Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ bảy, ngày 20 tháng 4 năm 2024  
Chủ nhật, ngày 7 tháng 1 năm 2018 | 9:32

Nông nghiệp Tây Nguyên vẫn chưa phát triển tương xứng với tiềm năng

Tây Nguyên có vị trí địa chính trị và an ninh quốc phòng đặc biệt quan trọng, và cũng là một trong những vùng có tiềm năng lớn nhất để phát triển nông nghiệp hàng hóa của nước ta do có các điều kiện tự nhiên phong phú, đa dạng, đất đai trù phú nhưng dường như nông nghiệp Tây Nguyên vẫn chưa phát triển tương xứng với tiềm năng và vị thế của nó. Đó là nhận định của GS.TS. Trần Đức Viên, Chủ tịch Hội đồng Học viện Nông nghiệp Việt Nam.

Những năm qua, Nhà nước đã đầu tư không ít sức người, sức của cho phát triển nông nghiệp Tây Nguyên (NNTN), nhưng thực trạng kinh tế - xã hội của Tây Nguyên vẫn còn ẩn chứa nhiều vấn đề bất cập như thu nhập bình quân thấp (hiện đạt 36 triệu đồng/người/năm, mới bằng 79% GDP bình quân cả nước); tỷ lệ hộ nghèo còn cao (7,3%, cả nước là 4,5%), tỷ suất nông sản hàng hóa thấp. Bên cạnh đó, đất đai rộng lớn nhưng manh mún lại đang bị suy thoái và đầu độc do sử dụng quá nhiều phân hóa học và thuốc bảo vệ thực vật, nông sản mất an toàn, giá thấp, khả năng cạnh tranh thấp, tài nguyên rừng bị cạn kiệt, đa dạng sinh học bị suy giảm nghiêm trọng. Ngoài ra, NNTN cũng dễ bị tổn thương do các tác động bên ngoài như biến đổi khí hậu, giá vật tư tăng, giá nông sản bấp bênh...

Để NNTN có thể phát triển đúng với tiềm năng và thế mạnh của nó, nhu cầu tái cơ cấu NNTN được đặt ra bức thiết hơn bao giờ hết. Hiện, có nhiều quan điểm và cách tiếp cận khác nhau về tái cơ cấu NNTN, trong đó có cách tiếp cận không mới nhưng lại thiết thực. Theo GS.TS. Trần Đức Viên, Chủ tịch Hội đồng Học viện Nông nghiệp Việt Nam, tái cơ cấu nông nghiệp, nâng cao giá trị gia tăng của nông sản hàng hóa, gắn với xây dựng nông thôn mới của Tây Nguyên là: Quy hoạch phát triển theo chỉ dẫn của thị trường, gắn với lợi thế so sánh của từng vùng, liên vùng, theo từng loại sản phẩm cây, con, hạn chế tối đa quy hoạch theo địa giới hành chính; kiên trì thực hiện quy hoạch; chuyển diện tích trồng các loại cây kém hiệu quà, khó tiêu thụ sang các loại cây trồng khác có thị trường, có thu nhập cao hơn; phát triển các khu nông nghiệp công nghệ cao và thúc đẩy quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn.

GS.TS. Trần Đức Viên chia sẻ

GS.TS. Viên cho biết, thực tế chúng tôi đã trồng ở Tây Nguyên một số loại cây ăn quả cho thu nhập cao gấp nhiều lần so với cà phê, cao su và hồ tiêu. Thời gian tới, chúng tôi sẽ tiếp tục xây dựng thêm 7 thương hiệu cho các loại nông sản bằng “sản phẩm thật, chất lượng thật, an toàn” gồm bơ, sầu riêng, mãng cầu, xoài, cam, quýt, chuối. Khi đã có 7 thương hiệu thì tự nhiên có thị trường; trước đó cần có nghiên cứu chu đáo về tồ chức thị trường nội địa và thị trường hướng đến xuất khẩu. Vấn đề này, Công ty Thực phẩm xuất khẩu Đồng Giao đã có nhiều kinh nghiệm. Nghiên cứu và chuyển giao, nhà nước chỉ nên hỗ trợ các nghiên cứu chuyên sâu, nghiên cứu cơ bản, mang tính nền tảng, giải quyết những vấn đề cốt lõi về kinh tế - xã hội - thị trường - kỹ thuật và công nghệ; các nghiên cứu ứng dụng, nghiên cứu chuyển giao kiểu khuyến nông nên được xã hội hóa; và các nghiên cứu cơ bản hay nghiên cứu xã hội học này đều cần phải tổ chức theo chuỗi ngành hàng nông sản và tuân theo quy luật thị trường.

Quan điểm và cách tiếp cận tái cơ cấu NNTN trên đây có đặc điểm là các mô hình đã được khẳng định cho Tây Nguyên và do người Tây Nguyên làm, tuân thủ nguyên tắc “tăng giá trị, giảm đầu vào”; do doanh nghiệp đầu tư, dẫn dắt, tổ chức và bao tiêu sản phẩm của nông dân, với sự vào cuộc của các nhà khoa học; sự hỗ trợ tài chính của nhà nước không nhiều.

Một số loại cây ăn quả cho ở Tây Nguyên thu nhập cao gấp nhiều lần so với cà phê, cao su và hồ tiêu

Theo GS.TS. Viên, để tái cơ cấu NNTN thành công, trong thời gian từ nay đến năm 2020 và tầm nhìn đến 2030, cần triển khai đồng bộ một số giải pháp cơ bản như thực hiện tốt quy hoạch sản xuất theo thị trường và theo ngành hàng nông sản. Triển khai đồng bộ các giải pháp quản lý, trước hết là tổ chức nông dân và tổ chức thị trường, để kiên trì thực hiện quy hoạch phát triển, hướng tới hộ nông dân có doanh thu đạt bình quân 180 - 190 triệu đồng/ha/năm, ngày càng nhiều mô hình đạt trên 1 tỷ/ha/năm. Tăng diện tích sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao lên 10-20%, làm thận trọng, chắc chắn theo hướng xã hội hóa, trong đó có ít nhất 30% diện tích được sản xuất theo các tiêu chuẩn an toàn và bền vững; giảm diện tích có giá trị sản xuất dưới 50 triệu đồng/ha/năm xuống dưới 20%; tăng độ che phủ của rừng lên 55%.

Triển khai triệt để chính sách thu hút các doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn theo Nghị định số 210/2013/NĐ-CP ngày 19/12/2013 của Chính phủ; tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức và cá nhân trong việc hình thành các doanh nghiệp tư nhân, công ty TNHH, các công ty cổ phần nông nghiệp trong vùng nông thôn, các HTX hay tổ hợp tác trong sản xuất nông nghiệp. Xác định một số đối tượng vật nuôi, cây trồng mới có lợi thế cạnh tranh của Tây Nguyên như cây ăn quả, cây dược liệu, cây đặc sản, bò sữa, bò thịt, ong, thủy sản để tập trung đầu tư nâng cao năng suất, chất lượng gắn với tổ chức sản xuất, tổ chức thị trường, xúc tiến thương mại mở rộng thị trường nội tiêu và xuất khẩu...

Quốc Hùng

 

 

KTNT
Ý kiến bạn đọc
  • “Quả ngọt” từ dòng vốn chính sách

    “Quả ngọt” từ dòng vốn chính sách

    Thời gian qua, từ các chương trình tín dụng ưu đãi, hàng nghìn hộ nghèo trên địa bàn tỉnh Phú Thọ được tiếp cận vốn để phát triển kinh tế, vươn lên thoát nghèo.

  • Vốn chính sách “kích cầu” hình thành bản du lịch

    Vốn chính sách “kích cầu” hình thành bản du lịch

    Thời gian qua, NHCSXH huyện Quỳ Châu (Nghệ An) đã đồng hành thực hiện các mục tiêu mà nghị quyết phát triển kinh tế - xã hội địa phương đề ra.

  • Khát vọng Xuân nơi vùng cao A Lưới

    Khát vọng Xuân nơi vùng cao A Lưới

    A Lưới - một trong 74 huyện nghèo của cả nước, một trong những nút thắt lớn nhất của Thừa Thiên - Huế trên chặng đường đưa tỉnh trở thành thành phố trực thuộc Trung ương vào năm 2025, đang chuyển mình mạnh mẽ.

  • Sản phẩm OCOP Đắk Lắk từ ao làng vươn ra biển lớn

    Sản phẩm OCOP Đắk Lắk từ ao làng vươn ra biển lớn

    Sau gần 6 năm thực hiện chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP), những sản phẩm đặc trưng mang tính vùng miền của tỉnh Đắk Lắk đã dần xây dựng được thương hiệu và có chỗ đứng trên thị trường. Hành trình đưa nông sản địa phương từ “ao làng” vươn ra “biển lớn” vẫn đang được tỉnh Đắk Lắk tích cực thực hiện.

  • Xây dựng nông thôn mới, sức mạnh tiềm thức của người dân xứ Thanh

    Xây dựng nông thôn mới, sức mạnh tiềm thức của người dân xứ Thanh

    Nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới đã ăn sâu vào tiềm thức của người dân tỉnh Thanh Hóa, sự đồng lòng hiến đất, đóng góp từ sức người, tài sản đã lan tỏa khắp từ thành thị đến các xã, huyện miền núi và những con em xa quê hương.

  • Sắp diễn ra Hội chợ OCOP Quảng Ninh - Hè 2024

    Sắp diễn ra Hội chợ OCOP Quảng Ninh - Hè 2024

    Từ ngày 26/4 đến ngày 1/5, tại Cung Quy hoạch, Hội chợ và Triển lãm tỉnh Quảng Ninh sẽ diễn ra Hội chợ OCOP Quảng Ninh - Hè 2024.

Top