“Nông lâm nghiệp và thủy sản đã tăng trưởng trở lại, đạt 0,65% trong Quý III”, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng cho biết như vậy trong cuộc họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 9 chiều nay (4/10).
Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng cho biết, phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 9/2016 diễn ra trong 2 ngày (3-4/10), với 22 nội dung khác nhau, trong đó, ngày đầu tiên Chính phủ họp về xây dựng thể chế.
Dưới sự chủ trì của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, Chính phủ thảo luận 8 nội dung, trong đó có Báo cáo tình hình kinh tế-xã hội 9 tháng năm 2016 và kế hoạch năm 2017; Kế hoạch tái cơ cấu nền kinh tế giai đoạn 2016-2020; Kế hoạch đầu tư công trung hạn, tài chính-ngân sách Nhà nước giai đoạn 2016-2020 và Chương trình hành động của Chính phủ nhiệm kỳ 2016-2021.
Theo báo cáo do Bộ trưởng Bộ KH&ĐT Nguyễn Chí Dũng trình bày, mặc dù còn nhiều khó khăn hạn chế, nhưng nhìn chung, tình hình kinh tế-xã hội tiếp tục chuyển biến tích cực trên hầu hết các lĩnh vực. Kinh tế vĩ mô tiếp tục ổn định, lạm phát được kiểm soát. Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 9 tăng 0,54% so với tháng trước và tăng 3,14% so với tháng 12/2015.
Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 9 tăng 0,54% so với tháng trước và tăng 3,14% so với tháng 12/2015.
Tăng trưởng GDP Quý III tăng mạnh so với 2 quý trước (đạt 6,4%), 9 tháng đạt 5,93%. Khu vực dịch vụ, du lịch, khách quốc tế tăng mạnh. Tổng kim ngạch xuất khẩu 9 tháng ước đạt 128,2 tỷ USD, xuất siêu hơn 2,7 tỷ USD.
Phát triển doanh nghiệp chuyển biến tích cực. Trong 9 tháng, có 81.451 doanh nghiệp thành lập mới với số vốn đăng ký hơn 629.000 tỷ đồng, tăng hơn 19% về số doanh nghiệp và tăng khoảng 50% về số vốn đăng ký so với cùng kỳ. Trung bình mỗi tháng có hơn 9.000 doanh nghiệp đăng ký thành lập mới.
D.Thanh
Sau lầm lỡ, nhiều người mãn hạn tù trở về cuộc sống thường nhật trong nỗi ngổn ngang về tương lai. Ở vùng cao Bắc Hà (Lào Cai), nhờ nguồn vốn tín dụng chính sách từ Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH), không ít người sau lầm lỡ có điểm tựa để làm lại từ đầu, từng bước xây dựng kinh tế gia đình và tái hòa nhập cộng đồng.
Chương trình giáo dục số đã nhận được sự hưởng ứng tích cực từ cán bộ cơ sở và khách hàng của NHCSXH. Hầu hết đều đánh giá chương trình thiết thực, dễ tiếp cận và phù hợp với nhu cầu của đại đa số khách hàng, góp phần tích cực cho việc thực hiện chủ chương thúc đẩy chuyển đổi số và kinh tế số của địa phương.