Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên - Huế vừa có văn bản gửi các cơ quan, đơn vị trên địa bàn về việc phát động phong trào "Mai vàng trước ngõ" hướng đến việc đưa Thừa Hiên Huế trở thành "xứ sở mai vàng" của Việt Nam.
Theo đó, ngày 4/3, Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên - Huế đã có văn bản số 1757/UBND-GD về việc phát động phong trào "Mai vàng trước ngõ" góp phần cho Huế bốn mùa hoa. Văn bản được gửi đến cơ quan Trung ương đóng trên địa bàn tỉnh; các sở, ban, ngành, đoàn thể cấp tỉnh; UBND các huyện, thị xã, thành phố Huế.
Qua văn bản, Chủ tịch UBND tỉnh phát động phong trào "Mai vàng trước ngõ", vận động các hộ gia đình, cơ quan, doanh nghiệp đóng trên địa bàn tỉnh (có điều kiện) trồng mai vàng trước ngõ, trong sân vườn; trong đó các cơ quan nhà nước, trường học, bệnh viện, doanh nghiệp phải tiên phong làm trước, mỗi đơn vị trồng ít nhất 2 cây với mục tiêu đưa Thừa Hiên Huế trở thành xứ sở mai vàng của Việt Nam, tạo điểm nhấn về cảnh quan sinh thái nhân văn truyền thống của vùng đất Cố đô.
Chủ tịch UBND tỉnh đề nghị UBND các huyện, thị xã, thành phố Huế tổ chức phát động và trồng mai vàng trên địa bàn; Quy hoạch trồng các vườn mai vàng, đường mai vàng của địa phương tạo điểm nhấn không gian cảnh quan xanh - sạch - sáng; Tổ chức các vườn mai giống để cung ứng cho thị trường.
Đồng thời, giao UBND thành phố Huế: Nghiên cứu phát triển rừng mai vàng ở khu vực núi Ngự Bình sau khi giải tỏa khu vực nghĩa địa và phát triển các đường mai vàng tại khu vực trung tâm đô thị; Tiếp tục đầu tư phát triển vườn mai vàng trước Đại Nội và công viên trên đường Lê Duẩn theo quy hoạch; Chỉ đạo Trung tâm Công viên Cây xanh Huế có kế hoạch nghiên cứu nhân giống hoàng mai Huế tại các vườn mai do Trung tâm quản lý; Tổ chức Lễ hội mai vàng hàng năm vào dịp Tết Nguyên đán nhằm tạo sân chơi, giới thiệu, quảng bá thương hiệu "Hoàng mai Huế".
UBND huyện Phong Điền có phương án phát triển nghề trồng mai vàng (mai cảnh, mai tòa), hình thành vùng mai vàng tại khu vực xã Điền Hòa. Và, giao việc xây dựng đề án phát triển thương hiệu "Hoàng mai Huế" và đề tài nghiên cứu khoa học về khai thác và phát triển nguồn gen giống hoàng mai Huế được giao cho Sở Khoa học và Công nghệ.
“Khôi phục việc trồng mai vàng là một việc làm lâu dài, là trách nhiệm của từng gia đình, cơ quan, đơn vị. "Mai vàng trước ngõ" là giải pháp góp phần quan trọng xây dựng Huế - Thành phố bốn mùa hoa, thành phố hoàng mai; Chủ tịch yêu cầu các đơn vị, địa phương quan tâm, có phương án và kế hoạch triển khai thực hiện”, Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên - Huế đề nghị.
Mai vàng là loại hoa nổi tiếng của Việt Nam. Đối với Thừa Thiên - Huế, mai vàng có nguồn gen bản địa đặc hữu thường được gọi là hoàng mai Huế, được trồng từ lâu đời ở cung đình, phủ đệ, dinh thự, sân đình, cửa chùa, sân nhà người dân... tạo nên vẻ đẹp sang trọng, trở thành một biểu tượng sắc Xuân của thiên nhiên và con người Huế, gắn liền với đời sống thường nhật của Huế.
Sau lầm lỡ, nhiều người mãn hạn tù trở về cuộc sống thường nhật trong nỗi ngổn ngang về tương lai. Ở vùng cao Bắc Hà (Lào Cai), nhờ nguồn vốn tín dụng chính sách từ Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH), không ít người sau lầm lỡ có điểm tựa để làm lại từ đầu, từng bước xây dựng kinh tế gia đình và tái hòa nhập cộng đồng.
Chương trình giáo dục số đã nhận được sự hưởng ứng tích cực từ cán bộ cơ sở và khách hàng của NHCSXH. Hầu hết đều đánh giá chương trình thiết thực, dễ tiếp cận và phù hợp với nhu cầu của đại đa số khách hàng, góp phần tích cực cho việc thực hiện chủ chương thúc đẩy chuyển đổi số và kinh tế số của địa phương.
Không chỉ từ khi Luật Hợp tác xã năm 2023 chính thức có hiệu lực (01/7/2024), mà trước đó, nhiều hợp tác xã (HTX) trên địa bàn Quảng Ngãi đã chủ động mở rộng các dịch vụ phục vụ và phát triển sản xuất kinh doanh (SXKD) gắn với chuỗi giá trị sản phẩm. Nhờ đó, vai trò của HTX nông nghiệp (NN) đối với kinh tế hộ ngày càng rõ hơn, nhất là khi SX gặp khó khăn: hạn hán, lũ lụt, dịch bệnh,…