Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ bảy, ngày 20 tháng 4 năm 2024  
Chủ nhật, ngày 22 tháng 1 năm 2017 | 8:26

Nông nghiệp đổi ngôi vị “hàng đầu thế giới” từ sản lượng sang giá trị

Nhiều loại trái cây Việt (thanh long, nhãn, dưa hấu, xoài)… đã chinh phục được các thị trường khó tính như Nhật Bản, Mỹ, Pháp, Australia, Hàn Quốc…

Lần đầu tiên trong nhiều năm qua, giá trị kim ngạch xuất khẩu mặt hàng rau quả vượt qua ngoạn mục 2 sản phẩm chủ lực là gạo và cao su. Với gần 2,5 tỷ USD, ngành hàng rau quả cũng đã vượt qua chính sản phẩm này của năm 2015 là 1,8 tỉ USD; trong đó, có sự đóng góp rất lớn của “vựa trái cây” ĐBSCL.  

nong nghiep hoan doi ngoi vi hang dau the gioi tu san luong sang gia tri hinh 1
 

Bước ngoặt này mở ra hướng mới trong tái cơ cấu ngành nông nghiệp kể từ năm Đinh Dậu, theo hướng gia tăng diện tích trồng cây ăn trái đặc sản thay vì tiếp tục trồng lúa chỉ để dành được danh hiệu đứng đầu thế giới. 

Những câu chuyện giữa doanh nghiệp và nhà nông trong ngày cuối năm, những kỳ vọng tốt đẹp trong năm mới đều đã được cụ thể hoá trong các hợp đồng kinh tế. Với gần 3 ha xoài, ông Huỳnh Thanh Bá, Phó Giám đốc HTX Xoài Mỹ Xương cho biết, những ngày giáp Tết, các HTX, tổ hợp tác trồng xoài vùng chuyên canh Đồng Tháp nhộn nhịp đón các doanh nghiệp nước ngoài, doanh nghiệp xuất khẩu trái cây trong nước đến tìm hiểu, ký hợp đồng thu mua trái cây… 

Bên ấm trà nóng thơm dịu hương sen, trong ánh mắt đầy niềm tin, ông Bá cho biết, chính nhờ nỗ lực sản xuất sản phẩm nông nghiệp sạch, an toàn nên cơ hội tiêu thụ sản phẩm với giá bán cao, ổn định đã đến. Một thói quen sản xuất mới an toàn, hiệu quả đã được hình thành, thống trị trong tiềm thức của họ.

Giờ đây, không chỉ ông Bá, nhiều nhà vườn trồng xoài vùng chuyên canh đã tự tin để cho ra những quả xoài ngon, ngọt, đáp ứng các tiêu chuẩn khắt khe trong xuất khẩu, góp phần đưa “tiếng lành” trái cây Việt ngày một vươn xa.

Đó cũng là một trong những nguyên nhân đem lại sự khởi sắc của ngành hàng rau quả vùng ĐBSCL và của cả nước trong năm 2016. Gần 30 loại trái cây được xuất khẩu đem về 74% tổng giá trị kim ngạch xuất khẩu rau quả. Những loại trái cây như thanh long, nhãn, dưa hấu, xoài… đã chinh phục được các thị trường khó tính như Nhật Bản, Mỹ, Pháp, Hà Lan, Bỉ, Đức, Australia, Hàn Quốc…

nong nghiep hoan doi ngoi vi hang dau the gioi tu san luong sang gia tri hinh 2
 

Trăn trở cùng sự phát triển của ngành nông nghiệp, GS. TS Võ Tòng Xuân cho biết, đến giờ, khi sang xứ người, gạo không thể đem lại lợi tức cao hơn trái cây. Vì thế, nên chăng từ năm Đinh Dậu này, ĐBSCL sẽ giảm diện tích trồng lúa. Diện tích dư ra này cần được quy hoạch lại thành vùng sản xuất lớn trồng các loại cây ăn trái nổi tiếng của Việt Nam để xuất khẩu:

Sau hơn một năm vật lộn để tìm các giải pháp thích nghi với biến đổi khí hậu, xâm nhập mặn, người ĐBSCL đã “bắt” được tia sáng, một cách làm mới táo bạo hơn, hứa hẹn đem lại giá trị cao hơn trên một đơn vị diện tích canh tác.

Ông Lê Minh Hoan, Bí thư Tỉnh ủy Đồng Tháp, địa phương đi tiên phong trong tái cơ cấu ngành nông nghiệp của cả nước cho rằng, nếu kiểm soát tốt chất lượng đầu vào, kim ngạch xuất khẩu rau và trái cây của Việt Nam có thể đạt gấp đôi, gấp 3 lần so với năm 2016.

Năm 2016, dù liên tiếp đối mặt với những khó khăn trong xuất nhập khẩu, đối phó với hạn mặn nhưng lại là một năm khởi sắc của ngành hàng rau quả. Đây chính là một trong những cơ sở quan trọng để ngành nông nghiệp, khởi đầu từ năm Đinh Dậu, được cơ cấu lại, tạo ra những giá trị thực thay vì thành tích hay danh hiệu, góp phần quan trọng vào việc tăng thu nhập và cải thiện đời sống của dân cư vùng nông thôn./.

Theo Thanh Tùng/VOV

 

KTNT
Ý kiến bạn đọc
  • “Quả ngọt” từ dòng vốn chính sách

    “Quả ngọt” từ dòng vốn chính sách

    Thời gian qua, từ các chương trình tín dụng ưu đãi, hàng nghìn hộ nghèo trên địa bàn tỉnh Phú Thọ được tiếp cận vốn để phát triển kinh tế, vươn lên thoát nghèo.

  • Vốn chính sách “kích cầu” hình thành bản du lịch

    Vốn chính sách “kích cầu” hình thành bản du lịch

    Thời gian qua, NHCSXH huyện Quỳ Châu (Nghệ An) đã đồng hành thực hiện các mục tiêu mà nghị quyết phát triển kinh tế - xã hội địa phương đề ra.

  • Khát vọng Xuân nơi vùng cao A Lưới

    Khát vọng Xuân nơi vùng cao A Lưới

    A Lưới - một trong 74 huyện nghèo của cả nước, một trong những nút thắt lớn nhất của Thừa Thiên - Huế trên chặng đường đưa tỉnh trở thành thành phố trực thuộc Trung ương vào năm 2025, đang chuyển mình mạnh mẽ.

  • Sản phẩm OCOP Đắk Lắk từ ao làng vươn ra biển lớn

    Sản phẩm OCOP Đắk Lắk từ ao làng vươn ra biển lớn

    Sau gần 6 năm thực hiện chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP), những sản phẩm đặc trưng mang tính vùng miền của tỉnh Đắk Lắk đã dần xây dựng được thương hiệu và có chỗ đứng trên thị trường. Hành trình đưa nông sản địa phương từ “ao làng” vươn ra “biển lớn” vẫn đang được tỉnh Đắk Lắk tích cực thực hiện.

  • Xây dựng nông thôn mới, sức mạnh tiềm thức của người dân xứ Thanh

    Xây dựng nông thôn mới, sức mạnh tiềm thức của người dân xứ Thanh

    Nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới đã ăn sâu vào tiềm thức của người dân tỉnh Thanh Hóa, sự đồng lòng hiến đất, đóng góp từ sức người, tài sản đã lan tỏa khắp từ thành thị đến các xã, huyện miền núi và những con em xa quê hương.

  • Sắp diễn ra Hội chợ OCOP Quảng Ninh - Hè 2024

    Sắp diễn ra Hội chợ OCOP Quảng Ninh - Hè 2024

    Từ ngày 26/4 đến ngày 1/5, tại Cung Quy hoạch, Hội chợ và Triển lãm tỉnh Quảng Ninh sẽ diễn ra Hội chợ OCOP Quảng Ninh - Hè 2024.

Top