Nông dân trồng hoa, cây cảnh lo sức mua giảm dịp Tết
Chỉ còn hơn 1 tháng nữa là đến Tết Nguyên đán Nhâm dần – 2022, những năm trước khi dịch bệnh chưa hoành hành, thị trường hoa, cây cảnh vào thời điểm này đã nhộn nhịp khắp nơi. Nhưng năm nay, theo các nhà vườn, sức mua sẽ giảm.
Chuẩn bị cây cảnh cho thị trường
Đứng trước tình hình dịch bệnh Covid-19 có những diễn biến phức tạp, chị Chị Hồ Thị Mùi - chủ nhà vườn Mai Viên (Hà Tĩnh) cho biết, chúng tôi dự kiến chuẩn bị khoảng 5.000 - 7.000 gốc các loại cây chơi tết, bên cạnh đó cũng có thêm những loại cây được trưng bày trong nhà theo xu hướng và quan niệm sung túc của người Việt như kim tiền, kim ngân, phát tài, phú quý, thần tài… cũng được chúng tôi nhập hàng dần.
Nhà vườn Huy Hoàng (đường Xô Viết Nghệ Tĩnh) cho hay: “Tết là cao điểm mùa kinh doanh hoa, cây cảnh, lượng cây nhập về tăng 6 - 7 lần ngày thường. Nhiều loại chúng tôi phải nhập từ bây giờ vì cần theo dõi sự phát triển của cây, búp hoa và có chế độ chăm sóc phù hợp để cây ra hoa đúng dịp tết. Một số loại cây như: đỗ quyên, trạng nguyên… thì khoảng đầu tháng 12 âm lịch mới nhập về. Hiện nay, nhà vườn đã đón nhiều khách vào tham khảo và đặt mua, nhất là các loại cây lớn, có giá trị kinh tế cao như: hoa mai, hoa hồng…”.
Chị Cao Thị Thúy ở xóm Minh Sơn xã Nghĩa Minh (Nghệ An) đã chuẩn bị đưa ra thị trường hoa đồng tiền cho dịp Tết năm nay. “Tôi rất thích hoa, thấy mọi người trồng được nhiều giống hoa đồng tiền đẹp, tôi cũng mạnh dạn tìm tòi, lai tạo được nhiều màu. Gia đình có 3.000 chậu chuẩn bị cho dịp tết, dự định sang năm sẽ mở rộng thêm diện tích”. Chị Thúy nói.
Theo chị Thúy, đồng tiền là loại hoa dễ trồng, hợp với đất đỏ, ít sâu bệnh, nếu chăm sóc tốt, cây có thể lưu gốc được 3 - 4 năm. Hiện nay, ngoài việc bán hoa vào các ngày lễ, gia đình còn tất bật với việc chăm sóc hoa, vô chậu chuẩn bị cung cấp cho thị trường vào dịp tết Nguyên đán sắp tới. Trung bình mỗi chậu có giá dao động từ 150 - 500 ngàn đồng. Thành công của mô hình trồng hoa đồng tiền bán tết của gia đình chị Cao Thị Thúy ở xóm Minh Sơn xã Nghĩa Minh cho là mô hình chuyển dịch cơ cấu cây trồng mang lại hiệu quả kinh tế cao và cần được nhân rộng trên địa bàn trong thời gian tới.
Thị trường hoa, cây cảnh sôi động nhất vào những dịp tết đến xuân về, đây là thời điểm mọi nhà đều muốn có sự thay đổi để chào đón một năm mới, với mong muốn tài lộc và nhiều sự may mắn cho gia đình trong năm, do đó việc trưng các cây, hoa cảnh trở thành một nhu cầu không thể thiếu.
Nắm bắt được tâm lý này của người tiêu dùng, các nhà vườn trồng hoa, cây cảnh đã đầu tư nhiều giống cây, hoa có hình thức bắt mắt, mẫu mã đẹp để đưa ra thị trường. Tuy nhiên trước tình hình dịch bệnh Covid-19 có những diễn biến phức tạp, nhiều nhà vườn đang lo lắng sức mua năm nay sẽ giảm đáng kể.
Lo lắng sức mua giảm
Tại thời điểm này, khách hàng chủ yếu tìm mua các loại hoa trồng trong chậu, giỏ để trang trí nhà cửa. Giá bán các loại hoa, cây cảnh không tăng so với các năm trước như: dạ yến thảo (120.000 đồng/giỏ treo); hoa cúc (100.000 - 150.000 đồng/giỏ treo); hoa hồng các loại từ 150.000 đồng/chậu trở lên, tùy theo độ lớn và độ đẹp của cây.
Đặc biệt, đối với những người “sành” chơi thì nhà vườn cũng có sẵn những cây hoa hồng giá đến 8 - 10 triệu đồng; cây kim ngân, kim tiền, hồng môn, lan ý và các loại bonsai nhỏ để bàn 150.000 - 400.000 đồng/chậu; các loại cây thần tài, cây hạnh phúc, bông trang, thiết mộc lan... với độ cao trên dưới 1m có mức giá 300.000 - 800.000 đồng/cây.
Các chủ vườn cây cho biết, năm nay, xu hướng khách hàng lựa chọn nhiều thường nằm trong tầm giá 300 ngàn - 1 triệu đồng, tùy thuộc vào độ đẹp, độ lớn của dáng cây, số lượng hoa trên mỗi cây.
Điều mà các nhà vườn lo lắng là, năm nay, do tác động dịch bệnh COVID-19, các hoạt động, sự kiện tập thể cuối năm sẽ ít hơn hoặc giới hạn quy mô. Điều này sẽ kéo theo nhu cầu tiêu thụ hoa, cây cảnh giảm hơn so với mọi năm.
Hơn nữa, dịch bệnh khiến kinh tế người dân khó khăn nên thị trường hoa, cây cảnh tết cũng sẽ kém sôi động. Các nhà vườn dự kiến lượng cây nhập về phục vụ thị trường tết năm nay sẽ giảm khoảng 20 - 30% so với những năm trước và chủ yếu chỉ tập trung vào các chậu cây nhỏ với giá trị dưới 1 triệu đồng, giảm số lượng chậu lớn, những loại cây cảnh giá trị cao.
Vất vả nghề trồng hoa cảnh
Để có những cây đào, quất như ý được trưng vào những ngày tết, người trồng hoa, cây cảnh cũng vất vả và lắm công phu. Nhiều loại cây có giá trị cao đều phải được trồng và chăm sóc nhiều năm trời, thậm chí có những cây cảnh phải tốn hàng chục năm chăm sóc, vất vả mới có được một cây cảnh như ý.
Các làng trồng đào có tiếng ở Hà Tĩnh như: Cẩm Hưng (Cẩm Xuyên), Cổ Đạm (Nghi Xuân), Lưu Vĩnh Sơn (Thạch Hà), Thạch Quý (TP Hà Tĩnh), Kỳ Tân (Kỳ Anh)…, đang tất bật cho vụ sản xuất mới để phục vụ dịp tết năm sau. Không khí làm việc tại các nhà vườn nhộn nhịp.
Ông Nguyễn Văn Quang, chủ vườn đào ở TP Hà Tĩnh cho biết, gia đình ông có khoảng trên 200 gốc đào, số đào này không phải được ươm từ nhỏ, mà mua lại gốc của các gia đình sau khi đã chơi tết xong. Nhưng không phải gốc đào nào cũng được ông mua, bởi phải xem thật kỹ, nếu không mua về sẽ hỏng do quá trình chơi đào, người tiêu dùng không biết cách chăm sóc.
Ông Quang nói. “Mỗi gốc đào mua lại có giá khoảng từ 50 nghìn đến 200 nghìn một gốc, nhưng nếu không kiểm tra kỹ thì những gốc đào đó mua về chỉ bỏ đi mà thôi, vì trong những ngày tết, người chơi đào gốc không tưới, không chăm sóc, dẫn đến bị hư không thể phục hồi lại được.”
Để trồng được một cây đào có dáng, thế đẹp phải mất từ 3 đến 4 năm trở lên, sau đó đào sẽ được cắt, tỉa, uốn nắn theo dáng thế. Nhiều cây đào có dáng thế lạ, độc đáo có giá trị rất cao, nhưng để có được những cây đào như thế, người trồng đào phải bỏ ra rất nhiều thời gian và công sức chăm sóc.
Thú chơi hoa, cảnh cảnh và nghề trồng hoa, cây cảnh cũng đòi hỏi lắm công phu, nhất là trong những dịp tết đến, xuân về như thế này, cây cảnh và hoa được nhiều người lựa chọn nhiều nhất.
Một năm qua, trước diễn biến của dịch bệnh Covid-19, nông dân nói chung và người trồng hoa, cây cảnh nói riêng, đang đứng trước những khó khăn, thu nhập thấp sẽ dẫn đến sức tiêu thụ hàng hóa sẽ giảm, đặc biệt là những loại hoa, cây cảnh này. Tuy nhiên, thị trường vẫn không thể thiếu hoa, cây cảnh làm đẹp cho không gian của gia đình, đường phố, công sở. Hy vọng nông dân sẽ không bị ảnh hưởng nhiều.
Sau lầm lỡ, nhiều người mãn hạn tù trở về cuộc sống thường nhật trong nỗi ngổn ngang về tương lai. Ở vùng cao Bắc Hà (Lào Cai), nhờ nguồn vốn tín dụng chính sách từ Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH), không ít người sau lầm lỡ có điểm tựa để làm lại từ đầu, từng bước xây dựng kinh tế gia đình và tái hòa nhập cộng đồng.
Hai bên thống nhất sẽ cùng nghiên cứu, tăng cường trao đổi hợp tác trong lĩnh vực phát triển tín dụng chính sách, góp phần vào sự phát triển của quan hệ đoàn kết, hữu nghị giữa ngành ngân hàng nói riêng và hợp tác truyền thống giữa Việt Nam và Cuba nói chung.
Chương trình giáo dục số đã nhận được sự hưởng ứng tích cực từ cán bộ cơ sở và khách hàng của NHCSXH. Hầu hết đều đánh giá chương trình thiết thực, dễ tiếp cận và phù hợp với nhu cầu của đại đa số khách hàng, góp phần tích cực cho việc thực hiện chủ chương thúc đẩy chuyển đổi số và kinh tế số của địa phương.
Từ những cây trồng áp dụng quy trình VietGAP mang hiệu quả kinh tế cao, người dân Thừa Thiên - Huế đã tích cực tham gia hợp tác xã (HTX) để sản xuất theo chuỗi giá trị.
Ngày 22/11, Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam TP. Hải Phòng giám sát chương trình xây dựng nông thôn mới (NTM) kiểu mẫu tại Văn phòng Điều phối nông thôn mới.
Không chỉ từ khi Luật Hợp tác xã năm 2023 chính thức có hiệu lực (01/7/2024), mà trước đó, nhiều hợp tác xã (HTX) trên địa bàn Quảng Ngãi đã chủ động mở rộng các dịch vụ phục vụ và phát triển sản xuất kinh doanh (SXKD) gắn với chuỗi giá trị sản phẩm. Nhờ đó, vai trò của HTX nông nghiệp (NN) đối với kinh tế hộ ngày càng rõ hơn, nhất là khi SX gặp khó khăn: hạn hán, lũ lụt, dịch bệnh,…
Sau gần 10 năm triển khai thực hiện Chỉ thị số 40-CT/TW và gần 4 năm thực hiện Kết luận số 06-KL/TW của Ban Bí thư Trung ương Đảng, nguồn vốn tín dụng chính sách đã chuyển tải kịp thời đến người nghèo và các đối tượng chính sách khác.
Trước diễn biến phức tạp của dịch Covid-19, Hội Làm vườn tỉnh Đồng Tháp chủ động chuyển từ sinh hoạt trực tiếp sang gián tiếp qua nhóm Zalo, Zoom..., vừa đảm bảo các hoạt động thường xuyên, vừa đảm bảo công tác phòng, chống dịch.
Trước tình hình dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, ngoài việc tuyên truyền cho cán bộ, hội viên thực hiện nghiêm các biện pháp phòng, chống dịch, Hội Làm vườn huyện Yên Thành (Nghệ An) còn chú trọng nhân rộng các mô hình VAC hiệu quả.