Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lào Cai vừa tổng kết sản xuất nông lâm nghiệp năm 2018 và triển khai nhiệm vụ 2019.
Năm 2018, tốc độ tăng trưởng ngành nông nghiệp của tỉnh Lào Cai đạt 6,01%, giá trị đạt 6.530 tỷ đồng tăng 370 tỷ đồng so với 2017. Cơ cấu kinh tế nội ngành tiếp tục có sự chuyển biến tốt: Nông nghiệp giảm từ 83,96% năm 2017 xuống còn 82,9% năm 2018; lâm nghiệp từ 12,68% năm 2017 lên 13% năm 2018; thủy sản từ 3,36% năm 2017 lên 4,1% năm 2018. Giá trị sản phẩm trên 1 ha canh tác đạt 69 triệu đồng, tăng 17,1% (10,9 triệu đồng/ha) so với CK. Tổng sản lượng lương thực 319.947 tấn ( tăng 7.947 tấn KH và 14.613 tấn CK). Tỷ lệ che phủ rừng đạt 54,9%, tăng 0,7% so với CK (cả nước 41,65%). Tỷ lệ số xã đạt chuẩn NTM chiếm 30,76% tổng số xã (vượt 2,76% mục tiêu Chính phủ giao đến năm 2020).
Tổng sản lượng lương thực toàn tỉnh ước đạt 319.947 tấn (tăng 7.947 tấn so KH và 14.613 tấn so CK), đảm bảo an ninh lương thực, ổn định cuộc sống cho nhân dân các dân tộc vùng cao, góp phần tích cực vào chương trình XĐGN của tỉnh.
Ông Nguyễn Hữu Thể, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lào Cai cho biết: “Đây là tiền đề quan trọng để năm 2019 ngành nông nghiệp Lào Cai tạo đột phá, đưa giá trị sản xuất nội ngành đạt trên 6%, cơ cấu ngành nông nghiệp chiếm 83,36%, lâm nghiệp là 12,93% và thủy sản là 3,71%; giá trị sản phẩm trên mỗi đơn vị canh tác đạt 75 triệu đồng, tổng sản lượng lương thực có hạt đạt 325.000 tấn và có thêm 6 đến 7 xã đạt chuẩn xây dựng NTM”.
Năm 2019, ngành nông nghiệp Lào Cai sẽ tập trung khắc phục những hạn chế như: Việc liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm đã hình thành nhưng quy mô chưa lớn; các hình thức tổ chức sản xuất thiếu chặt chẽ, lợi nhuận chưa ổn định, hiệu quả hoạt động chưa cao. Chăn nuôi gia súc, gia cầm quy mô nhỏ, phân tán còn chiếm tỷ lệ cao; điều kiện cơ sở vật chất, trình độ kỹ thuật chăn nuôi nông hộ còn nhiều hạn chế, đặc biệt kiến thức phòng chống dịch bệnh. Phát triển chăn nuôi chưa gắn với xây dựng cơ sở giết mổ tập trung theo Quy hoạch.
Đầu tư phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng như thủy lợi, cơ sở sản xuất, dịch vụ, chế biến, bảo quản nông sản....chưa đáp ứng được yêu cầu sản xuất, chưa đầu tư đồng bộ cho các dự án, đề án sản xuất hàng hóa nên chưa hình thành được những vùng sản xuất chuyên canh quy mô lớn.
Chương trình xây dựng nông thôn mới thiếu bền vững, các tiêu chí mới đạt mức tối thiểu; vệ sinh môi trường nông thôn ở nhiều khu dân cư chưa đảm bảo vệ sinh môi trường, quản lý, khai thác các công trình sau đầu tư trên địa bàn thôn, xã chưa cao...
Bên cạnh đó, ngành đặc biệt chú trọng công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức của nhân dân về phát triển nông nghiệp trong thời kỳ mới; chủ động tham mưu cho tỉnh chỉ đạo có hiệu quả về ứng phó với biến đổi khí hậu, tiếp tục đẩy mạnh sắp xếp, kiện toàn bộ máy các đơn vị trực thuộc sao cho hoạt động hiệu quả.
Sau lầm lỡ, nhiều người mãn hạn tù trở về cuộc sống thường nhật trong nỗi ngổn ngang về tương lai. Ở vùng cao Bắc Hà (Lào Cai), nhờ nguồn vốn tín dụng chính sách từ Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH), không ít người sau lầm lỡ có điểm tựa để làm lại từ đầu, từng bước xây dựng kinh tế gia đình và tái hòa nhập cộng đồng.
Chương trình giáo dục số đã nhận được sự hưởng ứng tích cực từ cán bộ cơ sở và khách hàng của NHCSXH. Hầu hết đều đánh giá chương trình thiết thực, dễ tiếp cận và phù hợp với nhu cầu của đại đa số khách hàng, góp phần tích cực cho việc thực hiện chủ chương thúc đẩy chuyển đổi số và kinh tế số của địa phương.
Không chỉ từ khi Luật Hợp tác xã năm 2023 chính thức có hiệu lực (01/7/2024), mà trước đó, nhiều hợp tác xã (HTX) trên địa bàn Quảng Ngãi đã chủ động mở rộng các dịch vụ phục vụ và phát triển sản xuất kinh doanh (SXKD) gắn với chuỗi giá trị sản phẩm. Nhờ đó, vai trò của HTX nông nghiệp (NN) đối với kinh tế hộ ngày càng rõ hơn, nhất là khi SX gặp khó khăn: hạn hán, lũ lụt, dịch bệnh,…