Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Chủ nhật, ngày 24 tháng 11 năm 2024  
Thứ năm, ngày 16 tháng 9 năm 2021 | 10:13

Nông nghiệp Thừa Thiên - Huế hướng đến phát triển bền vững

Giai đoạn 2021 - 2025, tỉnh Thừa Thiên - Huế sẽ tiếp tục đẩy mạnh cơ cấu lại ngành nông nghiệp theo hướng phát triển bền vững.

Đó là chia sẻ của Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Thừa Thiên - Huế Nguyễn Đình Đức trong buổi trao đổi với phóng viên Kinh tế nông thôn.

 

a1.jpg
Ông Nguyễn Đình Đức.

 

Thưa ông, trước tiên, ông có thể đánh giá vài nét về sự phát triển nông nghiệp của tỉnh nhà trong thời gian từ 2016-2020?

Sau gần 10 năm thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) xây dựng nông thôn mới (NTM) và 5 năm thực hiện Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp, nhờ sự chỉ đạo sâu sát của Trung ương, của tỉnh, sự vào cuộc quyết liệt của cả hệ thống chính trị các cấp và nỗ lực của người dân, các chương trình này đã đạt một số thành tựu nổi bật.

Trong đó, sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp trên địa bàn có những bước phát triển khá toàn diện; bộ mặt nông thôn ngày càng khởi sắc; đời sống của người dân được nâng cao, tình hình an ninh trật tự được củng cố và giữ vững.

Nhiều chỉ tiêu quan trọng đã đạt và vượt mục tiêu đề ra đến năm 2020, như: sản lượng lương thực có hạt đạt 32,6 vạn tấn (chỉ tiêu 31 - 32 vạn tấn); diện tích lúa đạt 54.125 ha (kế hoạch đến 2020: 52.000 ha). Diện tích trồng rừng hàng năm đạt 6.200 ha (mục tiêu đề ra 4.000 - 4.500 ha), độ che phủ rừng ổn định 57,38% (chỉ tiêu 57 - 58%). Sản lượng thủy sản đạt 57.000 tấn, tăng 5% so với năm 2015.

Nhận thức của các cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương và nhân dân về xây dựng NTM đã có những chuyển biến khá sâu sắc và rõ nét; đã huy động hệ thống chính trị các cấp tham gia Chương trình xây dựng NTM...

Đến nay, toàn tỉnh đã có 61/97 xã hoàn thành 19/19 tiêu chí, đạt 62,9%; số tiêu chí bình quân đạt 17,24 tiêu chí/xã. Hai đơn vị cấp huyện là thị xã Hương Thủy hoàn thành nhiệm vụ xây dựng NTM năm 2019 và huyện Quảng Điền đạt chuẩn NTM năm 2020 (đang trình Trung ương thẩm định công nhận).

Thu nhập bình quân đầu người khu vực nông thôn toàn tỉnh năm 2020 đạt 33,5 triệu đồng (gấp 2,66 lần năm 2010). Kết quả tổng điều tra hộ nghèo theo chuẩn mới cuối năm 2020, khu vực nông thôn toàn tỉnh có 8.386 hộ nghèo (tỷ lệ 4,85%), giảm 5,44% so với năm 2016.

 

a2.jpg
Hiện nay, nông dân tỉnh Thừa Thiên - Huế vẫn chủ yếu sản xuất riêng lẻ, quy mô nhỏ, chưa hình thành vùng sản xuất tập trung.

 Thưa ông, định hướng phát triển của ngành nông nghiệp tỉnh nhà trong giai đoạn 2021 - 2025 chú trọng những vấn đề gì?

Thừa Thiên - Huế là địa phương có nhiều tiềm năng, thế mạnh phát triển nông nghiệp: có gần 70.000 ha đất sản xuất nông nghiệp, 335.000ha rừng, đầm phá Tam Giang - Cầu Hai rộng 22.000 ha, diện tích nuôi thủy sản 7.400 ha, 129km bờ biển,... Đủ khả năng phát triển nông - lâm nghiệp - thủy sản - khai thác biển toàn diện, đa dạng. Trên cơ sở đó, trong giai đoạn tới, địa phương sẽ tiếp tục đẩy mạnh cơ cấu lại ngành nông nghiệp theo hướng phát triển bền vững, sản xuất hàng hóa, nâng cao năng suất, chất lượng; bảo vệ môi trường sinh thái; nâng cao thu nhập cho người dân ở khu vực nông thôn; đảm bảo an ninh lương thực và quốc phòng, an ninh.

 

Sở Nông nghiệp và PTNT đã tham mưu UBND tỉnh Thừa Thiên - Huế xây dựng kế hoạch hợp tác với Học viện Nông nghiệp Việt Nam, Đại học Nông lâm - Đại học Huế để xây dựng các chương trình, đề án phát triển ngành nông nghiệp cho giai đoạn 2021 - 2025 trên các lĩnh vực trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản, lâm nghiệp để khai thác hiệu quả tiềm năng, lợi thế và đặc thù riêng có của tỉnh.

 

Quy hoạch lại vùng sản xuất, vùng nguyên liệu theo hướng phát triển mạnh nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp sạch, nông nghiệp tuần hoàn… thích ứng với biến đổi khí hậu; tăng cường sản xuất liên kết theo chuỗi giá trị, gắn với thị trường tiêu thụ. Triển khai có hiệu quả Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP).

Thu hút doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp và nông thôn; đẩy mạnh các hình thức hợp tác, liên kết phát triển các mô hình du lịch sinh thái, du lịch làng nghề... để phát triển kinh tế nông thôn theo hướng bền vững.

Để đạt được định hướng trên, ngành Nông nghiệp tỉnh sẽ triển khai những giải pháp nào, thưa ông?

Về tổng thể, chúng tôi xác định 9 giải pháp cơ bản sau:

Thứ nhất, triển khai thực hiện có hiệu quả các chương trình, chính sách của Trung ương và địa phương về phát triển nông nghiệp, nông thôn. Thực hiện hiệu quả Nghị quyết số 20/2020/NQ-HĐND ngày 23/12/2020 của Hội đồng nhân dân tỉnh.

Thứ hai, đổi mới, hoàn thiện cơ chế chính sách, huy động nguồn lực. Rà soát, kiến nghị bổ sung các chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn phù hợp với điều kiện thực tiễn.

Thứ ba, nâng cao trình độ nghiên cứu, chuyển giao và ứng dụng khoa học công nghệ. Có cơ chế, chính sách đẩy mạnh xã hội hóa công tác nghiên cứu khoa học công nghệ, chuyển giao tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất, kinh doanh nông nghiệp.

Thứ tư, đổi mới, nâng cao hiệu quả hoạt động của các hình thức tổ chức sản xuất, năng lực và vai trò của các tổ chức hợp tác của nông dân trong việc tổ chức sản xuất theo chuỗi từ cung ứng dịch vụ đầu vào, bảo quản, chế biến nông sản và tiếp cận thị trường.

Thứ năm, đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng nông nghiệp, nông thôn và hạ tầng thương mại ở nông thôn ngày càng hiện đại.

Thứ sáu, thúc đẩy phát triển cơ giới hóa nông nghiệp và công nghiệp chế biến nông sản; phát triển công nghiệp hỗ trợ và dịch vụ logistic. Đẩy mạnh áp dụng cơ giới hóa đồng bộ ở tất cả các khâu sản xuất, bảo quản, chế biến nông sản, phù hợp với điều kiện từng vùng, từng loại cây trồng, vật nuôi.

Thứ bảy, triển khai đồng bộ và quyết liệt các giải pháp về quản lý chất lượng, an toàn thực phẩm, đảm bảo tuân thủ các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, quy chuẩn khu vực và quốc tế.

Thứ tám, đổi mới, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của ngành. Tiếp tục thực hiện chương trình đào tạo nghề cho lao động nông nghiệp, nông thôn và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý.

Thứ chín, tăng cường năng lực hội nhập quốc tế; khai thác tốt tiềm năng thị trường từ các hiệp định thương mại tự do và các cam kết quốc tế đã ký kết.

 

a5.jpg
 Thời gian tới, ngành nông nghiệp tỉnh Thừa Thiên - Huế sẽ tiếp tục đẩy mạnh cơ cấu lại ngành nông nghiệp theo hướng phát triển bền vững.

 Nhiều báo cáo cho rằng, ngành Nông nghiệp tỉnh Thừa Thiên - Huế còn manh mún, nhỏ lẻ, ông có thể chia sẻ thêm về vấn đề này?

Hiện nay, vấn đề này vẫn còn tồn tại và để giải quyết, giải pháp căn bản là phải tổ chức lại sản xuất nông nghiệp theo hướng hàng hóa tập trung, hình thành các vùng chuyên canh, các cánh đồng mẫu lớn kết hợp đẩy mạnh liên kết theo chuỗi giá trị; củng cố và phát triển tổ chức hợp tác xã để làm hạt nhân trong các khâu liên kết.

Cần phải hình thành tổ, nhóm, doanh nghiệp, hợp tác xã để sản xuất có quy mô hợp lý, dưới sự điều hành của tổ, nhóm, doanh nghiệp, hợp tác xã nhằm sản xuất sản phẩm đồng nhất về chất lượng, mẫu mã; sản phẩm cung ứng ra thị trường phải có khả năng cạnh tranh cao về chất lượng, giá cả, có số lượng đáp ứng nhu cầu của nhà phân phối… Tổ, nhóm, doanh nghiệp, hợp tác xã sẽ đại diện nông dân để ký hợp đồng hợp tác, liên kết với các tổ chức cung ứng đầu vào, tiêu thụ sản phẩm cho nông dân.

Trân trọng cảm ơn ông! Chúc ông sức khỏe, chúc ngành Nông nghiệp và PTNT Thừa Thiên - Huế sớm đạt mục tiêu đề ra.

 

 

Văn Nghĩa (thực hiện)
Ý kiến bạn đọc
  • Thắp sáng niềm tin cho những cảnh đời lầm lỡ

    Thắp sáng niềm tin cho những cảnh đời lầm lỡ

    Sau lầm lỡ, nhiều người mãn hạn tù trở về cuộc sống thường nhật trong nỗi ngổn ngang về tương lai. Ở vùng cao Bắc Hà (Lào Cai), nhờ nguồn vốn tín dụng chính sách từ Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH), không ít người sau lầm lỡ có điểm tựa để làm lại từ đầu, từng bước xây dựng kinh tế gia đình và tái hòa nhập cộng đồng.

  • Tăng cường trao đổi hợp tác trong lĩnh vực phát triển tín dụng chính sách giữa Việt Nam và Cuba

    Tăng cường trao đổi hợp tác trong lĩnh vực phát triển tín dụng chính sách giữa Việt Nam và Cuba

    Hai bên thống nhất sẽ cùng nghiên cứu, tăng cường trao đổi hợp tác trong lĩnh vực phát triển tín dụng chính sách, góp phần vào sự phát triển của quan hệ đoàn kết, hữu nghị giữa ngành ngân hàng nói riêng và hợp tác truyền thống giữa Việt Nam và Cuba nói chung.

  • Hiệu quả từ chương trình giáo dục số cho các nhóm yếu thế

    Hiệu quả từ chương trình giáo dục số cho các nhóm yếu thế

    Chương trình giáo dục số đã nhận được sự hưởng ứng tích cực từ cán bộ cơ sở và khách hàng của NHCSXH. Hầu hết đều đánh giá chương trình thiết thực, dễ tiếp cận và phù hợp với nhu cầu của đại đa số khách hàng, góp phần tích cực cho việc thực hiện chủ chương thúc đẩy chuyển đổi số và kinh tế số của địa phương.

  • Phát triển kinh tế hợp tác gắn với chuỗi giá trị

    Phát triển kinh tế hợp tác gắn với chuỗi giá trị

    Từ những cây trồng áp dụng quy trình VietGAP mang hiệu quả kinh tế cao, người dân Thừa Thiên - Huế đã tích cực tham gia hợp tác xã (HTX) để sản xuất theo chuỗi giá trị.

  • Năm 2023 – 2024, Hải Phòng huy động 45.000 tỷ xây dựng NTM kiểu mẫu

    Năm 2023 – 2024, Hải Phòng huy động 45.000 tỷ xây dựng NTM kiểu mẫu

    Ngày 22/11, Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam TP. Hải Phòng giám sát chương trình xây dựng nông thôn mới (NTM) kiểu mẫu tại Văn phòng Điều phối nông thôn mới.

  • HTX nông nghiệp ở Quảng Ngãi “Ăn nên làm ra”

    HTX nông nghiệp ở Quảng Ngãi “Ăn nên làm ra”

    Không chỉ từ khi Luật Hợp tác xã năm 2023 chính thức có hiệu lực (01/7/2024), mà trước đó, nhiều hợp tác xã (HTX) trên địa bàn Quảng Ngãi đã chủ động mở rộng các dịch vụ phục vụ và phát triển sản xuất kinh doanh (SXKD) gắn với chuỗi giá trị sản phẩm. Nhờ đó, vai trò của HTX nông nghiệp (NN) đối với kinh tế hộ ngày càng rõ hơn, nhất là khi SX gặp khó khăn: hạn hán, lũ lụt, dịch bệnh,…

Top