Tạm “gác” lại những khó khăn, thiệt hại sau những trận mưa lũ. Ngay lúc này, lãnh đạo các tỉnh miền Trung và toàn thể người dân đang nỗ lực, khẩn trương khôi phục sản xuất. Sớm bình ổn kinh tế sau lũ
Bộ Nông nghiệp-PTNT hỗ trợ Quảng Bình khôi phục sản xuất nông nghiệp sau lũ
Vừa qua, trong chuyến công tác và làm việc với tỉnh Quảng Bình vào ngày 11/11. Ông Phùng Đức Tiến – Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp – PTNT cùng đoàn công tác của bộ đã tổ chức trao các con giống, thức ăn chăn nuôi, … để hỗ trợ sản xuất tại một số trang trại, hộ chăn nuôi trên địa bàn tỉnh bị thiệt hại do đợt mưa lũ vừa qua.
Theo đó, đoàn đã trao 5.000 con gà giống một ngày tuổi trị giá khoảng 75 triệu đồng; 5 triệu con tôm giống 12 ngày tuổi, trị giá 650 triệu đồng; 10 tấn thức ăn chăn nuôi, trị giá khoảng 445 triệu đồng; 2.500 gói chế phẩm men vi sinh trị giá khoảng 400 triệu đồng... cho các trang trại và hộ chăn nuôi gia cầm, thủy sản bị thiệt hại nặng trong các đợt mưa lũ vừa qua trên địa bàn TP. Đồng Hới và huyện Lệ Thủy.
Thông tin từ đoàn công tác của Thứ trưởng Phùng Đức Tiến cho biết, sau thiên tai, Bộ Nông nghiệp-PTNT đã phát động và huy động các đơn vị trực thuộc bộ phối hợp với các doanh nghiệp trong lĩnh vực nông nghiệp hỗ trợ giúp người dân miền Trung (trong đó có tỉnh Quảng Bình) về con giống, thức ăn chăn nuôi, vật tư thủy sản... để khắc phục hậu quả lũ lụt, khôi phục sản xuất nông nghiệp.
Hà Tĩnh: Khẩn trương cải tạo ao hồ, xử lý môi trường thả giống vụ mới
Các hộ nuôi tôm tại vùng Hà Lầm (thôn Đông Hà 2, xã Thạch Long, Thạch Hà) trong những ngày này đang tranh thủ tối đa thời gian để tập trung cải tạo hơn 10ha ao đầm để nuôi con giống cho vụ mới.
Theo chia sẻ của người dân tại nơi đây cho biết: “Sau trận lũ vừa qua, ao hồ bị hư hỏng nhiều nên công tác xử lý, sửa chữa cũng mất thời gian hơn những năm trước. Ban đầu, phải bơm hết nước, sau đó xúc hết lớp bùn đất trong hồ ra, tiếp đó, sẽ phơi nắng khoảng 1 tuần, rồi rải vôi bột để xử lý môi trường. Khi nguồn nước mặn phù hợp,thì sẽ lấy nước vào và “đánh” thuốc Cloramin B để diệt vi khuẩn có hại và mua tôm giống về thả”.
Một lãnh đạo Phòng NN&PTNT huyện Thạch Hà cho biết: “Thời điểm này, chúng tôi đã hoàn thành cấp 10 tấn hóa chất xử lý môi trường thủy sản về các xã để phát cho người dân. Huyện cũng khuyến cáo, đối với vụ đông chỉ nên tập trung ở vùng nuôi trên cát và các ao đất đủ điều kiện nhằm tránh thiệt hại có thể xẩy ra”.
Phó Chi cục trưởng Chi cục Thủy sản Lưu Quang Cần, sau mưa lũ, ngành chuyên môn đã hướng dẫn các cơ sở tu sửa ao đầm đảm bảo yêu cầu kỹ thuật, chuẩn bị đầy đủ điều kiện đầu vào, thả giống khi điều kiện thời tiết và môi trường cho phép; tổ chức quan trắc, cảnh báo môi trường nuôi trồng thủy sản và kịp thời khuyến cáo các cơ sở nuôi.
Quảng Trị: Đưa ra giải pháp khôi phục nuôi trồng thủy sản
Xã Vĩnh Sơn, huyện Vĩnh Linh là một trong những địa phương bị thiệt hại nặng nề trong các đợt mưa lũ vừa qua, đặc biệt là nuôi thủy sản. Toàn bộ diện tích nuôi tôm của xã hơn 182 ha bị nước lũ cuốn trôi hoàn toàn, trong đó có nhiều diện tích đang chuẩn bị thu hoạch; ước thiệt hại hơn 70 tỉ đồng.
Còn tại vùng nuôi tôm tập trung xã Trung Hải, huyện Gio Linh, thời điểm này các hộ nuôi tôm đang tập trung khắc phục hạ tầng, tu sửa lại ao hồ, máy móc. sau những trận lũ liên tiếp, ao nuôi đều bị ngập sâu, tôm nuôi mất trắng. Có những hộ bị thiệt hại gần 200 triệu đồng.
Chi cục trưởng Chi cục Thủy sản Nguyễn Hoài Nam cho biết đến nay tại các địa phương có diện tích bị thiệt hại nặng, người dân đã bắt đầu cải tạo, sửa chữa lại đê bao, thiết bị máy móc nuôi tôm bị hư hỏng, vệ sinh môi trường ao nuôi để sẵn sàng bước vào vụ nuôi mới. Để kịp thời triển khai công tác tiêu độc, khử trùng vùng bị ngập lụt, ngăn chặn và hạn chế sự phát sinh, lây lan của dịch bệnh tại các vùng nuôi tôm.
Sau lầm lỡ, nhiều người mãn hạn tù trở về cuộc sống thường nhật trong nỗi ngổn ngang về tương lai. Ở vùng cao Bắc Hà (Lào Cai), nhờ nguồn vốn tín dụng chính sách từ Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH), không ít người sau lầm lỡ có điểm tựa để làm lại từ đầu, từng bước xây dựng kinh tế gia đình và tái hòa nhập cộng đồng.
Chương trình giáo dục số đã nhận được sự hưởng ứng tích cực từ cán bộ cơ sở và khách hàng của NHCSXH. Hầu hết đều đánh giá chương trình thiết thực, dễ tiếp cận và phù hợp với nhu cầu của đại đa số khách hàng, góp phần tích cực cho việc thực hiện chủ chương thúc đẩy chuyển đổi số và kinh tế số của địa phương.