiện là 1.500m2. Mỗi năm, trừ diện tích để giống cho vụ sau, chúng tôi thu tầm 40 – 45 triệu đồng”.

Mang lại hiệu quả kinh tế cao nên nông dân Thiên Lộc rất chăm lo chuẩn bị đất canh tác hành. Hàng năm, sau khi thu hoạch đậu và dưa non, chừng đầu tháng 5, người dân đi lấy lá thông rụng hoặc rơm để phủ lên đất. Sang tháng 6 thì bắt đầu làm đất, bón phân và xuống giống. Ngoài ra, trong quá trình sinh trưởng của hành, người dân thường xuyên phải theo dõi thời tiết để lựa chọn phương pháp chăm sóc cây theo kinh nghiệm.

Hành tăm vừa sử dụng lá, vừa sử dụng củ để làm gia vị nên người nông dân cũng lựa chọn nhiều cách canh tác. Có hộ lựa chọn gieo giống dày đến khoảng tháng 7, tháng 8 bắt đầu thu hoạch tỉa hành tươi để bán; có hộ lại lựa chọn đúc theo khóm thưa ngay từ đầu để thu hoạch tập trung vào cuối vụ. Hiện nay, trên các cánh đồng hành ở Thiên Lộc, ngày nào cũng đông vui, người nhổ tỉa hành tươi đem bán dần, người làm cỏ, chăm sóc đợi ngày thu hoạch hành củ.

Thu hoạch hành củ thường cho thu nhập cao hơn hành lá nhưng cũng có thời điểm nhu cầu thị trường rất cao, giá hành lá đạt 15.000 – 17.000 đồng/kg nên người dân cũng tỉa bán, phần nhiều diện tích để thu hoạch hành củ. Vào mùa, có ngày người dân thu nhập tiền triệu. Hành tăm Thiên Lộc có giá bình quân 60.000 đồng/kg, mỗi sào cho thu nhập khoảng 15 triệu đồng, gần 300 triệu đồng/ha hành tăm.

 

t18ta.jpg

Người dân Thiên Lộc (Can Lộc) thu hoạch hành.

 

Chị Lê Thị Minh, thương lái thu mua hành ở TP. Hà Tĩnh, cho biết: Tùy nhu cầu tiêu thụ từ đối tác, có ngày chúng tôi mua ít, có ngày mua nhiều. Tính trung bình mỗi ngày tôi thu mua từ 4-5 tạ hành, ngày cao điểm khoảng 7 tạ. Từ đầu vụ đến nay, tôi đã thu mua được khoảng 30 tấn. Số hành này tôi chuyển đến chợ đầu mối ở Huế và Đà Nẵng tiêu thụ.

“So với làm lúa hoặc các loại rau màu khác, trồng hành tăm mang lại hiệu quả kinh tế hơn, từ chỗ chỉ được trồng xen, năm 2014, nhiều thôn đã trồng đại trà. Hiện nay, xã đang tích cực phối hợp với Trung tâm Khuyến nông tỉnh tiến hành xây dựng thương hiệu cho sản phẩm hành tăm. Theo đó, thời gian tới, hành tăm Thiên Lộc sẽ được khoác lên mình “tấm áo mới”, giúp người tiêu dùng truy xuất nguồn gốc dễ hơn và tăng tính cạnh tranh trên thị trường gia vị”, Chủ tịch UBND xã Đặng Anh Tuấn cho biết thêm.

 

 

Trà Giang
Ý kiến bạn đọc
  • Tín dụng chính sách trợ lực giảm nghèo bền vững

    Tín dụng chính sách trợ lực giảm nghèo bền vững

    Nhằm giúp hộ nghèo, hộ cận nghèo vươn lên cải thiện cuộc sống, các sở, ban, ngành và các cấp chính quyền huyện, thị, thành phố của tỉnh Hậu Giang đã và đang triển khai thực hiện các dự án đa dạng hóa sinh kế, nhân rộng mô hình giảm nghèo bền vững. Thông qua vốn tín dụng chính sách của Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) đầu tư vào sản xuất - kinh doanh, đời sống người dân đã được nâng cao, từng bước thoát nghèo, vươn lên khá - giàu.

  • “Quả ngọt” từ dòng vốn chính sách

    “Quả ngọt” từ dòng vốn chính sách

    Thời gian qua, từ các chương trình tín dụng ưu đãi, hàng nghìn hộ nghèo trên địa bàn tỉnh Phú Thọ được tiếp cận vốn để phát triển kinh tế, vươn lên thoát nghèo.

  • Vốn chính sách “kích cầu” hình thành bản du lịch

    Vốn chính sách “kích cầu” hình thành bản du lịch

    Thời gian qua, NHCSXH huyện Quỳ Châu (Nghệ An) đã đồng hành thực hiện các mục tiêu mà nghị quyết phát triển kinh tế - xã hội địa phương đề ra.

  • Nỗ lực Dần Thàng

    Nỗ lực Dần Thàng

    Chỉ vài ba năm trở về trước, xã Dần Thàng (Văn Bàn, Lào Cai) còn là một địa danh ẩn sâu trong những tán rừng, được bao bọc bởi nhiều dãy núi, nơi sinh sống chủ yếu của đồng bào dân tộc Dao. Quyết tâm XD NTM đã khiến Dần Thàng “chuyển động”, mạnh mẽ nhất là phong trào phát triển kinh tế.

  • Quảng Trị đưa xây dựng NTM vào chiều sâu và bền vững

    Quảng Trị đưa xây dựng NTM vào chiều sâu và bền vững

    Thực hiện Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới (NTM) gắn với thực hiện có hiệu quả cơ cấu lại ngành nông nghiệp, phát triển kinh tế nông thôn đi vào chiều sâu, bền vững, từng bước hiện đại đang được Đảng bộ, chính quyền, Nhân dân Quảng Trị triển khai có hiệu quả.

  • Khắc phục hạn chế để đưa sản phẩm OCOP vươn tầm thế giới

    Khắc phục hạn chế để đưa sản phẩm OCOP vươn tầm thế giới

    Để "đặt chân" sâu hơn vào thị trường quốc tế đòi hỏi sản phẩm OCOP cần phải khắc phục hạn chế và sản xuất cái thị trường cần thay vì cái mình có, định vị thị trường và mở kênh bán hàng…

Top